III. Đánh giá thực trạng: 1.Kết quả đạt được:
2. Hạn chế và nguyên nhân:
2.10. Công tác bảo mật:
Công nghệ thông tin như con dao hai lưỡi đối với ngân hàng, đem lại những nguồn lợi rất lớn cho ngân hàng như tăng uy tín, mở rộng dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí nhân công,…nhưng khi có sai sót xảy ra thì hậu quả để lại sẽ gây tổn hại không nhỏ cho ngân hàng cũng như khách hàng. Các đoạn mã nguy hiểm như các loại virus, worm,…là một chương trình máy tính, có tác hại đối với máy tính nói chung và hệ thống mạng của ngân hàng nói riêng. Nó phá hủy các chương trình, phần mềm hệ thống…, gây ngưng trệ hệ thống, thậm chí sập hệ thống, ảnh hưởng không tốt tới uy tín, quá trình tác nghiệp của ngân hàng cũng như sự an toàn, bảo mật của ngân hàng và khách hàng.
Các lỗ hổng bảo mật trong hệ thống ngân hàng cũng tạo điều kiện cho tội phạm rửa tiền gia tăng, nhất là khi các giao dịch E-banking đều được thực hiện qua mạng, khiến cho ngân hàng phục vụ cũng như cơ quan giám sát không không biết được địa điểm mà khách hàng sử dụng để truy cập và tài khoản của mình để tiến hành các vụ chuyển tiền bất hợp pháp ngoài lãnh thổ (do việc kết nối được tiến hành thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet). Tội phạm tài chính có thể lợi dụng đặc điểm của Internet là giúp cho người dân có thể mở tài khoản tại các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ E-banking tại nước ngoài mà khó bị kiểm soát để thực hiện hành vi phạm tội của mình một cách nhanh chóng.
Chính vì vậy mà công tác bảo mật là một điều rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng bởi nó liên quan tới uy tín, khả năng cạnh tranh, tình hình tài chính của cả ngân hàng lẫn khách hàng. Đây cũng là yếu tố cản trở các ngân hàng vừa và nhỏ tung ra các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
điện tử, thậm chí là giới hạn chúng lại khi nguồn vốn đầu tư cho việc quản trị rủi ro là không nhỏ, bên cạnh chi phí đầu tư trang thiết bị cũng rất tốn kém