Tham gia và đóng góp vào AEC

Một phần của tài liệu Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam (Trang 110)

38 Dẫn Theo Nguyễn Thu Mỹ Lê Phương Hòa, Sđd, tr.15.

3.2.2.2. Tham gia và đóng góp vào AEC

Những hoạt động nhằm góp phần xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN của Việt Nam diễn ra cả trên bình diện lý luận và thực tiễn.

Để có thể tham gia hiệu quả và đóng góp tích cực vào tiến trình này, Chính phủ Việt Nam đã huy động các nhà kinh tế học hàng đầu trong nước tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về AEC và đề xuất các biện pháp tham gia cụ thể của Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của họ đã đưa tới kết luận rằng Cộng đồng Kinh tế ASEAN là một cấp độ liên kết kinh tế khu vực cao hơn FFTA nhưng chưa đạt tới cấp độ của một Thị trường chung. Kết luận này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoạch định chính sách tham gia xây dựng AC nói chung và AEC nói riêng.

Trong quá trình xây dựng AEC, việc thúc đẩy AFTA được xem là một trong những hoạt động chủ chốt. Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết đối với CEPT/AFTA. Tính tới năm 2006, đã có 96% số dòng thuế có mức %thuế suất từ 0-5%. Mức thuế suất bình quân CEPT/AFTA năm 2006 là 4,7%43

.

43

Thực hiện Hiệp định về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO). Ba ngành được đề nghị triển khai hợp tác AICO đầu tiên là ô tô, hoá chất, dệt và đến nay đã mở rộng sang các ngành khác. Năm 2005, FDI của ASEAN vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ở Việt Nam44. Năm 2006, kim ngạch thương mại Việt Nam - ASEAN đạt trên 20 tỷ USD, tăng gần 40% so với năm 2005 và chiếm 1/4 tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Tính đến cuối năm 2007, các nước ASEAN có gần 1.000 dự án đầu tư đang triển khai, với số vốn trên 13 tỷ USD, chiếm khoảng 20% FDI đang triển khai ở Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng có trên 120 dự án đầu tư đang triển khai ở các nước ASEAN với tổng vốn 700 triệu USD45

.

Để thúc đẩy hơn nữa quá trình xây dựng AEC, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 38, ASEAN đã quyết định đưa lĩnh vực dịch vụ hậu cần vào danh sách các lĩnh vực kinh tế ưu tiên. Việt Nam đã được giao là Nước Điều phối lĩnh vực ưu tiên thứ 12 này. Tại Hội nghị AEM 39, Việt Nam trình Kế hoạch tổng thể hội nhập về ngành Dịch vụ Hậu cần và đã nhận được sự tán thành của các nước thành viên Hiệp hội.

Để thực hiện Kế hoạch tổng thể trên, tại AEM 39 họp ngày 18/11/2007 tại Xingapo, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã cùng các Bộ trưởng kinh tế khác của ASEAN ký Cam kết mở cửa dịch vụ trong khuôn khổ AFAS trên 6 lĩnh vực; Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kiến trúc và Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về trình độ đo đạc.

Đối với việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến quan trọng về phát triển kinh tế các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông Tây (WEC) và đóng góp tích cực vào các chương

44

Trần Khánh: Việt Nam sau 10 năm gia nhập ASEAN: Thành tựu, cơ hội và thách thức, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4-2005, tr.27.

45Để góp phần thực hiện mục tiêu hình thành AEC, Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp cấp cao ASEAN về kinh doanh và đầu tư (ABIS - Xingapo, 18-11-2007), Tạp chí Cộng sản điện tử, cập nhật

Một phần của tài liệu Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)