Hợp tác văn hóa-thông tin Việt Nam-ASEAN

Một phần của tài liệu Hợp tác văn hóa Việt Nam - ASEAN từ 1995 đến nay (Trang 60)

Văn hoá đóng vai trò quan trọng trong việc đề cao hình ảnh của ASEAN. Không thể xây dựng một cộng đồng ASEAN trong tương lai mà không gắn với việc giữ gìn và làm phong phú hơn những đặc trưng của văn hoá các dân tộc ASEAN, của con người ASEAN. Văn hoá giúp tạo dựng tinh thần ASEAN, từ đây dần hình thành nếp nghĩ và hành động của mỗi người dân trong từng quốc gia có tính khu vực hơn. Dấu ấn quê hương trong mỗi cá nhân được tạo ra trong môi trường văn hoá thấm đẫm bao bọc xung quanh từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành. Bằng sự trao đổi thường xuyên những nét đặc sắc của từng nền văn hoá, cụ thể là sự trao đổi hợp tác văn hoá thông tin Việt Nam-ASEAN, thế hệ trẻ của Đông Nam Á không những có điều kiện được mở rộng hiểu biết, mà dần dần tạo dựng được ý thức là một thành viên của cộng đồng ASEAN.

Hợp tác văn hoá song phương và đa phương giữa Việt Nam và ASEAN thực sự sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết, giúp đỡ nhau cho sự hợp tác giữa các nước đạt hiểu quả cao hơn. Đặc biệt là hợp tác trong bối cảnh mới của khu vực và thế giới ngày nay.

Gia nhập ASEAN từ năm 1995, đến nay sau hơn 10 năm, Việt Nam đã tham gia một cách tích cực và chủ động vào các hoạt động chung của ASEAN. Tính từ năm 1995 đến nay, trong khuôn khổ hợp tác văn hoá thông tin khu vực, Uỷ ban văn hoá thông tin ASEAN Việt Nam đã tham gia vào hơn 100 dự án văn hoá thông tin, bao gồm bốn nhóm lĩnh vực: Văn học và nghiên cứu ASEAN; nghệ thuật biểu diễn và mỹ thuật; phát thanh truyền hình và điện ảnh; xuất bản và truyền thông báo chí. Các hoạt động chung đều nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, giới thiệu nền văn hoá của nhau không chỉ trong khu vực mà cả bên ngoài thế giới, thúc đẩy tình hữu nghị, phát huy bản sắc của mỗi dân tộc; đồng thời tiếp thu, học tập các giá trị văn

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

hoá của nhau. Vì thế, hợp tác vì một nền văn hoá ASEAN đậm đà bản sắc, đa dạng trong thống nhất là một mục tiêu cao cả mà chính phủ và nhân dân các nước ASEAN đã và đang tiến hành. Để hiện thực hoá tầm nhìn ASEAN 2020, Hội nghị cấp cao ASEAN tổ chức tại Hà Nội tháng 12/1998, các nước thành viên ASEAN đã thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội với các chương trình, mục tiêu hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có văn hoá-thông tin.

Thời gian vừa qua, Uỷ ban văn hoá-thông tin ASEAN đã triển khai được một số hoạt động hợp tác rất có ý nghĩa và hiệu qủa. Trên lĩnh vực văn hoá, tháng 7/2000 ở Băng Cốc, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cùng các ngoại trưởng ASEAN ký bản tuyên bố ASEAN về di sản văn hoá. Đây là một văn kiện quan trọng và có ý nghĩa trong viêc tăng cường nhận thức về ASEAN, tăng cường sự hợp tác khu vực để bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá các nước ASEAN. Lĩnh vực thông tin, Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thông tin các nước ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội vào tháng 10/2000 đã nhất trí thông qua và ký kết Biên bản ghi nhớ và kế hoạch truyền thông ASEAN. Những văn bản khu vực có tính pháp lý cao này đã định ra khung hoạt động chung nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN trên lĩnh vực văn hoá thông tin. Trên cơ sở các văn bản hợp tác đó, Việt Nam đã xác định được những hoạt động cụ thể, những dự án cụ thể để hiện thực hoá những gì mà các nước ASEAN đã cam kết. Mục tiêu của sự hợp tác văn hoá-thông tin giữa các nước ASEAN là góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường tình hữu nghị, giới thiệu những bản sắc và diện mạo văn hoá quốc gia của các nước ASEAN trong và ngoài khu vực. Cũng nhằm mục đích đó mà sáng kiến tổ chức Tuần văn hoá ASEAN do thủ tướng Phan Văn Khải đề xuất đã được các nguyên thủ ASEAN ghi nhận và đã được triển khai từ năm 2004.

