Hoạt động đấu thầu dự án công nghệ thông tin tại Ngân hàng Phát triển

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đấu thầu dự án công nghệ thông tin tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 26)

nhiên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, các ngân hàng có thể áp dụng những quy định và có cách thực hiện riêng phù hợp với đơn vị mình để đem lại hiệu quả trong kinh doanh. Hiệu quả ở đây có thể hiểu là tăng tính minh bạch trong việc mua sắm, chi phí tiết kiệm đƣợc sau khi thực hiện đấu thấu và lựa chọn phù hợp với yêu cầu. [6, Tr. 40-43]

1.2 HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM SỐ NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1.2.1 Hoạt động đấu thầu dự án công nghệ thông tin tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Việt Nam

Nhƣ có đề cập ở phần mở đầu, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc để hoạt động phải tuân theo quy định về đấu thầu đối với việc mua sắm và đầu tƣ tài sản. Vì vậy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)- ngân hàng thuộc vốn sở hữu Nhà nƣớc phải thực hiện đấu thầu theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Hoạt động đấu thầu của Ngân hàng đƣợc thực hiện nguyên tắc và quy trình cụ thể nhƣ sau.

1.2.1.1 Nguyên tắc đấu thầu

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là một pháp nhân có vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, đƣợc thành lập vào năm 2006, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, đƣợc Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, không phải thực hiện dự trữ bắt buộc và tham gia bảo hiểm tiền gửi, đƣợc miễn nộp thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nƣớc. Về bản chất ngân hàng là tổ chức hoạt động chủ yếu dựa vào vốn và ngân sách nhà nƣớc. Chính vì vậy Ngân hàng này cần phải tuân theo các quy định liên quan đến mua sắm công của Nhà nƣớc ban hành theo tinh thần Nghị quyết số 32/2012/QH13 ngày 10/11/2012 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2013, Thông tƣ số 222/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán Ngân sách nhà nƣớc năm 2013, Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của

20

Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2013. [20, tr.21]

Việc mua sắm tài sản nhà nƣớc từ nguồn ngân sách nhà nƣớc phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc theo đúng dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao. Không bổ sung nguồn kinh phí ngoài dự toán, kể cả nguồn tăng thu ngân sách để mua xe ô tô, phƣơng tiện vận tải;

- Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ hiện hành;

- Trình tự, thủ tục mua sắm tài sản phải đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tài sản sau khi mua sắm phải hạch toán, báo cáo và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc. [3, Tr. 10-12] Hàng năm, Ngân hàng VDB đầu tƣ khoảng từ 15-20 triệu Đô la Mỹ (USD) vào hệ thống công nghệ thông tin, giá trị gói thầu từ vài nghìn USD đến hàng triệu USD. Tuy nhiên, do Ngân hàng VDB là ngân hàng 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nƣớc, nên VDB cần phải tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nƣớc về đấu thầu. Trung bình, hàng năm Ngân hàng thực hiện khoảng từ 20-30 gói thầu và gói chào hàng cạnh tranh.

Bảng 1.1: Tổng giá trị đầu tƣ CNTT và số lƣợng gói thầu CNTT tại Ngân hàng VDB trong năm 2010-2012

Nội dung 2010 2011 2012

Tổng giá trị đầu tƣ công nghệ thông tin

(Đơn vị: triệu USD)

15,6 16,8 19.5

Số lƣợng gói thầu

(Đơn vị: gói thầu)

15 14 17

Số lƣợng gói chào hàng cạnh tranh

(Đơn vị: gói chào hàng cạnh tranh)

10 13 9

21

1.2.1.2 Quy trình đấu thầu

Nhƣ đã đề cập ở trên, VDB thuộc sở hữu 100% vốn nhà nƣớc nên VDB cần phải tuân theo đúng quy trình đấu thầu do nhà nƣớc quy định đối với các đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách Nhà nƣớc, cụ thể:

Hình 1.1: Quy trình đấu thầu tại Ngân hàng VDB

22

Từ quy trình đấu thầu dự án công nghệ thông tin của VDB , chúng ta có thể thấy, Ngân hàng này áp dụng theo đúng quy trình đấu thầu đề ra trong luật đấu thầu từ từ bƣớc chuẩn bị hồ sơ mời thầu cho đến bƣớc thƣơng thảo hợp đồng. Các bƣớc trong đấu thầu đƣợc quy trình hóa rõ ràng và mỗi bƣớc đều có thời gian quy định cụ thể. Điều này sẽ giúp cho các thành phần liên quan trong đấu thầu biết đƣợc mình cần phải thực hiện những việc gì để tiến hành đấu thầu, cũng nhƣ thời gian tối đa để hoàn thành cho mỗi bƣớc. Đây chính là ƣu điểm của hoạt động đấu thầu tại VDB.

Có một điều có thể nhận thấy, trong quy trình đấu thầu tại VDB, có một số bƣớc có thời gian thực hiện khá dài, có thể 4- 5 tháng. Với thời gian kéo dài nhƣ vậy, Ngân hàng VDB sẽ có thời gian để chuẩn bị cũng nhƣ đánh giá tốt hồ sơ dự thầu tốt và cẩn thận hơn. Tuy nhiên,việc này có thể ảnh hƣởng đến hiệu quả của việc đầu tƣ do thời gian để hoàn thành các thủ tục liên quan cho một gói thầu tƣơng đối mất thời gian. Đây không chỉ là nhƣợc điểm của hoạt động đấu thầu tại VDB mà còn là điểm chung của các đơn vị, tổ chức có vốn chủ sở hữu 100% Nhà nƣớc. Cũng cần lƣu ý rằng VDB là Ngân hàng mới thành lập khá đặc thù do vậy còn chƣa có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng. Do vậy, để tối ƣu hoạt động đấu thầu, VDB cần xem xét lại quy trình để có thể rút ngắn thời gian cho một số bƣớc trong quy trình.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đấu thầu dự án công nghệ thông tin tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)