Quá trình phát triển hợp tác văn hóa ASEAN

Một phần của tài liệu Hợp tác văn hóa Việt Nam - ASEAN từ 1995 đến nay (Trang 39)

3.1, Lịch sử phát triển và hợp tác văn hóa-thông tin ASEAN

Hợp tác văn hoá - thông tin ASEAN có vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy tiến trình hợp tác ASEAN hướng tới mục tiêu của cả khu vực như đã được ghi nhận trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II. Để có được cái nhìn về các hướng phát triển cũng như các mối liên kết và mô hình hợp tác văn hoá - thông tin ASEAN trong những năm đầu thế kỷ 21, trước hết cần đánh giá hiện trạng hợp tác văn hoá - thông tin khu vực.

Một trong những mục tiêu chính của ASEAN đã được những người đứng đầu các nước ASEAN cam kết trong Tuyên bố thành lập ASEAN ngày 8/8/1967 là, đẩy mạnh hợp tác văn hoá giữa các nước thành viên nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình đoàn kết và hữu nghị giữa nhân dân các nước trong Hiệp hội. Tháng 12/1969 tại Cameroon, ASEAN đã ký kết Hiệp định về tăng cường công tác truyền thông đại chúng và đẩy mạnh hợp tác văn hoá. Đây là hiệp định đầu tiên của ASEAN về hợp tác văn hoá - thông tin khu vực. Hiệp định này cũng xác định cụ thể những lĩnh vực hợp tác văn hoá - thông tin khu vực, như điện ảnh, tổ chức liên hoan phim, tuần phim khu vực, các liên hoan nghệ thuật, triển lãm, trưng bày; trao đổi nghệ sỹ; hợp tác sản xuất phim; phối hợp nghiên cứu văn hoá; trao đổi các học giả, nhà báo... Hiệp định này cũng đề cập đến khả năng thành lập các tổ chức văn hoá - thông tin của ASEAN. Hợp tác chuyên ngành nói chung và hợp tác văn hoá - thông tin nói riêng luôn là mối quan tâm của những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước ASEAN. Ngay từ năm 1976, tại Bali (Indonesia), Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất đã ra Tuyên bố ASEAN Hoà hợp. Trong đó nhấn mạnh đến việc tăng cường hợp tác văn hoá nhằm thể hiện và xây dựng một bản sắc văn hoá; tăng cường nghiên cứu về Đông Nam Á và tăng cường trao đổi giao lưu văn hoá - thông tin khu vực.

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

Tuy nhiên, hợp tác văn hoá - thông tin khu vực trong giai đoạn đầu (trước năm 1978) vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân chính là, ASEAN chưa có bộ máy riêng về hợp tác văn hoá - thông tin khu vực và quan trọng hơn là nguồn kinh phí cho các hoạt động này chưa nhiều. Chỉ tới khi Chính phủ Nhật Bản viện trợ cho ASEAN 20 triệu USD để dành cho lĩnh vực hợp tác văn hoá - thông tin khu vực, ASEAN đã thành lập Quỹ Văn hoá ASEAN (ACF) và Ủy ban Văn hoá - Thông tin ASEAN (ASEAN - COCI).

Quỹ văn hoá ASEAN:

Năm 1978, Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ cho ASEAN một khoản tiền khoảng 20 triệu USD dành cho lĩnh vực hợp tác văn hoá ASEAN. Số tiền này được gửi vào hai ngân hàng ở Singapore và Malaysia để thu lãi. Hàng năm, 80% tiền lãi được sử dụng cho các dự án hợp tác văn hoá - thông tin khu vực, 20% còn lại được gửi trở tiếp cùng tiền gốc trong ngân hàng. Cho đến nay, tổng số tiền gốc của ACF đã vào khoảng 40 triệu USD. Số tiền được chi cho các dự án hợp tác văn hoá - thông tin ASEAN hàng năm dao động khoảng 1 triệu 600 ngàn đến 2 triệu USD. Những năm có những hoạt động đặc biệt, ví dụ như kỷ niệm 30 năm thành lập ASEAN, ngân sách dành cho các hoạt động hợp tác có thể cao hơn [7, tr. 4]. Nếu 80% tiền lãi hàng năm không đủ, Ủy ban Văn hoá Thông tin có thể đề nghị trích từ Quỹ dự phòng. Hiện nay, ACF được sử dụng theo 2 hướng: Các dự án do SOMCA với 3 nhóm công tác đề xuất xuống theo khuyến nghị của AMCA ; và, các dự án do COCI thông qua như thông lệ. Malaysia đã đề xuất là sẽ phác thảo một cơ chế tổ chức mới phù hợp hơn trong khuôn khổ hợp tác về văn hoá thông tin của ASEAN để thông qua Ban Thư ký ASEAN và SOMCA cho ý kiến, sau đó sẽ tham khảo ý kiến của (Hội nghị Quan chức cấp cao về Thông tin- SOMRI nhằm thống nhất cơ chế tổ chức này,cũng như đảm bảo việc sử dụng Quỹ Văn hoá ASEAN một cách hiệu quả hơn.

