Về tham gia hợp tác chính trị, an ninh ASEAN

Một phần của tài liệu Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam (Trang 116)

45 Để góp phần thực hiện mục tiêu hình thành AEC, Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp cấp cao ASEAN về kinh doanh và đầu tư (ABIS Xingapo, 18-11-2007), Tạp chí Cộng sản điện tử, cập nhật

3.3.1.Về tham gia hợp tác chính trị, an ninh ASEAN

Trước hết, cần nhận thức rõ rằng, Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay có nhiều lợi ích cơ bản trùng hợp nhau, mục tiêu lớn nhất là đều mong muốn duy trì hòa bình ổn định trong khu vực để có thể tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, thực tế phát triển của khu vực và thế giới những năm gần đây cũng cho thấy rõ hơn những phức tạp mà Việt Nam đã và sẽ phải vượt qua để tham gia đầy đủ và có hiệu quả hơn vào quá trình hợp tác của ASEAN trên lĩnh vực chính trị, an ninh.

Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn nhằm tạo ra cục diện cân bằng lợi ích mới trong khu vực tiếp tục tác động, lôi kéo một số nước ASEAN, gây phức tạp cho sự đoàn kết của hiệp hội. Điều này gây khó khăn nhất định cho Việt Nam trong việc hướng ASEAN thực hiện chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn theo hướng thuận lợi cho Việt Nam triển khai chính sách đối ngoại đối lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Mặt khác, những khác biệt về chế độ chính trị dù sao vẫn tạo ra tâm lý nghi ngại nhất định từ phía các nước ASEAN cũng như Việt Nam trong việc thúc đẩy ASC.

Hiện nay tại khu vực vẫn còn tồn tại những vấn đề lớn, liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải rất khó giải quyết vì lợi ích các bên khác nhau. Trong quan hệ với Trung Quốc, khi xảy ra sự cố cụ thể trên biển Đông thì thái độ của các nước ASEAN rất khác nhau, do mỗi nước theo đuổi lợi ích riêng với Trung Quốc. Các nước ASEAN cũng có những thận trọng đối với quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, do vậy Việt Nam không hoàn toàn thuận lợi để có thể đóng vai trò cầu nối thúc đẩy quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Một điểm đáng chú ý nữa là trong ARF, nhiều nước muốn chuyển sang ngoại giao phòng ngừa, thể chế hóa diễn đàn, đây cũng là thách thức lớn nhất đòi hỏi Việt Nam cần phải tỉnh táo, xử lý thận trọng, khéo léo để vừa đảm bảo được lợi ích dân tộc vừa không bị đẩy tới tình trạng bị cô lập.

Từ góc nhìn nêu trên, xin nêu một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác của ASEAN về chính trị, an ninh hiện nay và những năm tới:

Một là: Cần chủ động và tích cực tham gia vào hợp tác chính trị, an ninh ASEAN, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác với tất cả các nước lớn có lợi ích an ninh tại khu vực.

Mặc dù, các nước lớn vẫn mâu thuẫn về quyền lợi và tranh giành ảnh hưởng với nhau, nhưng xu thế cùng tồn tại hòa bình và hợp tác là xu thế chính trong quan hệ giữa Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản. Xu thế này sẽ còn kéo dài ít nhất là một vài thập niên nữa, cho nên trong những năm tới, cả Trung Quốc, Nga, Nhật Bản sẽ tạm thời "chấp nhận" vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ và sẽ chưa có phản ứng đáng kể đối với các hoạt động của Mỹ ở ngoài vùng ảnh hưởng trực tiếp của họ. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để Việt Nam tiếp tục chủ trương đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế, đề cao ưu tiên trong quan hệ cân bằng với các nước lớn.