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

Tháng 8 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Phạm Quang Nghị dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa Nghệ thuật các nước ASEAN, tổ chức tại Thái Lan. Bên cạnh hội nghị này, AMCA+3 cũng sẽ được tổ chức nhằm tăng cường mối quan hệ về văn hóa giữa các nước ASEAN với ba đối tác khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Ðây là lần thứ hai Hội nghị Bộ trưởng phụ trách văn hóa và nghệ thuật của ASEAN được tổ chức nhằm bổ sung xu hướng hợp tác và hội nhập quốc tế trên nhiều phương diện, trong đó có lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Những chủ đề chính được thảo luận và nhất trí tại hội nghị lần này gồm: Hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, kể cả đối với doanh nghiệp văn hóa vừa và nhỏ; hợp tác trong lĩnh vực xây dựng chính sách văn hóa vì sự phát triển, trong đó chú trọng tới yêu cầu bảo tồn, phát huy di sản văn hóa; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cộng đồng, chống chuyển giao bất hợp pháp quyền sở hữu các tài sản văn hóa; phấn đấu hiện thực hóa ước muốn chung về một cộng đồng ASEAN với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia, thống nhất trong tính đa dạng của văn hóa khu vực. Tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Quang Nghị khẳng định sự nhất trí của Việt Nam về những vấn đề và nội dung hợp tác văn hóa - nghệ thuật trong nội khối ASEAN cũng như ASEAN+3 nhằm phục vụ lợi ích của tất cả các quốc gia thành viên, đồng thời phù hợp với xu hướng hợp tác và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Nhân dịp này, Liên hoan Nghệ thuật Múa rối ASEAN lần thứ hai với chủ đề "Nghệ thuật rối: Di sản văn hóa chung" cũng đã diễn ra. Ðoàn múa rối nước của Việt Nam biểu diễn rất thành công và được bạn bè các nước ASEAN hoan nghênh.

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

Tháng 8 năm 2007, trong chuyến viếng thăm Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Arroyo đã chứng kiến các lễ ký Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Philippines giai đoạn 2007 đến 2010, nghị định thư về hợp tác văn hóa giai đoạn 2007-2008 giữa Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Việt Nam với Ủy ban Văn hóa nghệ thuật quốc gia Philippines... Chuyến thăm này nằm trong khuôn khổ thăm năm nước ASEAN (Indonesia, Philipines, Singapore, Myanmar và Bruney) của Thủ tướng Việt Nam. Sự kiện này đã góp phần nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong khu vực, tạo thuận lợi cho việc triển khai quan hệ hợp tác với từng nước và cả khối ASEAN nói chung. Đồng thời, góp phần quan trọng vào việc xác định, mở rộng và tăng cường hợp tác các lĩnh vực trọng điểm giữa Việt Nam với từng nước.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Thông tin Văn hóa Lào đã thỏa thuận sẽ đẩy mạnh quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các ngành, các đơn vị trong mỗi bộ, đồng thời tăng cường tuyên truyền quảng bá về văn hóa của hai nước. Trong cuộc hội đàm sáng 21/3/2008 tại Viêng Chăn (Lào), đoàn đại biểu Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch, do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu, và đoàn đại biểu Bộ Thông tin Văn hoá Lào do Bộ trưởng Mounkeo Oraboune dẫn đầu, cũng nhất trí rằng các hoạt động giao lưu, hợp tác văn hoá, biểu diễn nghệ thuật giữa hai nước tiếp tục được tăng cường và diễn ra sôi nổi. Hai bên đánh giá cao sự hợp tác song phương trên các lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng, giao lưu văn hoá trong khu vực, đào tạo nhân lực được triển khai đúng kế hoạch. Về chương trình hợp tác văn hóa giữa hai nước trong thời gian tới, Việt Nam và Lào thỏa thuận sẽ tăng thêm chỉ tiêu cho các sinh viên Lào sang học tại các trường thuộc Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch Việt Nam, tiếp tục duy trì trao đổi đoàn cấp trung ương cũng như địa phương, thường xuyên trao đổi thông tin với nhau. Hai Bộ cũng thỏa thuận sẽ cùng tham gia

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

vào các sự kiện văn hoá ở mỗi nước để có điều kiện quảng bá, giao lưu học hỏi lẫn nhau. Hiện nay hai bên đang tích cực chuẩn bị triển khai một số dự án do Chính phủ Việt Nam viện trợ, trong đó có dự án Trường nghệ thuật Quốc gia Lào ở thủ đô Viêng Chăn, dự án nâng cấp và sửa chữa Bảo tàng Kaysone Phomvihane.

Trong lĩnh vực hợp tác văn hoá-thông tin ASEAN, Kế hoạch hành động Hà Nội là văn bản định hướng các hoạt động hợp tác của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hợp tác văn hóa Việt Nam - ASEAN từ 1995 đến nay (Trang 60)