* Sự lựa chọn giá trị HLB tối ưu.
* Độ ẩm: một yếu tố khác để làm bền cho loại nhũ O/W là thêm vào các chất làm ẩm để tránh bị khô khi tiếp xúc với không khí. Sự khô của sản phẩm – mà kết quả là sự phá vỡ nhũ tương, phụ thuộc vào nhiệt độ của sản phẩm, mức độ tiếp xúc với không khí và độ ẩm tương đối của không khí. Chất làm ẩm là các vật liệu hút ẩm có tính chất hút hơi nước từ không khí ẩm cho đến khi đạt cân bằng. Chất làm ẩm chắc chắn không loại được sự khô sản phẩm. Nồng độ của chất làm ẩm trong pha nước của một sản phẩm mỹ phẩm điển hình thường quá thấp không thể cân bằng với độ ẩm không khí. Tất cả những gì chất làm ẩm có thể làm được là làm giảm độ mất nước vào không khí và hiệu quả này nên tăng cường bằng việc bao gói kín. Hiện nay có 3 chất làm ẩm được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm là glyceryl, sorbital, propylen glycol. Ethylene glycol được xem là không an toàn vì nó bị oxi hóa bởi acid oxalic và bất cứ sự hấp phụ nào qua da cũng có thể gây ra sỏi thận. Glyceryl bị đặt vấn đề có khả năng hút ẩm từ da.
* Phương thức sản xuất: sự định hướng nhũ phụ thuộc vào cách khuấy và tốc độ khuấy, với tốc độ khuấy đã cho có 1 tỉ lệ thể tích mà trên mức này thì pha nặng là phân tán còn dưới mức này là pha nhẹ là pha phân tán. Giữa giới hạn 2 chiều này (vùng chưa ổn định) cho thấy có hiện tượng trễ. Do vậy, nếu nước được thêm vào nhũ tương W/O ổn định lại 1 tốc độ khuấy không đổi thì cuối cùng sẽ đảo pha tại 1 giới hạn tỉ lệ thể tích thấp hơn. Nếu thêm dầu vào, khi qua vùng chưa ổn định, quá trình nghịch đảo sẽ xảy ra nếu giới hạn trên xuất hiện. Khi tốc độ khuấy tăng điểm đảo pha của mọi tỉ lệ thể tích có khuynh hướng tăng đến 1 giá trị không đổi phụ thuộc vào
cách khuấy. Lưu ý rằng với cùng thể tích pha bằng nhau, ở tốc độ khuấy cao, pha nặng có khuynh hướng là pha liên tục.