Nguyên tắc chung trong hợp tác văn hóa Việt Nam-ASEAN

Một phần của tài liệu Hợp tác văn hóa Việt Nam - ASEAN từ 1995 đến nay (Trang 36)

Văn hoá luôn đóng vai trò rất quan trọng trong quan hệ quốc tế của mỗi nước cũng như trong đời sống quốc tế đương đại nói chung, nhất là trong xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá hiện nay. Trong quá trình hợp tác, có những nguyên tắc chung để mọi hoạt động quan hệ văn hóa Việt Nam-ASEAN diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả, như: Nguyên tắc thống nhất trong đa dang; tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau...

2.1, Thống nhất trong đa dạng

Mỗi quốc gia trên cơ sở phát huy bản sắc văn hoá riêng và học hỏi, tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hoá khác để phấn đấu hợp tác tạo dựng những nét văn hoá chung, thống nhất của cả khu vực. ASEAN hiện có 11 nước thành viên: Bruney, Campuchia, Đông Timo, Indonesia, Lào,

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

Malaysia, Miến Điện, Philippin, Thái Lan, Singapore và Việt Nam. Ngoài những đặc trưng văn hóa chung của văn hóa bản địa Đông Nam Á, tự thân mỗi nước lại có bản sắc văn hóa riêng. Trong điều kiện này, các quốc gia ASEAN luôn coi trọng nguyên tắc đầu tiên trong hợp tác văn hóa là thống nhất trong đa dạng.

Trong lĩnh vực văn hoá, nguyên tắc này được áp dụng phổ biến tích cực, rõ nét nhất. Có nhiều đặc trưng văn hóa Đông Nam Á đã được phân tích kỹ ở chương 1, tuy nhiên đánh giá cụ thể thì tương đồng lớn nhất giữa các quốc gia ASEAN là dựa trên cơ sở nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Chứng cớ rõ nhất của cơ sở này là trống đồng thuộc hệ Đông Sơn được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia trong khu vực. Cho tới nay, đa số cư dân Đông Nam Á đều dùng lúa làm lương thực chính. Về kiến trúc, ngôi nhà sàn là hình ảnh đặc trưng cho kiến trúc truyền thống trong các làng quê. Ngay trong khảo cổ học cũng xuất hiện thuật ngữ truyền thống Sa Huỳnh - Kalamay để chỉ sự gần gũi đặc biệt giữa những đồ gốm Sa Huỳnh (Việt Nam) với những đồ gốm Kalamay của Philippines...

Bên cạnh đó, sự khác biệt trong văn hoá các nước khu vực Đông Nam Á cũng rất nhiều. Sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ là những khác biệt cơ bản. Vấn đề đa sắc tộc là điều dễ hiểu nhất vì khu vực này gồm cả lục địa và hải đảo mà dân cư được hình thành trên cơ sở các tộc người bản địa và người từ các khu vực và các quốc gia khác di cư tới. Trong từng nước cũng như cả khu vực đều có nhiều tôn giáo khác nhau: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo... Ngay trong Phật giáo cũng có sự khác nhau: Nam tông và Bắc tông. Cũng là công trình thờ Phật nhưng chùa chiển ở Việt Nam, Lào, Thái Lan khác với ở Campuchia, Miến Điện; Bayon không giống với Borobudur hay chùa Pagan. Tuy cùng là công trình Ấn Độ giáo nhưng Angkor Wat (Campuchia) không giống với đền Mỹ Sơn (Việt Nam)... Những nét tương đồng và khác biệt là đặc thù rất quan trọng của lĩnh vực văn hoá trong quan hệ quốc tế so với các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, quân sự...

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

2.2, Tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ

Trong quan hệ quốc tế, dù trên lĩnh vực văn hoá nhưng nguyên tắc này dường như là bất di, bất dịch. Đây là nguyên tắc thường được nêu ra trong các hoạt động mang tính ngoại giao phòng ngừa. Nêu nguyên tắc này để tránh gây ảnh hưởng tới chủ quyền dân quốc gia, cũng như động đến lòng tự trọng dân tộc. Trong thực tế lịch sử và hiện tại đã từng có nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu xuất phát từ mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo. Có những quốc gia muốn truyền bá, thậm chí áp đặt mô hình văn hoá, lối sống của nước mình cho các nước, dân tộc khác với suy nghĩ giúp đỡ hoặc khai phá văn minh. Do đó, nguyên tắc này được nêu phổ biến và được đưa ra đầu tiên trong quan hệ quốc tế nói chung. Ở phạm vi hợp tác văn hóa, nguyên tắc này cũng phải đảm bảo và không thể thiếu.

Ngoài ra, nguyên tắc đồng thuận (consensus) của ASEAN cũng có ý nghĩa quan trọng trong các mối quan hệ dù chỉ trong lĩnh vực văn hoá. Với nguyên tắc này, mọi quyết định, nghị quyết, đề án của ASEAN phải được các thành viên nhất trí thông qua thì mới có hiệu lực thi hành.

Trong quan hệ quốc tế, mỗi khi gặp tình thế khó khăn, phức tạp; các nhà ngoại giao thường bắt đầu từ các cuộc trao đổi, tiếp xúc, giao lưu văn hoá hay thể thao để tháo gỡ ách tắc hoặc khai thông một mối quan hệ nào đó. Do đó, mới có ngoại giao bóng bàn, ngoại giao tắm hơi... Những hoạt động ngoại giao hóa đời thường nhằm giúp tiếp cận với nhiều vấn đề to tát, cứng nhắc một cách thuận lợi. Thông thường, để giúp khởi động lại mối quan hệ bị nguội lạnh, cách làm phổ biến vẫn là thông qua các hoạt động văn hoá, như: Cử các đoàn nghệ thuật biểu diễn giao lưu hay đoàn vận động viên đi thi đấu giao hữu. Mục đích của những hoạt động văn hóa này là, giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, làm cầu nối để các chủ thể quốc gia xích lại gần nhau hơn hoặc vượt qua sự ngăn cách, trở ngại nào đó.

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

Một phần của tài liệu Hợp tác văn hóa Việt Nam - ASEAN từ 1995 đến nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)