II. Tổng quát về tình hình phát triển dịch vụ E-banking ở Việt Nam: 1.Tổng quát chung:
2. Tình hình triển khai các dịch vụ E-banking tại các ngân hàng thương mại Việt Nam:
2.1. Kinh doanh thẻ:
Dịch vụ thanh toán thẻ bắt đầu xuất hiện vào năm 1992 khi chính sách mở cửa đã thu hút nhiều khách du lịch tới Việt Nam và họ mang theo những thẻ thanh toán như Visa, JCB, Dinner Club… Đáp ứng nhu cầu thanh toán thẻ của khách quốc tế trong thời gian này có ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (hồi đó có tên là Incombank). Các ngân hàng này ký hợp đồng thanh toán và lắp đặt máy thanh toán thẻ với những nơi khách du lịch hay lưu tới như các cửa hàng lưu niệm, nhà hàng, khách sạn, sân bay để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ vào năm 1996 chỉ là quyết định số 74 do thống đốc ngân hàng Nhà nước ký ban hành ngày 10/04/1993, quy định “thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán”. Như vây có thể thấy là việc ứng dụng thẻ ở Việt Nam vào thời điểm đó còn bị hạn chế nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật… Trên cơ sở thỏa thuận của ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng quy chế, hợp đồng phát hành và chủ thẻ.
Tuy nhiên từ đó đến nay, dịch vụ thẻ phát triển với tốc độ cao.Nếu như vào năm 2005, số lượng thẻ phát hành chỉ ở con số khiêm tốn với 128 ngàn thẻ thì đến cuối tháng 6/2007, cả nước có trên 20 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán, với khoảng 9 triệu thẻ. Hầu hết các ngân hàng đã trang bị máy ATM với khoảng 3.820 máy, máy POS là 21.875.Tính đến tháng 6 năm 2011 cả thị trường Việt Nam có 34 triệu thẻ, tăng 17 lần so với 2 triệu thẻ của năm 1005; số lượng máy ATM tăng hơn 10 lần ( từ 1.200 máy lên 12.881 máy) và máy POS tăng hơn 6 lần (từ 10.000 máy lên 63.405 máy) so với năm 2005. Số lượt giao dịch bằng thẻ trong năm này cũng đạt 825,5 triệu (tăng 216,5 triệu lượt so với 609 triệu lượt của năm 2009).Từ số lượng tăng trưởng nhanh chóng của các máy ATM, POS và số thẻ được phát hành,
có thể thấy các NHTM Việt Nam ngày càng chú trọng tới mảnh đất kinh doanh thẻ màu mỡ này.
Đơn vị: triệu
(Nguồn: Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam)
Tuy nhiên nếu so sánh con số này với các nước khác thì kết quả này vẫn là con số khiêm tốn.
Nước Số máy ATM Số máy POS Số thẻ/người
Mỹ 406.100 5.175.000 3,34 Anh 63.900 1.095.000 1,49 Nhật Bản 139.200 1.706.100 2,57 Singapore 2000 83.900 2,35 Việt Nam 11.137 37.000 0,28 (Nguồn: BIS)
Bảng 3: Số lượng máy ATM, POS và số thẻ một người sở hữu ở các nước
Mặc dù vậy đây cũng là điều dễ hiểu khi các nước như Mỹ, Anh, Nhật, Singapore đều có nền kinh tế phát triển hơn nước ta về nhiều mặt và đã ứng dụng E-banking từ lâu.
Bên cạnh đó số người sử dụng thẻ ở Việt Nam cũng chưa cao. Theo kết quả khảo sát về tài chính cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam năm 2010 của Nielsen, 36% người tham gia khảo sát nói không dùng thẻ vì chưa có nhu cầu, 19% thì thiếu thông tin, 18% cho rằng thủ tục bất tiện, phức tạp và 7% cho rằng phí sử dụng cao.
(Nguồn: cafef.vn)
Bảng 4: Phí dịch vụ của các loại thẻ tại một sốngân hàng TMCP trong nước và nước ngoài tại Việt Nam tính đến năm 2011.
Nhìn vào bảng trên có thể thấy rằng nỗi lo phí dịch vụ cao khi sử dụng thẻ thanh toán của người dân là có cơ sở.Phí giao dịch 2,75%, phí rút tiền mặt lên tới
4% (tối thiểu 40.000 VNĐ) khiến cho người dân dù thích dùng thẻ cũng phải ái ngại với các khoản phí cao này hoặc vất vả đi tìm cây ATM của ngân hàng mở thẻ để được miễn hay giảm phí rút tiền mặt. Vào thời điểm tỷ giá USD chênh lệch cao giữa ngân hàng và thị trường tự do, đã có ngân hàng thu phí chuyển đổi ngoại tệ tới 7%, thậm chí 10%10. Lãi suất cho vay hiện nay ở hầu hết các ngân hàng là 23- 24%/năm- một mức phí không nhỏ khiến nhiều khách hàng phải cân nhắc. Dù vậy, so với các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam thì phí dịch vụ của ngân hàng trong nước vẫn có nhiều ưu tiên hơn cho khách hàng.
