Hoạt động đấu thầu dự án công nghệ thông tin tại Ngân hàng Thƣơng mạ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đấu thầu dự án công nghệ thông tin tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 29)

mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam). Với bề dày kinh nghiệm 50 năm hoạt động, Vietcombank đã có những bƣớc trƣởng thành đáng kể trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng. Trong hoạt động đấu thầu, Vietcombank cũng tuân theo một số nguyên tắc và quy trình nhất định.

23

1.2.2.1 Nguyên tắc đấu thầu

So với Ngân hàng phát triển Việt Nam, nguyên tắc mua sắm của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam ( Sau đây gọi tắt là Vietcombank) cũng có nét tƣơng tự do Nhà nƣớc chiếm đến 78% cố phần của ngân hàng. Các hoạt động mua sắm cần phải tiến hành theo quy định của luật đấu thầu. Ngoài ra, hàng năm, Ngân hàng này cũng có một số gói thầu do Ngân hàng thế giới hoặc Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ. Với những gói thầu này, Ngân hàng Vietcombank lại cần phải áp dụng luật đấu thầu của bên tài trợ, cụ thể là Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á. Trung bình, hàng năm Ngân hàng Vietcombank đầu tƣ 30- 35 triệu USD cho các dự án công nghệ thông tin, với tổng số từ 30-35 gói thầu trong một năm. [18, tr. 17].

Bảng1.2: Tổng giá trị đầu tƣ công nghệ thông tin và số lƣợng gói thầu công nghệ thông tin tại Ngân hàng Vietcombank trong năm 2010- 2012

Nội dung 2010 2011 2012

Tổng giá trị đầu tƣ công nghệ thông tin

(Đơn vị: triệu USD)

29,5 32,6 33,9 Số lƣợng gói thầu

(Đơn vị: gói thầu)

20 18 19

Số lƣợng gói chào hàng cạnh tranh

(Đơn vị: gói chào hàng cạnh tranh)

10 14 13

Nguồn: Báo cáo đầu tư Công nghệ thông tin tại Ngân hàng Vietcombank (2013)

1.2.2.2 Quy trình đấu thầu

Đối với quy trình đấu thầu, Vietcombank cũng áp dụng tƣơng tự quy trình đầu thầu tƣơng tự VDB do phần vốn của Nhà nƣớc trong Ngân hàng này tƣơng đối cao (chiếm khoảng 78%). Tuy nhiên một điểm khác là thời gian phê duyệt cho từng bƣớc đƣợc quy định trong quy trình đấu thầu đƣợc rút ngắn hơn. Cụ thể, thời gian lập hồ sơ mời thầu đƣợc rút xuống còn 25 ngày, thời gian chấm thầu đƣợc rút xuống tối đa 30 ngày. Thời gian đóng thầu và mở thầu cũng rút ngắn từ 45 ngày xuống còn 30 ngày. Nếu so sánh với VDB thì Vietcombank tƣơng đối linh hoạt

24

trong việc giảm thiểu thời gian của một số bƣớc trong quy trình đấu thầu. Nhƣng xét một cách tổng thể, do đặc thù vốn chủ sở hữu phần lớn vẫn là của Nhà nƣớc, nên Vietcombank vẫn phải tuân thủ theo đúng quy định về đấu thầu do Nhà nƣớc đề ra. Việc Vietcombank linh hoạt điều chỉnh quy định để rút ngắn thời gian là một ƣu điểm để cho các tổ chức, ngân hàng khác học tập.

Bên cạnh quy trình đƣợc rút ngắn hơn so với quy định, một yếu tố khác góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu dự án công nghệ thông tin tại Vietcombank chính là yếu tố con ngƣời. Với đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm đƣợc đầu tƣ đào tạo bài bản theo các chƣơng trình đƣợc thiết kế theo đúng quy định do Nhà nƣớc quy định. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ phụ trách hoạt động đấu thầu tại Ngân hàng Vietcombank còn đƣợc thƣờng xuyên cử đi học tập tại các tổ chức quốc tế nhƣ WB hay ADB để nâng cao kiến thức đấu thầu quốc tế.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đấu thầu dự án công nghệ thông tin tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 29)