3. Một số thành tựu ban đầu
3.4. Hợp tác song phương với các nước ASEAN
Bên cạnh những kết quả đạt được qua hợp tác đa phương giữa Việt Nam với ASEAN - COCI, Việt Nam còn có những hợp tác song phương với từng nước ASEAN tạo thêm tình hữu nghị, đoàn kết giữa các quốc gia ASEAN như: Hợp tác với Thái Lan; Lào; Malaysia, Singapore.
- Hợp tác với Thái Lan trên các lĩnh vực như quyền tác giả và quyền kế cận tại Hà Nội.
- Hợp tác với Lào, trao đổi các đoàn nghệ thuật ở hai nước; Hợp tác xuất bản Việt - Lào; Thực hiện dự án giúp Lào xây bảo tàng Cay Xỏn Phôm Vi Hản theo hiệp định giữa hai chính phủ.
- Hợp tác với Malaysia và Singapore: trên lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật và trưng bày.
Trong quan hệ song phương với từng nước, Việt Nam đã đánh dấu một bước tiến quan trọng cả về lượng lẫn về chất, các nước ASEAN đã hiểu và chấp nhận Việt Nam như một thành viên có uy tín và đầy tiềm năng, không còn mặc cảm e dè như trước đây, khi ta chưa gia nhập tổ chức này. Có thể thấy rằng quan hệ song phương đã thúc đẩy cho quan hệ đa phương và ngược lại.
Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng
Tóm lại, hợp tác Văn hóa và Thông tin Việt Nam - ASEAN mới được hơn 10 năm nhưng đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm để hoàn thiện hơn nữa các dự án chương trình chung tham gia trong ASEAN. Tới đây Việt Nam cần đẩy mạnh năng lực quản lý và thực thi các dự án ở Việt Nam để sự hội nhập của chúng ta ngày càng có hiệu quả tốt hơn, phát huy được sức mạnh của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu những tinh hoa thế giới (trong đó có ASEAN) để làm giàu nền văn hóa Việt Nam.
Trong những năm qua, COCI Việt Nam luôn là một trong những đơn vị hoạt động có hiệu quả nhất trong hợp tác chuyên ngành của ASEAN do có nhiều thuận lợi hơn các đơn vị khác, đặc biệt là thuận lợi trong ngân sách triển khai các dự án được đảm bảo từ quỹ văn hóa ASEAN.
COCI Việt Nam luôn nhận được sự hợp tác chặt chẽ của Ban thư ký ASEAN Việt Nam (Vụ ASEAN - Bộ ngoại giao) trong quá trình triển khai thực hiện các dự án của COCI tại Việt Nam và hợp tác với các nước đối thoại.
ASEAN - COCI Việt Nam luôn phối hợp rất chặt chẽ với các vụ có liên quan của Bộ ngoại giao, đặc biệt Vụ ASEAN và Vụ Lễ tân để tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thông tin trong khuôn khổ hợp tác ASEAN.
Việt Nam là nước luôn hoàn thành xong các dự án đúng hạn với chất lượng tốt. Các dự án của COCI triển khai tại Việt Nam không chỉ bó hẹp trong Bộ văn hóa Thông tin mà có sự tham gia của nhiều Bộ, Ngành và các Hội nghề nghiệp.
Các dự án do Việt Nam điều phối hoặc đăng cai tổ chức tại Việt Nam đều được các nước đánh giá cao về công tác chuẩn bị, nội dung, tổ chức và lòng hiếu khách.
Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng
Bên cạnh một số thành th ành tựu đạt được, trong quá trình hợp tác cụ thể vẫn còn đặt ra những thách thức trong quá trình hợp tác văn hóa- thông tin Việt Nam-ASEAN.
Nhìn chung, trình độ tiếng Anh của cán bộ làm công tác văn hóa của Việt Nam hiện vẫn còn yếu. Đây là một trở ngại trong quá trình triển khai và tham gia các dự án của ASEAN - COCI. Điều này cũng đồng thời hạn chế rất nhiều đến sự hòa nhập của Việt Nam trong các hoạt động của khu vực trên lĩnh vực văn hóa và thông tin, đặc biệt là trong quá trình góp ý đối với các dự án mới triển khai trong khuôn khổ của COCI.
