Sự ảnh hưởng của Nho giáo

Một phần của tài liệu Hợp tác văn hóa Việt Nam - ASEAN từ 1995 đến nay (Trang 27)

4. Ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc

4.1. Sự ảnh hưởng của Nho giáo

Nho giáo là một trường phái tư tưởng, còn gọi là Nho gia, do Khổng Tử đặt nền tảng đầu tiên. Khổng tử tên là Khâu, tự Trọng Ni (551-479 trước Công nguyên), người nước Lỗ, sống thời Xuân Thu (tỉnh Sơn Đông ngày nay). Nho giáo nhấn mạnh đến sự rèn luyện cá nhân, tu thân. Có năm thứ cần để tu dưỡng thành người (ngũ thường): Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Từ vua tới dân phải tu thân. Tu thân không phải cho mình mà để “tề gia, trị quốc, bình thiên

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

hạ”. Trong công việc, phép xử thế thì phải lấy “danh bất chính tắc ngôn bất thuận” [13, tr.23]. Như vậy, Nho giáo khuyên người ta giữ tứ đức, làm người tốt, cư xử đúng chức phận và lo toan gánh vác việc đời.

Nho giáo có một vị thế hết sức quan trọng trong đời sống xã hội Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Nho giáo như là một thành tố văn hoá góp phần làm phong phú văn hoá Trung Quốc vốn được hình thành trên nền tảng của văn hoá Hán cùng với sự giao lưu tiếp xúc văn hoá với các tộc người khác.

Thời Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam, đến năm 1070, Lý Thái Tổ lập Văn Miếu thờ Chu Công-Khổng Tử. Đây có thể xem là thời điểm Nho giáo chính thức được công nhận. Tới thế kỷ 15, do nhu cầu xây dựng đất nước thống nhất, chính quyền tập trung, xã hội trật tự, Nho giáo thay chân Phật giáo trở thành quốc giáo dưới triều Lê. Nho giáo, chủ yếu là Tống Nho, bám chắc vào cơ chế chính trị-xã hội, vào chế độ học hành khoa cử, vào tầng lớp nho sỹ, dần chiếm lĩnh đời sống tinh thần xã hội. Nhưng Nho giáo cũng chỉ được tiếp thụ ở Việt Nam từng yếu tố riêng lẻ, nhất là về chính trị-đạo đức, chứ không bê nguyên xi cả hệ thống.

Ở Việt Nam, những tư tưởng “nhà Nho” đã trở nên gần gũi từ rất lâu. Sự gần gũi này đã gắn vào tiềm thức mỗi nho sỹ ngày trước. Ngày nay, tại nhiều trường học vẫn đề cao “tiên học lễ, hậu học văn”. Điều này chứng tỏ, ngay cả trong giáo dục hiện đại của Việt Nam vẫn trọng cung cách ứng xử làm người hơn kiến thức. Muốn thành danh thì phải học có đạo đức trước. Cho tới ngày nay, trong nhiều ngôi đền hay Văn miếu, người Việt Nam vẫn cung kính thờ tự các bậc thánh hiền như Khổng Tử, Mạnh Tử...Trong cuộc sống hàng ngày, lối ứng xử của người Việt vốn trọng nghĩa và kính người già. Sự ảnh hưởng đậm nét mà kho tàng lịch sử còn lưu lại là ngôn ngữ. Trải qua nghìn năm Bắc thuộc, dưới các triều đại phong kiến, ngôn ngữ chính thống là chữ Hán. Tuy nhiên, đây cũng là thời gian tiếng Việt tỏ rõ sức sống đấu tranh

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

tự bảo tồn và phát triển. Chữ Hán được đọc theo cách của người Việt, gọi là cách đọc Hán-Việt và được Việt hoá bằng nhiều cách tạo ra nhiều từ Việt thông dụng. Tiếng Việt phát triển phong phú và sau đó hình thành hệ thống chữ viết ghi lại tiếng Việt trên cơ sở văn tự Hán vào thế kỷ 13 là chữ Nôm.

Trong nhiều tác phẩm văn học ở Việt Nam đều có các điển tích, điển cố Trung Quốc. Sự ảnh hưởng sâu sắc tới mức, có hẳn cả một dòng thơ viết theo lối Đường luật của Trung Quốc. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một điển hình của sự giao thoa văn hóa Việt-Trung. Ngôn ngữ tuy viết bằng chữ Nôm, cách trình bày theo thể lục bát đậm bản sắc Việt nhưng các điển tích, điển cố đều của Trung Quốc. Singapore ngoài sự ảnh hưởng nhỏ của văn hóa Ấn Độ, 90% dân số nước này là người Hoa. Cộng đồng người Hoa di cư tới từ Trung Quốc. Họ được xem như là một bộ phận không tách rời của các tộc người Trung Hoa di cư đến mà thành. Đây là một cộng đồng mang bản sắc văn hóa Trung Quốc “cắm rễ” tới khu vực Đông Nam Á.

Có thể kể ngay được tên của các nguyên thủ gốc Hoa, những người đã tham gia chính trường ở các nước Đông Nam Á và đóng vai trò quan trọng trong xã hội: Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu, Ngô Tác Đống và Thủ tướng Lý Hiển Long ở Singapore; Giôn Sơ Trung (Tổng thống Guyana); Aquyn (nữ Tổng thông Philippines); Wahir (Tổng thống Indonesia)...

Một phần của tài liệu Hợp tác văn hóa Việt Nam - ASEAN từ 1995 đến nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)