Những dấu mốc hợp tác văn hoá

Một phần của tài liệu Hợp tác văn hóa Việt Nam - ASEAN từ 1995 đến nay (Trang 53)

Hơn 10 năm, Việt Nam gia nhập ASEAN. Trong lĩnh vực văn hóa thông tin, thông qua kênh hợp tác đa phương, nước ta đã đạt được một số thành tựu. Việt Nam đã phối hợp với các nước trong khu vực nghiên cứu nhiều đề tài về văn hóa, quản lý văn hóa, quản lý thông tin, đặc biệt đã giới thiệu rộng rãi các nước ASEAN những diện mạo của nền văn hóa đặc sắc Việt Nam. Hoạt động này góp phần thiết thực giúp các nước thành viên ASEAN hiểu biết hơn về đất nước, con người Việt Nam và đưa văn hóa của các nước ASEAN đến với đa số người dân Việt Nam.

Có thể nói, thời gian vừa qua được đánh giá là điều kiện thuận lợi để giới thiệu văn hóa Việt Nam sâu rộng tại các nước ASEAN. Việc tổ chức thành công các hoạt động văn hóa lớn của ASEAN tại Việt Nam cũng như việc Việt Nam tham gia tích cực và có chất lượng vào các hoạt động được tổ chức tại các nước khác đã góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh về đất nước Việt Nam. Thông qua các hoạt động văn hóa, những người làm công tác văn hóa, các nghệ sĩ Việt Nam có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước trong khu vực.

Năm 1998, một dấu ấn đáng nhớ, đánh dấu những bước tiến mới của Việt Nam trong việc mở rộng hợp tác văn hóa với các nước ASEAN. Hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước ASEAN đạt được những tiến bộ cả về chiều sâu và chiều rộng. Việt Nam đã cố gắng giới thiệu với nhân dân các nước khu vực Đông Nam Á diện mạo văn hóa đặc sắc của mình và ngược lại, nhân dân Việt Nam cũng nhanh chóng nắm bắt được những tinh

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

hoa văn hóa của các nước ASEAN thông qua các hoạt động trao đổi văn hóa trong khuôn khổ hoạt động của Ủy ban Văn hóa - Thông tin ASEAN- COCI. Đặc biệt, thông qua tổ chức này, lần đầu tiên Việt Nam đứng ra điều phối một số hoạt động quan trọng về văn hóa thông tin chào mừng Hội nghị cấp cao ASEAN tổ chức tại Hà Nội từ ngày 15 đến 16/12/1998.

Các hội nghị thượng đỉnh ASEAN đã xác định rằng, đẩy mạnh hợp tác văn hóa - thông tin nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa ASEAN, phát huy những tiến bộ công nghệ trong văn hóa thông tin với những chủ đề hợp tác chính là: Môi trường, di sản văn hóa, vai trò của phụ nữ, bảo vệ quyền trẻ em, ma túy, gắn vấn đề xã hội với kinh tế... Việt Nam không chỉ tham gia vào các hội nghị cấp cao ASEAN mà còn đóng góp những giải pháp thiết thực nhằm tăng cường mối quan hệ, trao đổi văn hóa giữa các nước thành viên của khối. Tại Hội nghị lần thứ 33 của Ủy ban Văn hóa - Thông tin ASEAN họp tại Singapore, Việt Nam đã đề xuất và xin điều phối ba dự án về văn hóa thông tin trong số 17 dự án và đã được hội nghị chấp thuận. Tiếp đó, Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa-thông tin các nước ASEAN lần thứ 5 tổ chức tại Thái Lan, Bộ trưởng của Việt Nam đã được bầu làm Phó chủ tịch Hội nghị. Để tăng cường thông tin đối ngoại, nhất là kênh thông tin với các nước trong khối, Việt Nam đã xây dựng được cấu trúc cơ bản của trang chủ về văn hóa thông tin, từng bước hoàn thiện các trang web trong website riêng về văn hóa thông tin và hòa nhập với các nước trong khu vực về phát triển công nghệ thông tin.

