Giới thiệu

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ chất hoạt dộng bề mặt (Trang 36)

Các chất hoạt động bề mặt không ion ngày càng được sử dụng rộng rãi vì chúng có thể hoạt động tốt trong môi trường nước cứng, môi trường chứa một lượng lớn chất điện ly cũng như nhiều ion kim loại nặng. Giống như các chất hoạt động bề mặt khác, các chất hoạt động bề mặt không ion cũng có phần ái nước và phần kỵ nước. Khác với các chất hoạt động bề mặt anion và cation, phần ái nước ở đây có những đặc trưng:

 Như tên gọi, phần ái nước ở đây không ion hóa khi hòa tan vào nước nhưng vẫn phân cực

 Phần ái nước phải đủ lớn thì chất hoạt động bề mặt tương ứng mới có thể tan được trong nước, trong khi phần ái nước của các chất hoạt động bề mặt ion là những nhóm chức tương đối nhỏ (sulfate, sulfonate, carboxylate….)

 Mối tương quan giữa phần ái nước và phần kỵ nước có thể thay đổi trong một giới hạn rộng (khi chiều dài phần kỵ nước không đổi) bằng cách thay đổi kích thước phần ái nước.

 Phần ái nước nói chung chủ yếu chứa liên kết polyether và nhóm hydroxyl. Nguyên liệu để tạo phần ái nước là ethylene oxide, propylene oxide, polyglycol, diethanol amine, sorbitol…

 Phần kỵ nước được tạo thành từ các hợp chất mạch dài có chứa nguyên tử H linh động như alkyl phenol, rượu, amine, mercaptan, acid béo, amide mạch dài….

Các chất hoạt động bề mặt không ion có khả năng tẩy rửa tương đối cao, nhưng về nguyên tắc kém hơn so với chất hoạt động bề mặt anion như sulfate, sulfonate tương ứng. Khả năng tẩy rửa phụ thuộc vào chiều dài nhóm kỵ nước và chiều dài nhóm (-C2H4O-)n. Ví dụ đối với iso octyl phenol được oxyethyl hóa, khả năng tạo bọt đạt cực đại khi đưa vào 15-20 nhóm oxyethyl, khi kéo dài nhóm alkyl hay đưa thêm 1 gốc alkyl khác vào nhân thơm thì khả năng tạo bọt sẽ giảm. Các chất hoạt động bề mặt không ion khác cũng có những quy luật tương tự. Các chất hoạt động bề mặt không ion cũng ít tạo bọt hơn chất hoạt động bề mặt ion.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ chất hoạt dộng bề mặt (Trang 36)