Tồn tại lớn nhất của hợp tác ASEAN là tuy các dự án nhìn chung triển khai đúng hạn nhưng chưa quyết toán dự án lại rất chậm, không tuân thủ theo đúng quy định về quyết toán dự án của Ban thư ký ASEAN. Việt Nam chưa bao giờ thực hiện đúng nguyên tắc quyết toán trong vòng 60 ngày sau khi kết thúc dự án.
Tổ chức của Bộ phận điều phối ASEAN - COCI chưa hợp lý, chưa có cán bộ chuyên trách về ASEAN, cơ chế kiêm nhiệm hiện tại cũng là nguyên nhân dẫn đến một số dự án của ASEAN triển khai không đúng tiến độ hoặc hiệu quả chưa cao, bộ phận ASEAN thiếu cán bộ giỏi tiếng Anh.
Để khắc phục những tồn tại này, Việt Nam cần thay đổi một số vấn đề để đạt hiệu quả cao hơn.
Tiếp tục hoàn thiện lại tổ chức của COCI Việt Nam một cách hợp lý, đặc biệt là bộ phận thường trực tại Vụ Hợp tác Quốc tế và các Chủ tịch Tiểu ban tại Bộ Văn hóa Thông tin. Bộ phận thường trực của COCI Việt Nam tại Bộ Văn hóa-Du lịch và Thể thao cần cơ cấu lại một cách chuyên nghiệp.
Các đơn vị tham gia dự án của ASEAN - COCI cần cử đúng người, đúng việc và có đủ trình độ ngoại ngữ cần thiết để tham gia tích cực trong các cuộc họp, hội thảo... của ASEAN - COCI.
Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng
Tất cả các dự án COCI đã hoàn thành từ trước đến nay cần được quyết toán ngay và bộ phận thường trực của COCI Việt Nam cần hoàn tất các báo cáo tài chính cho Ban Thư ký ASEAN.
Các dự án của ASEAN - COCI khi triển khai tại Việt Nam phải được giao cho các tổ chức, các cơ quan, đoàn thể thích hợp thực hiện. Các cá nhân khi trực tiếp tham gia dự án phải do các đơn vị này chỉ định và giới thiệu với ASEAN - COCI bằng văn bản.
Các đơn vị thực hiện dự án cần chủ động xây dựng dự trù kinh phí khi triển khai dự án tại đơn vị mình để trình COCI xem xét và đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí. 30 ngày sau khi kết thúc dự án, các đơn vị phải gửi toàn bộ quyết toán tài chính với đầy đủ chứng từ hợp lệ về cho bộ phận thường trực của COCI xem xét để chuyển cho Bộ Tài chính duyệt quyết toán. 60 ngày sau khi kết thúc dự án COCI Việt Nam phải gửi báo cáo quyết toán cho Ban Thư ký ASEAN tại Jakarta theo quy định.
Hơn 10 năm, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN và đã tham gia một cách tích cực và chủ động vào các hoạt động chung của ASEAN. Hợp tác văn hóa khu vực không chỉ là sự gia tăng đột biến số lượt các đoàn ra - vào để giao lưu, trao đổi trong khu vực, mà ở kết quả và tác động của các hoạt động giao lưu ấy mang lại cho từng nước thành viên.
Việt Nam và các nước ASEAN đều là các quốc gia nằm trong cùng một khu vực, có sự gần gũi về địa lý, có những nét tương đồng về văn hóa, phong tục, tập quán, lối sống sinh hoạt... tất cả những yếu tố trên là những tác nhân tích cực cho việc hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và ASEAN.
ASEAN có hơn 3000 văn hóa bản địa, mỗi một dân tộc lại có một nền văn hóa riêng biệt, độc đáo, nhưng nét bao trùm lên văn hóa ASEAN mà ta dễ nhận thấy là văn hóa bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Chính từ những nét tương đồng này mà Việt Nam dễ hòa nhập vào lĩnh vực hợp tác văn hóa với các nước ASEAN. Tuy nhiên, khi nói đến văn hóa của một dân
Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng
tộc là nói đến bản sắc, cốt cách riêng thể hiện những yếu tố cấu thành văn hóa dân tộc đó. Vì thế, bên cạnh những điểm tương đồng, ta có những nét văn hóa độc đáo riêng mà khi hòa nhập vào văn hóa ASEAN ta không bị hòa tan.
