Trên bình diện khu vực

Một phần của tài liệu Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 42 - 50)

Muốn chuyển tớ

2.2.2.Trên bình diện khu vực

Châu Á (trừ Trung Đông)

Từ những năm 1960, hiện tượng di cư ở châu Á diễn ra khá nhộn nhịp và đến nay châu Á được coi là khu vực mà hiện tượng di cư diễn ra với số lượng lớn nhất và mật độ dày nhất thế giới. Xu thế này được tiếp nối trong giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh chủ yếu bởi những tác động từ các hoạt động kinh tế.

Về tình hình xuất cư. Dòng di cư từ châu Á được tổ chức một cách chuyên nghiệp hơn, đối với cả loại hình di cư tập thể và cá thể, với những chính sách khuyến khích di cư lao động của các chính phủ. Di cư lao động là một cách để các chính phủ giảm áp lực dân số và việc làm. Những nước có nhiều người di cư là những nước có dân số rất lớn, với Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Pakistan, Thái Lan, Băng-la-đét chiếm gần một nửa dân số thế giới. Nổi bật trong số này là Trung Quốc với chính sách hướng sang châu Phi. Hiện nay, một số nước châu Phi như Mô-dăm-bíc, Dam-bi-a… đang trên đường trở thành “sân nhà” của Trung Quốc khi cường quốc đang trỗi dậy này đã mua một diện tích lớn đất canh tác nông nghiệp cùng kế hoạch đưa khoảng 100 triệu người (gồm cả công nhân và nhà nghiên cứu) sang châu Phi.[14, tr. 19] Nhiều người châu Á di cư cả bên trong lẫn ra bên ngoài châu lục nhằm mục đích tìm kiếm việc làm, nhiều người tìm đến những nền giáo dục phát triển… Bên cạnh đó, nhiều quốc gia và khu vực vốn đã nhận nhiều người nhập cư châu Á như châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông vẫn đang tiếp tục nhận thêm dòng chảy những người di cư châu Á. Các khu vực ngoài khu vực châu Á như Bắc Mỹ, châu Âu và Australia cũng đón nhận một số lượng khổng lồ người lao động di cư từ các nước châu Á. Rất nhiều phụ nữ Phi-lip-pin làm việc với tư cách là người giúp việc ở Canada, những công nhân công nghệ thông tin của Ấn Độ làm việc ở Mỹ… Do người di cư châu Á thường giữ được quan hệ thân thuộc với kiều bào nên Châu Á chính là nguồn lớn nhất của những người di cư vì mục đích đoàn tụ gia đình và kinh tế tới rất nhiều nước trên thế giới.

Về tình hình nhập cư. Chủ yếu người nhập cư vào các nước châu Á đến từ một quốc gia nằm trong khu vực. Số lượng người di cư tìm đến khu vực Đông Á cũng

tăng lên đáng kể. Ngày nay, nhiều người di cư châu Á tìm kiếm những công việc ở gần nước mình. Trong những năm gần đây, người lao động từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan… hướng nhiều tới cơ hội làm việc tại các nước láng giềng hơn trước kia. Từ năm 2001 đến nay đã có 850 nghìn người In-đô-nê-xi-a làm việc ở các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong khi chỉ có khoảng hơn 500 nghìn người chọn những công việc ở Trung Đông.[32, pg. 106] Ấn Độ cũng đưa một số lượng lớn người đi làm việc ở Đông và Đông Nam Á, với Đài Loan, Singapore và Hồng-kông là những điểm chính. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã ước tính có ít nhất 710 nghìn người lao động ngoại quốc ở nước này, tăng 6% so với năm trước và chiếm khoảng hơn 1% lực lượng lao động nước này. Sự gia tăng số người lao động nước ngoài ở Nhật Bản vẫn diễn ra do sự già cỗi của dân số Nhật Bản và tỉ lệ không cao phụ nữ Nhật Bản tham gia vào lực lượng lao động. Người lao động nước ngoài ở Nhật Bản chủ yếu đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc (chiếm 21,4% và 35,6% số người nước ngoài ở Nhật Bản).[32, pg. 107] Hàn Quốc từng đối mặt với sự thiếu hụt lực lượng lao động trong những năm 1980 nên nước này đã nới lỏng luật nhập cư và đơn giản hoá thủ tục cho người lao động để thu hút hàng trăm nghìn người lao động đến từ khắp châu Á. Đài Loan thì thu hút số lượng lớn công nhân ngoại quốc làm việc trong các ngành như xây dựng, chế tạo, y tế sức khoẻ và việc gia đình. Malaysia là nước nhận khá nhiều công nhân lao động từ các nước láng giềng ở Đông Nam Á.