Theo các chuyên gia phân tích động thái tình hình chính trị, an ninh của Việt Nam hiện nay, cho thấy, tuy không phải trực tiếp đối diện với mối đe doạ xâm lược từ bên ngoài, nhưng nguy cơ về một mối đe doạ như vậy vẫn không phải là không tiềm tàng. Giả định trong trường hợp xảy ra xung đột, liệu Việt Nam có thể trông cậy vào ASEAN hoặc ARF? Câu trả lời chắc chắn ở đây là không thể, vì theo nhiều nhà nghiên cứu, thì hầu hết các nước ASEAN sẽ không sẵn sàng coi mối đe doạ mà Việt Nam phải đối phó cũng là mối đe doạ của chính họ. Sự giúp đỡ của ASEAN đối với Việt Nam trước hết và chủ yếu chỉ là về tinh thần. Còn ARF chỉ là một diễn đàn đối thoại về an ninh với cơ chế lỏng lẻo, tác dụng của nó chỉ là giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, qua đó giảm nghi kỵ giữa các nước khu vực. Bởi vậy, trách nhiệm đảm bảo an ninh quốc gia của Việt Nam vẫn phải do Việt Nam tự gánh vác. Trong điều kiện hiện nay và những năm tới, Việt Nam cũng không thể dựa hẳn vào bất kỳ

một nước lớn nào để đảm bảo an ninh cho mình, làm như vậy thậm chí sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Sự lựa chọn khả dĩ và đúng đắn nhất đối với Việt Nam là khôn khéo phát triển quan hệ hợp tác với tất cả các nước lớn có lợi ích an ninh ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, xác lập thế cân bằng với các nước này, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đồng thời chủ động tăng cường quan hệ với Nga, Ấn Độ và Nhật Bản, coi EU như một đối tác tin cậy thực sự, một nguồn lực kinh tế, khoa học - kỹ thuật cũng như chính trị không thể thiếu cho duy trì hòa bình và phát triển của Việt Nam.

Mặt khác, Việt Nam cần chủ động cùng với các nước thành viên ASEAN thực hiện những chính sách cụ thể nhằm thu hút các nước lớn tham gia vào TAC, lôi cuốn họ tham gia giải quyết các vấn đề an ninh khu vực. Đồng thời, cần phải tỉnh táo để tránh rơi vào "thế kẹt" của các nước lớn, Việt Nam và các nước ASEAN cần có thái độ thực sự cầu thị cùng nhau hợp tác hóa giải những vấn đề nảy sinh từ tham vọng của các nước lớn cũng như sự cạnh tranh lợi ích, ảnh hưởng và quyền lực giữa họ tại khu vực.

Hai là: Coi trọng hiệu quả thiết thực khi tham gia xây dựng ASC.

Trên chặng đường phát triển hơn 40 năm qua, ASEAN đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận trước hết là trong lĩnh vực an ninh chính trị. Vào thời điểm hiện nay, ASEAN đang tập trung nỗ lực hướng tới mục tiêu xây dựng ASC nhằm hoàn thiện và nâng cấp các cơ chế hợp tác an ninh hiện có với một nền pháp lý mới là bản Hiến chương ASEAN được thông qua cuối năm 2007. Mục tiêu phấn đấu của ASEAN nói chung và của ASC nói riêng, xét trên nhiều góc độ, phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam. Do vậy, Việt Nam cần có những cam kết thực sự đối với ASC. Với vai trò và vị trí đang được củng cố trong hợp tác chính trị, an ninh của ASEAN, Việt Nam cần tiếp tục thể hiện rõ sự chủ động, linh hoạt hơn nữa để đảm bảo vị thế và lợi ích của mình trong khuôn khổ hợp tác ASC. Việt Nam cần chủ động hơn trong việc tham gia vào các lĩnh vực an ninh chính trị nhạy cảm đã được nêu

ra trong Chương trình hành động ASC như: thúc đẩy nhận thức chung ASEAN về dân chủ và nhân quyền, hoàn thiện những chuẩn mực ứng xử của ASEAN, xây dựng Công ước ASEAN về chống khủng bố, trao đổi thông tin về các vấn đề an ninh quốc gia, tham gia tập trận quân sự ASEAN…