Với tư cách là một kênh hoạt động đối ngoại quan trọng, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và ASEAN đã làm tốt nhiệm vụ chính trị, ngoại giao, làm cho nhân dân các nước láng giềng hiểu biết ta, có cảm tình và quý trọng nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, mặt khác nhân dân Việt Nam có điều kiện học hỏi những di sản văn hóa có giá trị của các nước ASEAN, nâng cao sự hiểu biết dân trí. Thông qua giao lưu văn hóa ta cũng giới thiệu được nền văn hóa đậm đà tính dân tộc phong phú, đa dạng của Việt Nam đồng thời giới thiệu được sự nghiệp đổi mới của đất nước ta bằng các hoạt động giao lưu văn hóa, thông tin với các nước trong khu vực.
Hợp tác văn hóa - thông tin còn là tác nhân tích cực góp phần phát triển kinh tế đặc biệt ở các lĩnh vực đầu tư và du lịch. Việt Nam hợp tác văn hóa với ASEAN là phương tiện hữu hiệu nhất giúp cho các nước thành viên và Việt Nam hiểu nhau. Đây là môi trường thuận lợi cho việc phát triển hợp tác về an ninh, kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN.
Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng
KẾT LUẬN
Uy tín của ASEAN trên thế giới ngày càng được nâng cao. Sự nỗ lực vươn lên của ASEAN được thấy rõ qua từng giai đoạn. Gần đây, việc CHDCND Triều Tiên trong khuôn khổ của Diễn đàn an ninh khu vực lần thứ 15 (ARF-15) tại Singapore (ngày 24/7/2008) đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á chứng tỏ vai trò ngoại giao phòng ngừa của ASEAN có tầm ảnh hưởng vượt khỏi khu vực Đông Nam Á. Ngày 15/12, Hiến chương ASEAN có hiệu lực đánh dấu bước phát triển mới trong việc pháp lý hóa hiệp hội, tiến tới hình thành Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột. Việt Nam là nước đề xuất hình thành Cộng đồng Văn hóa Xã hội (một trong ba trụ cột). Việt Nam là thành viên góp phần định hướng ASEAN hướng tới hình thành Cộng đồng ASEAN năm 2015. Đánh giá quá trình hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và ASEAN từ những ngày mới gia nhập đến nay cho thấy: Việt Nam đề cao sự hội nhập về văn hóa với ASEAN để hướng tới Cộng đồng ASEAN với cùng nhận thức chung trong tương lai. Điều này thể hiện qua việc Việt Nam ưu tiên và tham gia tích cực, đầy đủ vào các hoạt động hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và ASEAN hơn 10 năm từ khi gia nhập đến nay.
Hợp tác văn hóa song phương giữa Việt Nam với các nước ASEAN mới như Lào, Campuchia ở thời kỳ đầu có hiệu quả hơn so với các thành viên cũ. Bằng chứng là nhiều chương trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với Lào, Campuchia thường xuyên diễn ra ở phạm vi lớn và đạt nhiều hiệu quả cao. Cùng với thời gian và sự hỗ trợ của ACF, các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao (đặc biệt là các kỳ SEA GAME) hoặc trao đổi cán bộ diễn ra định kỳ giữa Việt Nam và các thành viên ASEAN khác. Tháng 8/2007, Thủ tướng Việt Nam đã có chuyến thăm 5 nước ASEAN (Indonesia, Philipines, Singapore, Myanmar và Bruney). Đáng lưu ý trong chuyến đi này là hàng loạt
Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng
Bản ghi nhớ về hợp tác văn hóa với những nước này đã được ký kết. Điều này chứng tỏ, Việt Nam đang giành thế chủ động trong hợp tác văn hóa với với các nước thành viên ASEAN cũ (Indonesia, Philipines, Singapore và Bruney). Từ sự chủ động đề xuất hình thành ACC cho đến việc ký các Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa và sự tích cực trong quá trình hợp tác văn hóa với các nước ASEAN gần đây đã thể hiện quan điểm của Việt Nam tương đồng với quan điểm chung của ASEAN với tư cách một tổng thể (ASEAN luôn mong muốn hình thành một nhận thức chung khu vực). Muốn thực hiện được điều này chỉ còn cách tìm kiếm sự đồng cảm giữa các thành viên qua các quan hệ văn hóa. Giá trị văn hóa vốn tiềm tàng nhưng có sức gắn kết mạnh mẽ một khi đã tìm được mẫu số chung.
