III. Đánh giá thực trạng: 1.Kết quả đạt được:
2. Hạn chế và nguyên nhân:
2.2. Số lượng thẻ phát hành không đi liền với doanh thu thẻ:
Mặc dù hiện nay Vietinbank dẫn đầu về số lượng thẻ nhưng Vietcombank (VCB) vẫn dẫn đầu về doanh thu thẻ, đặc biệt doanh số thanh toán thẻ quốc tế của VCB đạt gần 1 tỷ USD, chiếm trên 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng.
Sở dĩ có hiện tượng này vì hiện nay nhiều ngân hàng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi như miễn phí mở thẻ, áp chỉ tiêu mở thẻ cho nhân viên nên nhân viên phải đi huy động các mối quan hệ để hoàn thành chỉ tiêu, nhưng thói quen của
người dân là dùng tiền mặt trong lưu thông, tâm lý ngại vay tiền của ngân hàng để chi tiêu mua sắm vẫn lớn cũng như hệ thống ATM, POS chưa tạo thuận tiện cho người dân rút tiền. Vì thế số lượng “thẻ rác” rất nhiều, lên tới 20-30% (theo Chủ tịch Hội thẻ ngân hàng Việt Nam nhận định), người dân chỉ mở cho có rồi để trong ví, không mấy khi giao dịch rút tiền hay nạp tiền vào thẻ trong một thời gian dài sau khi mở thẻ, thậm chí có người sở hữu rất nhiều thẻ của các ngân hàng khác nhau nhưng lại chỉ sử dụng thường xuyên có một thẻ. Nguyên nhân cho hiện tượng này một phần là do khâu marketing, tuyên truyền của các đơn vị phát hành thẻ đang có vấn đề, khiến nhiều khách hàng không biết hết tính năng, tiện ích của thẻ và nếu có dùng thì chỉ dùng nó để rút tiền.
Một nguyên nhân khác nữa là việc các đơn vị cung cấp dịch vụ kinh doanh buôn bán không thích sử dụng máy POS dù được các ngân hàng lắp đặt miễn phí thiết bị. Ngoài lý do không muốn công khai doanh thu để giảm thuế thì còn do việc phải nộp một khoản phí là 3% doanh số tiền quẹt thẻ cho ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Như vậy đã đẩy các chủ cửa hàng kinh doanh dịch vụ, mua sắm vào thế khó bởi nếu họ không tăng giá bán hàng lên thì lợi nhuận của họ sẽ ít đi, mà tăng giá lên thì họ sẽ khó bán hàng hơn. Chính vì vậy mà chỉ có những nơi mà khách quốc tế hay tới thì họ mới sử dụng máy POS để thanh toán cho khách.