Nhìn chung, châu Á là nơi hiện tượng di cư diễn ra nhộn nhịp với những luồng di cư cả ở bên trong và ra bên ngoài châu lục. Xu thế di cư lao động vì mục đích kinh tế có xu thế nổi trội hơn những dòng di cư khác. Điều này vừa phản ánh sức nóng của sự phát triển kinh tế ở các khu vực Đông, Tây và Đông Nam Á, vừa thể hiện sự nổi bật của những chính sách xuất khẩu lao động vì phát triển mà các nước châu Á đang thực thi.

Trung Đông

Các nước Trung Đông được coi là trung tâm dầu mỏ của thế giới. Nền kinh tế các nước Trung Đông trước nay chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu dầu mỏ

và chính dầu mỏ đã giúp một khu vực vốn phải chịu điều kiện tự nhiên khắc nghiệt trở trành giàu có.

Tuy nhiên, đứng trước tình hình nguồn dầu mỏ không phải là bất tận, nhiều nước Trung Đông đã và đã thực hiện quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hướng sang phát triển các ngành dịch vụ. Do dân số ít, giá trị văn hóa Hồi giáo khắt khe đối với phụ nữ nên nền kinh tế các nước Trung Đông lâm vào tình trạng thiếu hụt nhân sự. Vì thế, số lượng người di cư khỏi Trung Đông không đáng kể, có chăng chỉ là những người lao động đã kết thúc quá trình làm việc và quay trở về nước nguồn. Cũng chính vì lý do này mà các nước Trung Đông phụ thuộc rất nhiều vào những lao động nhập cư nước ngoài và thu hút rất nhiều người lao động nhập cư từ các khu vực khác, đặc biệt là từ các nước ở phía Đông. Trong khi đó, dù gần gũi về mặt địa lý nhưng hoạt động di cư nội vùng giữa các nước Trung Đông không nổi bật.

Sau vụ khủng hoảng dầu mỏ 1973, những nước Trung Đông nhiều dầu mỏ thực sự trở thành điểm đến mà người di cư đặc biệt ưa thích, những làn sóng lao động nước ngoài không ngừng tăng lên và tỉ lệ lao động nhập cư trong dân số các nước vùng Vịnh cao nhất thế giới. Người lao động nhập cư vào các nước Trung Đông từ nhiều nguồn khác nhau, từ những nước giàu có đến các nền kinh tế đang phát triển. Những làn sóng di cư lao động đi kèm với sự xuất hiện của các doanh nghiệp từ các nước Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á đến Trung Đông gây ấn tượng mạnh mẽ. Người di cư từ phía Đông coi các nước xuất khẩu dầu mỏ là “thiên đường” mang lại cho họ tiền bạc khi mức lương tối thiểu cũng cao hơn nhiều lần thu nhập của họ ở nước nhà dù đôi khi, giấc mơ thiên đường đó chỉ là ảo tưởng. Bất chấp thực tế sinh hoạt và làm việc rất khó khăn, nguồn nhân lực từ phía Đông thường đứng đầu trong tỉ lệ người lao động nhập cư vào các nước Ả–rập. Ở Ả–rập Xê–út, 55% lao động nước ngoài là người châu Á, ở Các tiểu vương quốc Ả–rập thống nhất và Oman là 85% hoặc ở Bahrain là 80%.[13, tr. 22]

Trong số 6 nước thuộc Tổ chức hợp tác vùng Vịnh, 60% lực lượng lao động là người nước ngoài, cụ thể: ở Qatar là 90%, ở Các tiểu vương quốc Ả–rập thống nhất là 88,8%, ở Kuwait là 80,4%, ở Oman là 70% và ở Ả–rập Xê–út là 40%.[13, tr. 19-

20] Tuy Ả–rập Xê–út có tỉ lệ người lao động nhập cư thấp nhất nhưng lại là nước tiếp nhận nhiều nhất nếu xét về số lượng khi nước này nằm trong top 10 nước có số người nhập cư cao nhất (xem bảng 2.2). Thực tế, những con số thống kê trên chỉ mang tính chất tương đối vì không thể đếm xuể những người lao động nhập cư trái phép đang làm việc ở các nước này, chỉ có thể ước tính lên đến hàng triệu người. Dù vậy, tỉ lệ lao động nhập cư với những con số khủng khiếp trên cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của các nước vùng Vịnh vào nguồn nhân lực ngoại quốc. Lực lượng lao động nước ngoài đang hiện diện trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn, ở mọi mức độ tay nghề chừng nào tình trạng thiếu nhân công trong nước còn trầm trọng.