Có một điều cần nhấn mạnh là việc hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và ASEAN mang nhiều ý nghĩa quan trọng tới việc mở rộng quan hệ trong khu vực và trên thế giới. Văn hóa Việt Nam thuộc cơ tầng văn hóa Đông Á nên cũng có điểm tương đồng với văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…; do yếu tố lịch sử nên văn hóa Việt Nam cũng ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây (tiêu biểu là Pháp); và, văn hóa Việt Nam thuộc cơ tầng văn hóa Đông Nam Á. Như vậy, với đặc trưng văn hóa này, Việt Nam có đầy đủ cơ sở để kết nối ASEAN với phương Đông và phương Tây.
Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và ASEAN thời gian qua cũng có một số vấn đề đặt ra. Nếu theo thống kê thì số lượng các hoạt động có thể lớn nhưng hiệu quả chưa tương xứng. Đa số, các hoạt động còn nhỏ lẻ và chủ yếu được biết đến qua các cuộc giao lưu văn nghệ, triển lãm nghệ thuật… Nói chung các hoạt động mang tính bề nổi. Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động hợp tác văn hóa vẫn chưa có tính hệ thống. Những báo cáo hàng năm của ASEAN- COCI của Việt Nam mới chỉ mang tính liệt
Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng
kê các sự kiện hợp tác văn hóa song phương và đa phương với ASEAN, chưa có sự đánh giá và định hướng rõ ràng và đề ra kế hoạnh hoạt động ngắn hạn hay dài hạn trong tương lai. Điều này dường như chưa tương xứng với ý chí hành động của lãnh đạo nhà nước trong việc góp phần đẩy mạnh hình thành bản sắc chung ASEAN. Bên cạnh đó, mặt bằng trình độ ngoại ngữ của các cán bộ thực hiện công tác trao đổi văn hóa nhìn chung vẫn còn hạn chế so với các nước khác trong khu vực. Đây thực sự là một trở ngại để xúc tiến sự hợp tác văn hóa nói riêng và hợp tác ở nhiều lĩnh vực khác với ASEAN.
Trước thực tiễn này, tác giả xin đề xuất một số biện pháp cụ thể triển khai trong thời gian tới:
- Đánh giá một cách có hệ thống những hoạt động hợp tác văn hóa để rút kinh nghiệm với những hoạt động sau này. ASEAN- COCI của Việt Nam cần được đầu tư để có hoạt động có hiệu quả hơn, chứ không nặng về hành chính như hiện nay vì trực thuộc Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Có như vậy, cơ quan chức năng mới có đủ dữ liệu để tham mưu tốt cho lãnh đạo nhà nước nhằm phục vụ những chính sách hợp tác mang lại hiệu quả chung cho ASEAN và riêng cho Việt Nam.
- Hiện tuy đã có website và kênh truyền hình về ASEAN nhưng sự thông tin mờ nhạt và ít phổ cập với người dân Việt Nam. Với truyền hình Việt Nam, các thông tin về văn hóa các nước ASEAN xuất hiện với tần suất chưa nhiều. Hiện nay, Việt Nam đã có vệ tinh riêng sẽ rất thuận lợi cho việc thực hiện một kênh thông tin chuyên phản ánh riêng các hoạt động mang tính đời sống của người dân các nước ASEAN. Đương nhiên, sự hấp dẫn của kênh truyền hình sẽ thu hút người dân theo dõi và qua đây, văn hóa được truyền tải sâu rộng nhất.
Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng
- Có thể tổ chức định kỳ những tour bằng đường bộ kiểu như cuộc hành trình di sản qua các quốc gia thành viên ASEAN cho những đối tượng là thanh niên đại diện các nước trong khu vực Đông Nam Á. Mục đích của cuộc hành trình di sản này là tìm kiếm sự tương đồng trong đa dạng văn hóa nhằm nâng cao nhận thức về bản sắc ASEAN cho thế hệ kế cận. Điều này không khó thực hiện vì hầu như các nước ASEAN đã miễn thị thực và ký hiệp định đường bộ chung xuyên ASEAN…(Năm 2008, Việt Nam đã đề xuất dự án tổ chức Hội nghị về Luật di sản các nước ASEAN vào năm 2009. Đây là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách và luật pháp các nước ASEAN trao đổi kinh nghiệm và nghiên cứu khả năng hợp tác trong lĩnh vực này. Dự án do