Kênh truyền hình vệ tinh ASEAN chính thức hoạt động vào ngày 8/8/1999 nhân kỷ niệm 32 năm thành lập ASEAN. Đây là nơi tiếng nói chính thức của tất cả các nước thành viên ASEAN; góp phần quan trọng và hiệu quả nhất trong lĩnh vực truyền thông; làm tăng sự hiểu biết trong nhân dân ASEAN và nhân dân các nước khác trên thế giới về những giá trị truyền

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

thống của mỗi nước thành viên. Để triển khai dự án trao đổi tin truyền hình, Việt Nam đã tích cực chuẩn bị để sớm hòa nhập với hệ thống truyền hình của các nước trong khu vực. Kênh truyền hình ASEAN đóng góp vai trò quan trọng giúp các thành viên ASEAN chống lại những thông tin phiến diện, mang tính xuyên tạc về ASEAN mà một số phương tiên thông tin đại chúng của phương Tây thù địch đã và đang sử dụng. Việc tham gia kênh truyền hình vệ tinh ASEAN vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của Việt Nam đối với ASEAN. Đây là một dự án quan trọng của Ban thư ký ASEAN và của Uỷ ban Văn hoá - Thông tin ASEAN, được đưa chính thức trong Chương trình Hành động Hà Nội tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ VI.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về việc Việt Nam tham gia kênh truyền hình vệ tinh ASEAN, Đài Truyền hình Việt Nam đã xây dựng và triển khai dự án “Sản xuất chương trình và trạm phát lên vệ tinh chương trình truyền hình ASEAN”. Việc Việt Nam tham gia kênh truyền hình vệ tinh ASEAN là một cơ hội thuận lợi để tăng cường công tác thông tin đối ngoại theo Chỉ thị 11/CT-TW của Bộ Chính trị đồng thời góp phần nâng cao chất lượng về biên tập cũng như về kỹ thuật các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực.

Mở rộng giao lưu văn hóa Việt Nam - ASEAN không chỉ thể hiện ở các văn bản ký kết mà thông qua các hoạt động cụ thể, như: Trao đổi thông tin, hoạt động liên hoan âm nhạc các nước ASEAN, các cuộc thi mỹ thuật Việt Nam - ASEAN... Đặc biệt trong khuôn khổ hợp tác văn hóa qua dự án Trật tự âm thanh trong âm nhạc truyền thống các nước ASEAN, Ủy ban ASEAN - COCI đã tài trợ cho Việt Nam các dự án về phát triển âm nhạc. Hàng năm, nhiều hoạt động văn hóa có sự phối hợp giữa các nước ASEAN đã diễn ra như: Tuần phim ASEAN, Triển lãm thủ công mỹ nghệ ASEAN, Liên hoan giọng hát vàng ASEAN, biểu diễn vở Ramayana... góp phần thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước ASEAN.

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa Thông tin xác định cần tiếp tục thúc đẩy để các hoạt động văn hóa thông tin của ASEAN tập trung vào việc tăng cường mối giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin giữa các nước trong khu vực, làm cho nhân dân các nước hiểu biết hơn về đất nước, con người, nền văn hóa của nhau. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về quản lý văn hóa, quản lý thông tin giữa các nước, phối hợp nghiên cứu các đề tài mà các bên cùng quan tâm, nghiên cứu để làm rõ bản sắc văn hóa của khu vực, sự thống nhất trong đa dạng văn hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Văn hoá là cầu nối làm cho người dân giữa các quốc gia ASEAN xích lại gần nhau hơn. Sự đồng cảm, gắn bó để giúp nhau cùng phát triển kinh tế, văn hoá là những mặt tích cực mà các nước ASEAN ta cần nhân lên nhằm