Tuy phụ thuộc vào nguồn lao động nhập cư nhưng trên thực tế, các nước Trung Đông chỉ tạo điều kiện cho người lao động điều kiện làm việc và định cư tạm thời. Nói cách khác, người lao động nhập cư vào vùng Vịnh chỉ là người lao động– khách trọ. Điều này được thể hiện qua giới hạn cư trú cho người nhập cư trong khoảng từ 3 đến 6 năm và không được gia hạn, họ không được mang theo gia đình – trừ người có công việc tốt và thu nhập lớn. Cơ hội nhập quốc tịch của người lao động nước ngoài vào vùng Vịnh là rất nhỏ, thậm chí gần như không thể khi ước tính chỉ có 1% số người nước ngoài được nhập tịch vào các nước thuộc Tổ chức hợp tác vùng Vịnh và con số này bao gồm cả những gia đình đã ở đó nhiều thế hệ.

Châu Âu

Tình hình di cư ở châu Âu có một số điểm nổi bật như tỉ lệ người châu Âu di cư ra ngoài phạm vi châu lục rất thấp; châu Âu vốn nổi tiếng là khu vực có truyền thống di cư nhưng hiện nay, nhiều nước châu Âu đã và đang trở thành những nước nhập cư, chính vì thế, tỉ lệ người nhập cư trong dân số ngày càng tăng lên; và hiện tượng di cư trong phạm vi châu Âu đang có dấu hiệu chậm lại.

Châu Âu đã đón nhận một số lượng lớn và ngày càng tăng người nhập cư. Theo thống kê của OECD, trong những năm đầu thế kỷ XXI, 15 nước thành viên ban đầu của EU tiếp nhận hơn 20 triệu người nhập cư.[32, pg. 139] Con số này bao gồm cả những người nước ngoài và con người nhập cư được sinh ra trên các nước EU. Trong giai đoạn 1990–2005, số lượng người nhập cư vào các nước châu Âu

như Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai-len… tăng thêm 6,4 triệu người và đạt con số 9,6 triệu.[43, pg. 38] Sự gia tăng này không chỉ phản ánh mức độ nhập cư nhiều lên mà còn thể hiện rằng số người nhập cư có đăng ký đã tăng lên rõ rệt. Ở Tây Âu, người nhập cư đến nhiều từ các nước Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Âu. Như đã nói ở trên, hầu hết các nước châu Âu đều không có “truyền thống” nhập cư.3 Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý… nhìn chung là những nước có truyền thống di cư nhưng hiện nay đã trở thành những nước nhập cư. Làn sóng di cư người Tây Ban Nha từ thế kỷ XVI chủ yếu hướng sang châu Mỹ nhưng dần quay trở lại Tây Âu. Từ năm 1960 đến 1979 đã có gần 2 triệu người gốc Tây Ban Nha nhập cư vào các nước EU,[62] tỉ lệ người nhập cư sống ở Tây Ban Nha năm 1991 là 1,1 % và lên đến 2,5% trong năm 2005 (xem bảng 2.2). Xu hướng này cũng bao trùm lên người di cư gốc Ý. Tỉ lệ này vẫn đang tăng lên ở hầu hết những nước OECD. Từ năm 1998 đến 2003, tỉ lệ người lao động nhập cư ở những nước như Luxembourg, Ai– len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý là tăng nhiều nhất. Vì người nhập cư hợp pháp được phép sống ở châu Âu trong thời gian dài hoặc vĩnh viễn, tỉ lệ người lao động nhập cư trong lực lượng lao động là tương đối đáng kể.