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

Ủy ban Văn hoá - Thông tin ASEAN

Cho đến nay, việc hợp tác văn hoá - thông tin ASEAN được thông qua Ủy ban Văn hoá - Thông tin ASEAN với những chức năng sau đây:

- Xây dựng và thông qua các chương trình, dự án hợp tác trên lĩnh vực văn hoá - thông tin.

- Theo dõi, điều phối và đánh giá các dự án đã được ASEAN - COCI thông qua.

- Nghiên cứu, đề xuất các chương trình hợp tác với các nước đối thoại. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ nêu trên, ASEAN-COCI đề ra những mục tiêu của sự hợp tác khu vực:

- Hợp tác văn hoá - thông tin ASEAN nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực.

- Hợp tác văn hoá - thông tin ASEAN góp phần xây dựng một nền tảng ASEAN hoà bình và thịnh vượng.

- Xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về ASEAN trong và ngoài khu vực. Trước năm 2000, cơ cấu tổ chức bộ máy ASEAN - COCI được chia thành 4 nhóm công tác, gồm:

1. Nhóm công tác về Văn học và Nghiên cứu ASEAN 2. Nhóm công tác về Nghệ thuật Nghe nhìn và Biểu diễn

3. Nhóm công tác về Phát thanh, Truyền hình và Điện ảnh/Video 4. Nhóm công tác về In ấn/Xuất bản, Báo chí và Thông tin đại chúng

Bốn nhóm công tác này có chức năng chủ yếu là đề xuất, xây dựng các dự án. Sau khi được ASEAN -COCI thông qua, các nhóm công tác chịu trách nhiệm điều phối, triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các dự án. Mỗi năm, bốn nhóm công tác họp một lần, tiếp đến, ASEAN -COCI sẽ họp để tổng hợp, xem xét và thông qua các dự án hợp tác và trình lên Ban Thư ký ASEAN xem xét, thông qua.

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

Từ năm 2000 đến nay, ASEAN - COCI đã tổ chức lại từ bốn nhóm công tác thành hai Tiểu ban trực thuộc là Tiểu ban Văn hoá ASEAN (SCC) và Tiểu ban Thông tin ASEAN (SCI). Mỗi năm, hai tiểu ban họp một lần để xem xét, xây dựng và thông qua các dự án hợp tác của từng lĩnh vực, sau đó vài tháng, ASEAN-COCI họp toàn thể để xem xét, rà soát, cân đối và thông qua các dự án của cả hai tiểu ban và trình lên Ủy ban Thường trực ASEAN xem xét, thông qua để thực hiện.

BỘ MÁY ASEAN - COCI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

Các cuộc họp cấp Bộ trưởng Văn hóa-Thông tin ASEAN

Trong lĩnh vực Thông tin, đến nay, ASEAN đã tổ chức được gần 10 cuộc họp định kỳ (2 năm một lần) Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Thông tin ASEAN (AMRI) theo cơ chế quay vòng luân phiên. Từ ngày 13 đến 14/10/2003 tại Kuala Lumpur (Malaysia), lần đầu tiên ASEAN đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Văn hoá và Nghệ thuật ASEAN (AMCA). Ngay trước mỗi Hội nghị cấp Bộ trưởng là cuộc họp các Viên chức Cấp cao (SOM) nhằm chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp Bộ trưởng được tổ chức ngay sau đó. Mục đích chính của các Hội nghị AMRI và AMCA là hoạch định các chính sách, đưa ra các khuyến nghị, định hướng cho hợp tác khu vực trên từng lĩnh vực văn hoá-thông tin.