Trước mắt, Việt Nam cần chủ động triển khai những công việc liên quan sau khi Hiến chương ASEAN được các thành viên thông qua. Đối với quá trình xây dựng ASC, Việt Nam cần tham gia tích cực ngay từ đầu nhằm xây dựng môi trường khu vực hòa bình và ổn định, thúc đẩy hợp tác và đối thoại ASEAN trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, một mặt nhằm đóng góp vào quá trình xây dựng lòng tin, giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột ở khu vực, mặt khác giúp ASEAN giữ vững vai trò chủ đạo trước xu hướng gia tăng hợp tác ở khu vực trong lĩnh vực này.

Hiện nay, cấu trúc quyền lực trên thế giới nói chung, ở châu Á - Thái Bình Dương nói riêng chưa định hình rõ, chưa hình thành một cơ chế chung đủ uy tín và sức mạnh có thể điều phối hay kiểm soát các tranh chấp, nhất là trong lĩnh vực an ninh. Toàn cầu hoá và các thể chế kinh tế và chính trị quốc tế bị các nước tư bản lớn, đặc biệt là Mỹ lợi dụng như một công cụ chính trị để thực hiện "dân chủ hoá thế giới". Mặt khác, tại khu vực ASEAN tiếp tục hiện hữu những tranh chấp phức tạp về chủ quyền lãnh thổ, nguy cơ căng thẳng các xung đột tôn giáo, sắc tộc và xu hướng ly khai cùng với sự khác nhau về chế độ chính trị - xã hội…

Trong bối cảnh đó, một mặt Việt Nam cần đổi mới nhận thức về vấn đề độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, mặt khác cần kiên trì cùng các nước ASEAN đấu tranh giữ vững nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh, chính trị. Một khi những nguyên tắc này không còn được thực hiện, cũng có nghĩa, bản sắc chủ quyền an ninh quốc gia của Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức lớn, ASEAN cũng sẽ đối mặt trước nguy cơ bị một nhóm nước phát triển hơn chi

phối, khống chế. ASC cũng vì thế mà khó có thể trở thành hiện thực trong thiết kế như ASEAN trông đợi hiện nay.

Ba là: Cần có cách tiếp cận linh hoạt khi tham gia cơ chế hợp tác chính trị, an ninh của ARF

Hơn một thập niên qua, ARF đã có những đóng góp quan trọng đối với an ninh khu vực thông qua những cố gắng xây dựng lòng tin và tăng cường các kênh đối thoại đa dạng giữa các nước thành viên tham gia diễn đàn và đây tiếp tục sẽ là hướng hoạt động nổi bật nhất của ARF trong những năm sắp tới. Hiện nay, ARF đã chuyển sang giai đoạn thứ 2 - ngoại giao phòng ngừa trong tiến trình ba giai đoạn được trù tính trong hoạt động của nó. Tuy nhiên, trong giai đoạn thứ 2 này, Việt Nam và một số nước thành viên còn không ít những nghi ngại do ngoại giao phòng ngừa là một khái niệm mới xuất hiện ở thời kỳ sau Chiến tranh lạnh và vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện về nội dung.

Hội nghị ARF lần thứ 9 (2002) nêu khái niệm ngoại giao phòng ngừa hàm nghĩa là hoạt động liên ứng về chính trị và ngoại giao do các nhà nước có chủ quyền tiến hành với sự đồng thuận của tất cả các bên có liên quan trực tiếp nhằm giúp:

- Ngăn chặn nảy sinh các cuộc va chạm và xung đột giữa các nhà nước, có thể gây nên mối đe doạ tiềm tàng đối với hòa bình và ổn định trong khu vực.