Việc mở rộng EU và Hiệp ước Schengen tạo ra những điều kiện mới cho hiện tượng di cư trong lòng châu Âu phát triển.4

Tuy nhiên, những cuộc khảo sát gần đây của EU cho thấy chỉ có khoảng 1% số dân ở các nước thành viên mới của EU có ý định di chuyển sang các nước ở phía Tây. Vì vậy, với những nước thành viên mới này, hiện tượng di cư có lẽ sẽ không diễn ra ồ ạt do phần lớn các nước này cũng

3

Chỉ có Pháp là một ngoại lệ, với khoảng 1,5 triệu người nhập cư trong thế kỷ XIX. Trong thời gian đó ở Pháp có 19 tờ báo tiếng Ả rập và hàng chục những tờ báo viết bằng tiếng Thổ, tiếng Nga hay Armenia… Trong khoảng giữa 2 cuộc Chiến tranh thế giới, thậm chí có thời điểm số người di cư đến Pháp còn cao hơn số người đến Mỹ.

4

Bắt đầu từ 21/12/2007, khu vực biên giới tự do của Liên minh Châu Âu (theo Hiệp ước Schengen) chính thức mở rộng thêm 9 nước mới, hầu hết nằm ở Đông Âu, đưa tổng số thành viên Schengen lên con số 24.Lãnh đạo nhiều nước châu Âu hoan nghênh động thái này vì nó cho phép hàng trăm triệu người có thể đi từ Vòng Bắc Cực ở Na Uy đến tận Bồ Đào Nha mà không phải trình hộ chiếu, giúp thúc đẩy thương mại và du lịch giữa các nước thành viên.

đang trong tình trạng lão hoá dân số và giảm tỉ lệ sinh. Thêm nữa, tốc độ phát triển kinh tế sau khi gia nhập EU có thể không chỉ khiến sức ép của hiện tượng di cư ở những nước này giảm xuống mà thậm chí còn có thể biến họ thành những nước nhập cư. Các nước thành viên mới có thể tiếp cận những nguồn vốn và quỹ của EU để xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án kinh tế, điều đó sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động. Nhiều công việc trong số đó có thể sẽ không được người lao động ở một số nước như Ba Lan, Hungaria hay Slovakia đón nhận hào hứng nhưng sẽ được những người lao động di cư từ Ukraina, Bulgaria hay Ru-ma-ni đón nhận.

Tuy châu Âu là khu vực có diện tích nhỏ và nền kinh tế chung của châu Âu không còn giữ được tốc độ phát triển đều đặn ở mức cao nhưng lại là khu vực đón nhận nhiều người di cư đến nhất trong gần 20 năm qua. Điều đó phần nào thể hiện sự già cỗi của dân số và sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong thị trường lao động. Trong thời gian tới, tốc độ phát triển dân số và kinh tế của các nước phát triển ở châu Âu có thể sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn nữa vào những người nhập cư từ các khu vực khác trên thế giới. Hiện nay di cư vẫn đang tồn tại như một chủ đề nóng trong các cuộc tranh luận khắp châu Âu, mà trong đó trọng tâm là người di cư vì mục đích kinh tế, người nhập cư bất hợp pháp và sự hoà nhập của người nhập cư. Những vấn đề về kinh tế xã hội do sự lão hoá và suy giảm dân số trên toàn châu Âu đã góp thêm phần cho những cuộc tranh luận về người nhập cư.

Châu Mỹ

Tình hình di cư ở châu Mỹ chứng kiến 2 xu thế trái ngược: khu vực Bắc Mỹ tiếp tục là nơi chủ yếu nhận người di cư (như truyền thống), trong khi đó các nước thuộc khu vực Mỹ La–tinh và Ca–ri–bê vốn có truyền thống về nhập cư nay trở thành nguồn chính của người di cư.

Về tình hình xuất cư. Từ những ngày đầu tiên của thời kỳ thuộc địa cho đến những năm 1970, khu vực Mỹ La-tinh và Ca–ri–bê thu hút người nhập cư từ khắp các nơi trên thế giới. Ngày nay, xu hướng này gần như đảo ngược. Trong khoảng thời gian từ 1995 trở lại đây, khu vực Mỹ-La tinh được coi là một trong những khu vực có tỉ lệ người di cư cao nhất thế giới. Những điểm đến chủ yếu của dòng di cư

này ngoài khu vực Bắc Mỹ là châu Âu, Nhật Bản… Số người di cư từ Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê đến châu Âu tăng liên tục trong 15 năm qua.[33, pg. 427] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngay từ những năm đầu thế kỷ này, có khoảng hơn 20 triệu người di cư quốc tế xuất phát từ khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê. Khu vực Ca-ri-bê bao gồm 24 quốc

Một phần của tài liệu Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 42 - 50)