Ủy ban Văn hóa - Thông tin ASEAN -

COCI

Tiểu ban Văn hóa ASEAN (SCC)

Tiểu ban Thông tin ASEAN (SCI)

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

BỘ MÁY HỢP TÁC VĂN HOÁ - THÔNG TIN ASEAN

Cho đến nay, mô hình hợp tác văn hoá - thông tin ASEAN trên đã thể hiện tính hoàn chỉnh của cơ cấu tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, qua thực tế, vẫn tồn tại những bất ổn và cồng kềnh trong bộ máy hợp tác văn hoá - thông tin khu vực. Theo cơ chế của ASEAN hiện nay được Ban Thư ký ASEAN giải thích tại Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Văn hoá ASEAN lần thứ nhất tổ chức tại Malaysia vào tháng 10/2003, Hội nghị Viên chức Cấp cao của cả AMRI (được gọi là AMRI - SOM) và AMCA (được gọi là SOMCA) là cơ quan cấp trên của COCI. Nhưng những cán bộ của các nước thành viên ASEAN tham gia COCI thì cũng chính là các viên chức cấp cao của AMRI-SOM và

Hội nghị Bộ trƣởng phụ trách Văn hóa và Nghệ thuật (AMCA) Hội nghị viên chức cấp cao (SOM- AMCA) Hội nghị Bộ trƣởng phụ trách Thông tin ASEAN (AMRI) Hội nghị viên chức cấp cao (SOM- AMCA)

Ủy ban Văn hóa Thông tin ASEAN -

COCI

Tiểu ban Văn hóa ASEAN (SCC)

Tiểu ban Thông tin ASEAN (SCI)

Ủy ban công tác kỹ thuật AMRI (TWC)

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

SOMCA, trong khi Chủ tịch COCI Quốc gia của một số nước là cấp Thứ trưởng. COCI lại do Ban Thư ký ASEAN thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN, nghĩa là COCI trực thuộc Ban Thư ký ASEAN và có quyền xem xét, thông qua các dự án sử dụng ngân sách của ACF. Tình trạng chồng chéo về tổ chức bộ máy này đã khiến cho vai trò của AMRI, AMRI - SOM, AMCA và SOMCA chỉ là cơ quan có tính cố vấn là chính (chỉ đưa ra các khuyến nghị), còn COCI có chấp hành hay không thì vẫn chưa có chế tài thực hiện. Tuy nhiên, Vấn đề này các nước thành viên và Ban thư ký ASEAN đều hiểu rất rõ. Vấn đề lớn nhất hiện nay là, xây dựng mối liên hệ công tác giữa AMRI, SOM-AMRI, AMCA và SOMCA với COCI. Tổ chức hợp tác hiện nay vẫn đang tồn tại như mô hình trên và công tác hợp tác văn hóa - thông tin khu vực vẫn tiếp tục được triển khai.

3.2, Một số lĩnh vực hợp tác văn hoá ASEAN tới đây

Nhằm thúc đẩy hợp tác văn hoá trong những năm đầu thế kỷ 21, các Bộ trưởng phụ trách Văn hoá và Nghệ thuật ASEAN đã nhất trí đưa ra một số lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong thời gian trước mắt.

3.2.1, Hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh văn hoá

Khu vực Đông Nam Á với hơn 550 triệu người và GDP năm 2007 đạt khoảng 1.100 tỷ USD [7, tr.8], có những di sản văn hoá đặc sắc, phong phú và giàu truyền thống. Mỗi nước thành viên cần phải tự chuẩn bị đối mặt với những thách thức ngày càng lớn về tương lai của quá trình toàn cầu hoá, sự phát triển của công nghệ và sự gia tăng về nhu cầu của thế giới đối với các sản phẩm văn hoá. Việc phát triển nguồn nhân lực được coi là một tiền đề quan trọng tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững thông qua văn hoá và nghệ thuật. Do đó, các nước ASEAN coi trọng việc hợp tác trên lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho văn hoá. Các Bộ trưởng Văn hoá ASEAN đã

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

ghi nhận đề xuất của Malaysia về một số hướng hợp tác khu vực trên lĩnh vực đào tạo và giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực cho văn hoá, như sau:

- Thành lập các tổ chức liên doanh khu vực nhằm đào tạo, chuyển giao công nghệ, nâng cao kỹ năng, năng lực, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm văn hoá.

- Khuyến khích các sáng kiến đào tạo cả ở khu vực tư nhân và nhà nước. - Xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực khu vực.

- Xây dựng các dự án hợp tác về đào tạo chuyên ngành văn hoá và nghệ thuật.

