Phương pháp dự báo định lượng

Một phần của tài liệu đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt những đặc điểm này trong công tác quản lí đầu tư (Trang 48)

Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi .

Tuy nhiên hiện nay thông thường khi dự báo người ta thường hay kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng để nâng cao mức độ chính xác của dự báo. Bên cạnh đó, vấn đề cần dự báo đôi khi không thể thực hiện được thông qua một phương pháp dự báo đơn lẻ mà đòi hỏi kết hợp nhiều hơn một phương pháp nhằm mô tả đúng bản chất sự việc cần dự báo.

2.3.3.2.2. Quy trình dự báo

Thông thường trong các dự báo về kinh tế, quy trình dự báo được chia thành các bước sau. Các bước này bắt đầu và kết thúc với sự trao đổi giữa người sử dụng và người làm dự báo.

1. Xác định mục tiêu dự báo 2. Xác định loại dự báo 3. Chọn mô hình dự báo

4. Thu thập số liệu và tiến hành dự báo 5. Ứng dụng kết quả dự báo

6. Theo dõi kết quả dự báo

2.3.3.2.3. Tình hình các phương pháp/mô hình dự báo ở Việt nam

Hiện nay ở Việt Nam, cơ quan áp dụng nhiều phương pháp và công cụ (mô hình) dự báo là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nơi có nhiều đơn vị tham gia công tác dự báo phục vụ việc lập và triển khai các hoạch phát triển kinh tế xã hội như Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Chiến lược phát triển, Tổng cục Thống kê và Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân. Tuy nhiên những cơ quan này chủ yếu tập trung dự báo về lĩnh vực kinh tế, xã hội mà chưa có nhiều dự báo về biến động môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó còn có các cơ quan bộ/ngành (Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Than-Khoáng sản để dự báo cung cầu điện và nhiên liệu,…), các Viện nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu

Quản lý Kinh tế trung ương,…), trường đại học (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Quốc dân,...) và nhiều cá nhân sử dụng các phương pháp nghiên cứu phục vụ nhu cầu nghiên cứu của mình. Việt Nam hiện chủ yếu sử dụng 3 phương pháp (trong một phương pháp có thể có nhiều mô hình khác nhau) dự báo sau đây.

Một phần của tài liệu đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt những đặc điểm này trong công tác quản lí đầu tư (Trang 48)