- Ngăn chặn các cuộc tranh chấp và xung đột đó leo thang thành đối đầu vũ trang.

- Giảm thiểu tới mức thấp nhất ảnh hưởng của các cuộc va chạm và xung đột như vậy tới khu vực.

Do đó, ngoại giao phòng ngừa, xét về bản chất, chỉ là những biện pháp hòa bình, dựa trên sự tự nguyện và đồng thuận của các nước thành viên, không có tính chất áp đặt, ép buộc hay kiềm chế bất kỳ nước thành viên ARF nào thông qua các biện pháp có tính chất thể chế. Cho nên, Việt Nam cần có

cách tiếp cận linh hoạt, không quá lo ngại, để tích cực tham gia ngoại giao phòng ngừa của ARF.

Bốn là: Tích cực tham gia hợp tác ASEAN để đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống

Với đà phát triển như hiện nay, các nước ASEAN trong những năm tới sẽ chủ yếu phải đối mặt trước những thách thức an ninh phi truyền thống. Trước hết, đó là tình trạng tăng trưởng không bền vững về kinh tế; sự cạn kiệt tài nguyên thiên và mất cân bằng sinh thái; sự gia tăng dòng di cư lao động bất hợp pháp; nạn buôn lậu ma túy, vũ khí, phụ nữ qua biên giới; các hoạt động khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Để đối phó với những thách thức nêu trên, các nước ASEAN cần có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả. Việc tích cực tham gia hợp tác của Việt Nam trong ASEAN để đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống sẽ góp phần tăng cường an ninh quốc gia cũng như an ninh chung của toàn khu vực.

Tuy nhiên, cần thận trọng trong việc tham gia hợp tác giải quyết những thách thức an ninh phi truyền thống. Thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất hiện nay của ASEAN là chủ nghĩa khủng bố. Một trong những nguồn gốc sâu xa của các hoạt động khủng bố trong khu vực hiện nay là do sự sai lầm trong chính sách phát triển không đồng đều, chênh lệch về sự thụ hưởng từ sự phát triển, nhất là đối với những khu vực có những vấn đề về tôn giáo, sắc tộc. Mặc dù Việt Nam đã có những chính sách về dân tộc và tôn giáo đúng đắn, nhưng cách tốt nhất để ngăn chặn sự bùng nổ xung đột về tôn giáo, sắc tộc và ngăn chặn nguy cơ lây lan của chủ nghĩa khủng bố vào Việt Nam là thực hiện cho được một chiến lược phát triển bền vững và đồng đều. Trong khi tham gia các hoạt động hợp tác chống khủng bố của ASEAN, Việt Nam nên cân nhắc tránh đưa ra những tuyên bố chống khủng bố đơn phương và việc tham gia hoạt động hợp tác quân sự chống khủng bố. Đặc biệt, không để các lực lượng khủng bố ở khu vực lợi dụng và khai thác một số bất bình của

số ít nhóm tộc người ở Việt Nam chống lại chính phủ, gây bạo loạn làm mất ổn định chính trị trong nước.

Năm là: Thúc đẩy hợp tác an ninh song phương với các nước thành viên ASEAN khác

Hợp tác an ninh song phương của ASEAN hiện nay được tiến hành thông qua các hình thức như tuần tra biên giới, đào tạo, huấn luyện sĩ quan, trao đổi thông tin, tình báo, tập trận chung, cứu hộ và cứu nạn. Trong những năm qua, trừ hình thức tập trận chung, Việt Nam đã tham gia với mức độ khác nhau đối với các hình thức hợp tác an ninh song phương của các nước ASEAN. Trong những năm tới, trước những đề nghị tập trận chung của các nước thành viên ASEAN, Việt Nam luôn phải có sự cân nhắc thận trọng, đặc biệt không tham gia tập trận chung với các nước lớn ngoài ASEAN vì đây là vấn đề rất nhạy cảm đối với khu vực.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam (Trang 116)