Về tham gia hợp tác, liên kết kinh tế

Một phần của tài liệu Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam (Trang 123)

45 Để góp phần thực hiện mục tiêu hình thành AEC, Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp cấp cao ASEAN về kinh doanh và đầu tư (ABIS Xingapo, 18-11-2007), Tạp chí Cộng sản điện tử, cập nhật

3.3.2. Về tham gia hợp tác, liên kết kinh tế

Nhằm thúc đẩy sự tham gia của Việt Nam một cách có hiệu quả vào quá trình hợp tác liên kết ASEAN, phù hợp với chủ trương "chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế" của Đại hội Đảng lần thứ X, xin nêu một số khuyến nghị sau đây:

Thứ nhất: Đẩy mạnh hợp tác liên kết kinh tế trong khuôn khổ ASEAN là đòi hỏi tất yếu và cấp thiết đối với Việt Nam - một nước thành viên của ASEAN. Để có bước đi thích hợp và đạt hiệu quả cao, trước hết cần đầu tư thích đáng đối với công tác nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về tiến trình hội nhập, liên kết kinh tế ASEAN đặt nó trong bối cảnh chung của tình hình và xu thế phát triển hợp tác liên kết kinh tế trên thế giới, cũng như ở châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Á. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá đúng kết quả sự tham gia liên kết kinh tế ASEAN thời gian qua, rút ra những bài học và kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế, yếu kém, đề ra những quyết sách hội nhập thích hợp cho những năm tới, có tính toán một

cách đầy đủ những yêu cầu chung của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khi đất nước đã gia nhập WTO.

Thứ hai: Chủ động và tích cực đề ra những biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy triển khai Hiệp định khung về 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN, hướng tới tiêu đích xây dựng AEC vào năm 2015: Cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các thỏa thuận về tự do hóa mậu dịch, đầu tư và dịch vụ trong ASEAN, thúc đẩy liên kết kinh tế sâu rộng hơn. Phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện Sáng kiến hội ASEAN, các chương trình phát triển Tiểu vùng Mêkông, WEC,… Trong khi chú trọng đẩy mạnh tiến trình liên kết kinh tế ASEAN làm trục ưu tiên, cần tranh thủ cơ hội thúc đẩy quá trình đi tới FTA song phương với một số nền kinh tế lớn và phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản và EU.

Thứ ba: Tích cực tham gia các cơ chế đối thoại, thúc đẩy mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác kinh tế của ASEAN với các bên đối thoại. Việt Nam cần phát huy tính chủ động tham gia và đóng góp giữ vững vai trò chủ đạo của ASEAN trong các tiến trình hợp tác kinh tế do ASEAN khởi xướng như ASEAN + 1, ASEAN + 3, Cấp cao Đông Á, ASEM; tranh thủ tối đa cơ hội và lợi thế trong việc thúc đẩy và thực hiện các khu vực mậu dịch tự do của ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước khác.

Thứ tư: Phát huy đầy đủ năng lực nội sinh của nền kinh tế thông qua đẩy mạnh quá trình cỉa cách bên trong, bao gồm điều chỉnh định hướng cơ cấu và cải cách thể chế, nhằm mục tiêu hội nhập sâu rộng vào các cơ chế hợp tác liên kết kinh tế ASEAN. Khẩn trương điều chỉnh, đổi mới bên trong từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn, từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật.

Thứ năm: Chú trọng thực hiện các giải pháp cụ thể, bao gồm: Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn vốn FDI, đầu tư gián tiếp, tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác từ các nước ASEAN. Cải tiến

phương thức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và có kế hoạch trả nợ đúng hạn, duy trì tỷ lệ vay nợ nước ngoài hợp lý, an toàn. Phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tham gia hợp tác liên kết kinh tế ASEAN, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác liên doanh với doanh nghiệp các nước ASEAN và mạnh dạn đầu tư vào các nước ASEAN. Đẩy mạnh xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát huy lợi thế trong phân công lao động của ASEAN, tích cực phát triển hợp tác lao động với các nước trong hiệp hội…

Một phần của tài liệu Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)