3.2.2, Phát triển doanh nghiệp sản xuất sản phẩm văn hoá có quy mô vừa và nhỏ vừa và nhỏ

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, văn hoá - nghệ thuật, ngoài bản chất nhân văn vốn có nó còn có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và đang trở thành ngành công nghiệp sáng tạo đầy tiềm năng. Các sản phẩm văn hoá vốn khác với các sản phẩm được công nghiệp được sản xuất hàng loạt theo dây chuyền. Sản phẩm văn hoá là những sản phẩm mang đậm nét tính sáng tạo cá nhân, yêu cầu cao về những kỹ năng chế tác khéo léo của người sản xuất và là những sản phẩm có tính sở hữu trí tuệ, do vậy các sản nghiệp văn hoá thường có quy mô vừa và nhỏ. Trong một Hội nghị AMCA, các Bộ trưởng Văn hoá ASEAN nhất trí rằng, đã đến lúc ASEAN phải hợp tác để hoạch định các chiến lược, chính sách nhằm hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm văn hoá vừa và nhỏ. Đây là một bước đi đúng và cần thiết nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị của văn hoá, làm cho các sản phẩm văn hoá vừa có giá trị thương mại vừa mang đậm bản sắc văn hoá riêng biệt của từng địa phương, quốc gia và khu vực, đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế bền vững. Trong những năm tới, trên lĩnh vực này ASEAN dự tính sẽ hợp tác theo các hướng sau:

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

- Phát triển các sản phẩm văn hoá, trước hết bao, gồm:

1. Nghệ thuật trình diễn, thu âm, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh.

2. Sản xuất các vật liệu văn hoá và thủ công mỹ nghệ, trong đó công nghệ thời trang mang bản sắc địa phương và khu vực đang chứng tỏ tiềm năng thương mại toàn cầu.

3. Kiến trúc truyền thống cũng là một lĩnh vực có khả năng hợp tác phát triển.

4. Vật dụng, sản phẩm văn hoá dùng trang trí nội, ngoại thất; đồ gốm, sứ, đồ gỗ truyền thống.

5. Mỹ thuật và điều khắc. 6. Đồ chơi.

7. Đồ hoạ; quảng cáo; thông tin; xuất bản.

- Thành lập các trung tâm khu vực hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp văn hoá vừa và nhỏ.

3.2.3, Tăng cường, đẩy mạnh hợp tác song phương ASEAN

Có thể nhận thấy, nhờ có Quỹ Văn hoá ASEAN nên trong nhiều năm qua, các hợp tác văn hoá - thông tin ASEAN chủ yếu được thực hiện thông qua các dự án, chương trình hợp tác trong khuôn khổ Ủy ban Văn hoá - Thông tin ASEAN. Hoạt động hợp tác văn hoá - thông tin song phương có phần bị xem nhẹ. Trong những năm tới, các nước ASEAN sẽ có xu hướng tăng cường và đẩy mạnh hợp tác văn hoá - thông tin song phương bên cạnh việc tiếp tục thắt chặt các quan hệ đa phương trong khuôn khổ ASEAN. Giữa các nước thành viên ASEAN đều đã ký với nhau các Hiệp định, Chương trình hay Kế hoạch Trao đổi Văn hoá song phương. Tại Hội nghị AMCA lần thứ nhất tại Malaysia, các Bộ trưởng Văn hoá ASEAN đều cam kết trong năm tới sẽ thúc đẩy hợp tác văn hoá song phương. Xu hướng này ở Việt Nam được đánh giá là khả thi không chỉ vì đường lối và chính sách giao lưu văn hoá của Đảng và Nhà nước ta đã định hướng; và vì trong những năm tới, nhà nước sẽ bắt đầu tăng ngân sách cho ngành văn hoá.

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

3.2.4. Tăng cường liên kết, hợp tác văn hoá với các nước đối thoại của ASEAN ASEAN

Tăng cường hợp tác với các nước đối thoại là một chính sách lớn của ASEAN. Trên lĩnh vực văn hoá, hợp tác với các nước đối thoại cũng là một ưu tiên của ASEAN. Tại Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá ASEAN lần thứ nhất, lần đầu tiên đại diện ba nước đối thoại khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) đã tham dự và thảo luận với các nước ASEAN về các khả năng và lĩnh vực hợp tác văn hoá giữa ASEAN với 3 nước này. Đại diện Bộ Văn hoá Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều nhất trí sẽ xem xét khả năng hợp tác với ASEAN trong hai lĩnh vực ưu tiên là phát triển nguồn nhân lực cho văn hoá và phát triển các doanh nghiệp văn hoá vừa và nhỏ. Ngoài ra,

Một phần của tài liệu Hợp tác văn hóa Việt Nam - ASEAN từ 1995 đến nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)