thúc đẩy một cộng đồng văn hoá ASEAN hoà bình và thịnh vượng. Với chủ

đề “Một ASEAN ở trái tim của châu Á năng động”, Ban tổ chức hoạt động của các nước Đông Nam Á đã thống nhất lấy logo và câu khẩu hiệu của Bruney làm thông điệp chung cho năm kỷ niệm ASEAN tròn 40 tuổi (2007). Kỷ niệm 40 năm ASEAN, nước chủ nhà (Việt Nam) tổ chức hàng loạt hoạt động văn hoá, như: Chương trình nghệ thuật tại các nhà hát, các cuộc giao lưu, trao đổi thảo luận tại các trường đại học, các cuộc triển lãm văn hoá truyền thống. Tại Nhà hát lớn Hà Nội diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt nhân dịp kỷ niệm này. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam. Nhà triển lãm, 29 Hàng Bài, Hà Nội, Bộ Văn hoá -Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán các nước ASEAN tại Hà Nội tổ chức triển lãm Sắc màu ASEAN. Tiếp đó, tại khách sạn Daewoo Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo chuyên đề về ASEAN với chủ đề Phương hướng và biện pháp Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN, hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN. Cũng trong dip này, Đài Truyền hình Việt Nam mở chuyên

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

mục "Góc ASEAN" phát sóng hàng tuần trong tháng 7 và tháng 8. Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã có nhiều chương trình phát thanh đặc biệt nhân kỷ niệm ASEAN tròn 40 tuổi. Trước đó, vào tháng 7/2007, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức Festival giao lưu thanh niên các nước ASEAN. Ngoài ra, trong năm 2007, Việt Nam còn tiến hành một số hoạt động kỷ niệm khác như: Tuần lễ phim, hội chợ hàng thủ công, mỹ nghệ và ẩm thực, triển lãm tem, các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật về ASEAN; festival thanh niên Việt Nam với ASEAN, diễn đàn chuyên đề, thi tìm hiểu về ASEAN, cửa nhập cảnh ASEAN (ASEAN lane) được thiết lập tại cửa khẩu Nội Bài và Tân Sân Nhất; phát hành con tem ASEAN, thẻ điện thoại ASEAN…

Thông qua các hoạt động văn hoá, Việt Nam muốn khẳng định đường lối văn hoá, đặc biệt ưu tiên đường lối đối ngoại với các nước láng giềng trong khu vực. Từ đây, Việt Nam muốn giới thiệu một số hình ảnh tiêu biểu trong văn hoá các nước ASEAN phong phú, đa dạng.

ASEAN luôn nhấn mạnh mục tiêu xây dựng cộng đồng văn hoá-xã hội ASEAN nhằm cải thiện nâng cao đời sống các nhóm dân cư, chăm lo sức khoẻ xã hội, phòng chống các loại bệnh lây nhiễm; gìn giữ và phát triển các di sản, bản sắc văn hoá của khu vực.

Về mặt văn hoá, các dự án chú trọng việc thúc đẩy bản sắc ASEAN trên cơ sở phát triển nhận thức và bản sắc khu vực ASEAN; nhằm bảo tồn và thúc đẩy di sản văn hoá ASEAN; thúc đẩy đối thoại nhằm nâng cao hiểu biết về văn minh, văn hoá và tôn giáo ASEAN; mở rộng vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.

Thời gian qua, hợp tác chuyên ngành của ASEAN được tập trung và ngày càng mở rộng qua các chương trình, dự án hợp tác về phát triển xã hội, văn hoá, thông tin, khoa học công nghệ, môi trường, y tế, phúc lợi xã hội, gia

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

đình và dân số, chăm sóc cộng đồng đối với người già, bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao động; trợ giúp thanh niên có việc làm ổn định và đối phó với những thách thức của toàn cầu hoá. Các nước ASEAN liên tục thực hiện chương trình trao đổi, giao lưu với các đoàn thanh niên nhằm tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh truyền nhiễm: ma tuý, HIV/AISD, tội phạm xuyên quốc gia, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, bảo vệ môi trường bền vững, đối phó với ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.

