Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ E-banking tại các NHTM Việt Nam (Trang 33)

II. Tổng quát về tình hình phát triển dịch vụ E-banking ở Việt Nam: 1.Tổng quát chung:

2. Tình hình triển khai các dịch vụ E-banking tại các ngân hàng thương mại Việt Nam:

2.3. Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến:

Internet ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là với giới trẻ- một trong những khách hàng chính của các dịch vụ E- banking.Biết được điều này, trong những năm qua các ngân hàng đã không ngừng cải tiến dịch vụ Internet banking của mình để phục vụ khách hàng tốt nhất. Trên thực tế, đại đa số các ngân hàng tại Việt Nam, kể cả các ngân hàng mới mở như TienphongBank, BaoVietBank, LienVietBank…đều công bố có dịch vụ Internet

banking. Điều này cũng dễ hiểu vì trong thời gian qua, hầu hết các ngân hàng đều đầu tư và triển khai hệ thống phần mềm ngân hàng lõi (corebanking) và nhiều giải pháp công nghệ khác.

Theo kết quả một cuộc khảo sát do ComScore tiến hành trong năm 2010 ở 6 quốc gia gồm Việt Nam, Malyasia, Indonesia, Philippines, Hong Kong và Singapore cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tăng hàng năm cao nhất về số khách truy cập các trang web ngân hàng (tăng 35% từ 710.000 người lên 949.000 người trong năm 2010), chỉ đứng sau Indonesia với mức tăng ấn tượng là 72% (từ 377.000 người lên 749.000 người). Nguyên nhân cho hiện tượng này là do các ngân hàng ngày càng đầu tư mạnh vào website và khách hàng đang làm quen với hoạt động thanh toán hóa đơn qua mạng.

Mặc dù vậy nếu đem so sánh với những thành tích mà các nước trong khu vực đạt được thì những con số trên của Việt Nam và Philippines thật nhỏ bé. Malaysia đang là nước dẫn đầu với lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua mạng lớn nhất với 2,7 triệu người trong tháng 1/2011 (tăng 16% so với cùng kỳ năm 2010). Hồng Kông đứng ở vị trí thứ 2 với số người dùng tăng thêm 18% so với năm 2010. Singapore chiếm vị trí thứ 3 với 889.000 khách truy cập, tăng 14%.11 Tuy nhiên theo nghiên cứu của Nielsen về người tiêu dùng Việt Nam công bố vào tháng 8/2011 thì trong 600 người tham gia phỏng vấn, chỉ có 1% là sử dụng dịch vụ E-banking. Nguyên nhân là do cách thức sử dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với đại bộ phận dân chúng.

Các dịch vụ khác như Home banking, Telephone banking, Call center, SMS banking… đều được các ngân hàng tích cực triển khai, chủ yếu hướng vào các đối tượng như doanh nghiệp, người có thu nhập cao và giới trẻ. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho các ngân hàng phát triển và gia tăng thị phần của mình.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai các dịch vụ này thì các ngân hàng lại tiến hàng riêng rẽ, không kết nối.Ví dụ như hai kênh giao dịch điện tử của ngân hàng là Internet banking và Mobile banking vẫn được tính như hai mảng dịch vụ riêng vì chưa nhất quán về dữ liệu. Đành rằng do yếu tố tài chính mà các ngân hàng mạnh sẽ có ưu thế hơn trong việc tung ra thị trường những sản phẩm tiên tiến, hiện đại hơn nhưng việc các ngân hàng chưa liên kết với nhau khiến khách hàng không

thoải mái nếu chẳng may đi mua sắm ở nơi không có máy POS của ngân hàng mở thẻ của mình (trong trường hợp khách hàng không dùng thẻ tín dụng quốc tế và thẻ của họ không nằm trong số 8 ngân hàng đã kết nối thanh toán với nhau- nghĩa là có thể dùng chung máy POS với nhau).

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ E-banking tại các NHTM Việt Nam (Trang 33)