Trong báo cáo cuộc khảo sát của mình, Nielsen cũng chỉ ra rằng dù nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về các loại thẻ tín dụng đã tăng mạnh trong những năm qua, nhưng mới chỉ có 1% sử dụng phương tiện thanh toán này. Người dân Việt Nam vẫn giữ thói quen chi tiêu tiền mặt (khoảng 90% dân số), thậm chí ở các điểm có máy POS thì chủ cửa hàng vẫn khuyến khích khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, nếu không sẽ bị tính phí. Giải thích cho trường hợp này, các chủ cửa hàng giải thích rằng do ngân hàng sẽ thu phí giao dịch từ 2%-3% trên giá trị giao dịch với mỗi hóa đơn thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ở những nơi có khách hàng thanh toán thường xuyên, phần phí trên thường được cộng vào giá niêm yết. Trong khi đó, lượng khách hàng thanh toán bằng tiền mặt khi mua hàng ở đây chiếm đến 95% nên giá bán chưa có tính thêm phần phí ngân hàng sẽ thu. Bởi thế khách hàng thanh toán qua thẻ sẽ chịu phí cao hơn so với khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. Ngoài ra còn do các đơn vị này không muốn công khai doanh thu để tiện trốn thuế, cũng như còn hạn chế trong nhận thức về lợi ích của thanh toán qua thẻ.
Thị phần thẻ ATM hiện nay ở các ngân hàng trong nước cũng có nhiều thay đổi.
(Nguồn: Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam).
Biểu đồ 1: Thị phần tổng số lượng thẻ tính đến 31/12/2011.
Nếu như trước kia Vietcombank luôn dẫn đầu về thị phần thẻ và năm 2010 thì Agribank dẫn đầu thị phần thẻ thì theo như biểu đồ trên, Vietinbank đã đạt được ngôi vị cao nhất với 20.61% ( đạt 8,713,305 thẻ). Có được thành tích này là do Vietinbank đã nâng cao tiện ích đi kèm thẻ như liên kết với các cửa hàng, siêu thị để khuyến mãi cho khách hàng thanh toán bằng thẻ của Vietin, Trong năm 2011 vừa qua, Agribank cũng được nhận cúp lần 2 vì những đóng góp xuất sắc của mình trong hoạt động thẻ (tổng số lượng thẻ phát hành chiếm 19.86% toàn thị trường (số thẻ tích lũy đạt 8,397,975 thẻ), các chỉ tiêu phản ánh về mặt chất lượng dịch vụ thẻ cũng đạt mức tăng trưởng cao: doanh số sử dụng thẻ tăng 45% so với thời điểm 31/10/2010,…). Có được những thành tích ấn tượng này là do Agribank từ năm 2010 đã chuyển từ tăng trưởng về số lượng sang tăng trưởng về chất lượng một cách mạnh mẽ. Hệ thống ATM/POS hoạt động ổn định, an toàn.
Doanh số sử dụng các loại thẻ cũng có những thành tích ấn tượng trong năm 2011.
Chỉ tiêu Đơn vị Tính đến
31/12/2011
Tổng số lượng thẻ (tích lũy) Triệu thẻ 40
Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại đơn vị chấp nhận thẻ
Triệu USD 1.500 Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại ATM Triệu USD 1.200 Doanh số thanh toán thẻ nội địa tại đơn vị chấp
nhận thẻ
Triệu USD 100 Doanh số thanh toán thẻ nội địa tại ATM Triệu USD 24.000
Doanh số sử dụng thẻ các loại Triệu USD 32.000
Số lượng ATM (tích lũy) Máy 12.881
Số lượng POS Máy 70
(Nguồn: Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam)
Bảng 5: Doanh số sử dụng các loại thẻ năm 2011
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số sử dụng thẻ các loại trong năm là 32.000 triệu USD, tương đương , so với mức 600.000 tỷ đồng của năm 2010 thì…
Doanh số thanh toán thẻ tại các điểm chấp nhận thẻ không cao, đối với thanh toán nội địa là 100 triệu USD, so với thanh toán nội địa tại ATM là 24.999 triệu USD thì chỉ là một con số nhỏ bé. Nguyên nhân do việc này là do người dân vẫn chưa quen với việc dùng thẻ thay tiền mặt đi mua sắm, do các chủ cửa hàng dù có máy POS vẫn cố khuyến khích khách hàng thanh toán bằng tiền mặt để họ có thể trốn thuế do không phải công khai doanh thu của mình… Nhiều khi khách hàng có nhu cầu thanh toán thẻ thì cửa hàng lại không có máy POS, bởi các đơn vị có máy POS phần lớn là những nơi mà khách quốc tế hay đến. Chính vì những lý do trên mà doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại cây ATM hay các điểm chấp nhận thẻ tuy không cao (so với doanh số thanh toán nội địa tại ATM) nhưng lại đồng đều hơn với các thành tích lần lượt là 1.200 triệu USD và 1.500 triệu USD do có sự đóng góp của lượng lớn khách du lịch tới Việt Nam.
Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường thẻ thì mức độ gian lận trong thanh toán qua thẻ và phát hành thẻ cũng tăng lên. Theo số liệu thống kê, đối với nghiệp vụ thanh toán, tỷ lệ gian lận tại Việt Nam trong năm 2009 cao gấp 3,1 lần so với Thế giới, 9,94 lần so với các nước trong khu vực châu Á- Thái bình Dương và đối với nghiệp vụ phát hành thì tỷ lệ này là gấp đôi so với các nước trong
khu vực. Trong các rủi ro liên quan tới nghiệp vụ thanh toán thẻ thì gian lận trong thanh toán thẻ quốc tế có chiều hướng tăng vọt trong năm 2012, ngược lại với xu hướng chung của thế giới. Theo số liệu thống kê của các tổ chức thẻ quốc tế, gian lận thanh toán thẻ quốc tế ở nước ta bắt đầu tăng vọt kể từ đầu năm 2011 với giá trị giao dịch gian lận trong các quý 1 và 2 năm 2011 lần lượt là 1 triệu USD và 1,5 triệu USD. Con số này là gấp 3-5 lần sơ với cùng kỳ năm 2011 (theo ông Lê Thanh Hà- đại diện Tiểu ban Quản lý rủi ro- Hội thẻ ngân hàng Việt Nam trả lời phỏng vấn báo Lao Động Điện tử).
Hình 2: Đầu đọc thẻ giả