Từ lâu, Việt Nam đã đề ra chủ trương: Phải xây dựng bản sắc ASEAN trên cơ sở tương đồng về điều kiện lịch sử, khí hậu, địa hình, lối sống, phong tục tập quán, quan niệm truyền thống về gia đình. Đặc biệt chú trọng xây dựng ý thức của người dân có trách nhiệm trong việc xây dựng thành cộng đồng văn hoá ASEAN với mong muốn chung là chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo tồn văn hoá. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Việt Nam gặp không ít những khó khăn, phải đối đầu với những thách thức lớn. Quá trình hội nhập kinh tế mạnh làm cơ sở tốt để thúc đẩy công tác bảo tồn giá trị di sản văn hoá. Bên cạnh đó, quá trình giao lưu, văn hoá Phương Tây xâm nhập làm phai mờ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. Những tác động về ngoại cảnh như mưa, gió, bão tố, thiên tai, hạn hán cũng là những khó khăn làm cản trở đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong qúa trình hợp tác, giao lưu, trao đổi văn hoá giữa các nước trong khu vực là vấn đề nguồn lực, vì Việt Nam đang thiếu những chuyên gia giỏi về văn hoá, thiếu những cán bộ am tường cả về văn hoá, kinh tế để thực hiện các dự án lớn. Có thể nói rằng, mỗi dự án là mỗi công trình văn hoá nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia với nhau. Quá trình hội nhập, phát triển kinh tế phải được song hành với quá trình giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống trong mỗi dân tộc. Để mỗi chương trình

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

bảo tồn di sản văn hoá thành công, trước hết những người làm văn hoá trong mỗi quốc gia phải cùng bắt tay vào việc tuyên truyền; nâng cao nhận thức cho người dân, cần trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về văn hoá của các nước ASEAN thông qua các cuộc thi tìm hiểu về ASEAN, các chương trình giao lưu nghệ thuật, các bài báo viết về nét đẹp văn hoá trong các nước ASEAN... Hơn nữa, Việt nam phải tăng cường việc thực hiện trao đổi đào tạo chuyên gia văn hoá giữa các nước ASEAN với các nước láng giềng trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc... để học hỏi những kinh nghiệm giữ gìn các giá trị văn hoá của các nước đi trước. Điều này buộc các nước thành viên phải huy động cả về tài chính, tri thức để phát triển văn hoá.

Trong quá trình giao lưu phải đối đầu với những thách thức lớn, đặc biệt là vấn đề nguồn nhân lực và khả năng thu nhập giữa các nước ASEAN không đồng đều. Ví dụ như thu nhập bình quân tính theo đầu người của Singapore là 26.800 USD, Việt Nam là 600 USD, Campuchia là 500 USD, Lào là 400 USD, Miến Điện chỉ có 100 USD. Điều này đồng nghĩa với vốn đầu tư của các nước nghèo vào hợp tác văn hoá trong nước đã khó khăn hơn, chưa đề cập đến đầu tư vào các dự án hợp tác khu vực và quốc tế...

Mặt trái của những hoạt động giao lưu văn hoá là sự lai tạp hoá các yếu tố tiêu cực từ văn hoá nước ngoài vào văn hoá bản địa, làm mất đi bản sắc văn hoá trong mỗi địa phương. Xu hướng thanh niên Việt Nam chuộng phim tây, ưa chuộng phong cách, ứng xử phi văn hoá, thậm chí đua đòi theo lối sống buông thả là những điều cần phải cảnh giác và phòng tránh trong quá trình giao lưu văn hoá.

Điều cần thiết nhất là, lãnh đạo các nước cùng bắt tay hợp tác tôn vinh văn hoá dân tộc, tích cực trao đổi, giao lưu, học hỏi lẫn nhau trong quá trình hợp tác để ASEAN luôn trở thành điểm đến của các nhà đầu tư và khách du lịch.

Luận văn thạc sỹ Quan hệ Quốc tế Phạm Đình Thắng

Một phần của tài liệu Hợp tác văn hóa Việt Nam - ASEAN từ 1995 đến nay (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)