Giải pháp hoàn thiện, nâng cao hoạt động nhận diện và quá trình đánh giá mức độ rủi ro

Một phần của tài liệu đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt những đặc điểm này trong công tác quản lí đầu tư (Trang 63)

c. Phương pháp mô hình hoá

3.2.5.1. Giải pháp hoàn thiện, nâng cao hoạt động nhận diện và quá trình đánh giá mức độ rủi ro

độ rủi ro

Lập kế hoạch quản lí rủi ro :

Trước tiên phải chú trọng đến công tác dự báo, phân tích tình hình kinh tế xã hội để đưa ra nhận định chính xác nhất có thể về rủi ro. Nếu không lường trước được rủi ro khi thực hiện dự án đầu tư thì sẽ không chuẩn bị được những biện pháp phòng ngừa và khắc phục, dễ dẫn đến việc đi sai hướng của dự án, có khi còn kéo theo những rủi ro khác xảy ra (hiệu ứng domino) gây ra nhiều tổn thất cho nhà đầu tư, thậm chí có thể còn phải ngừng dự án. Hơn nữa, việc lường trước rủi ro là không hề đơn giản, không phải chỉ cần một hoặc một nhóm vài người là có thể làm được mà cần một tập thể các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực xem xét vấn đề trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau đóng góp y kiến để đưa ra được những dự đoán tốt nhất, lập kế hoạch quản lí rủi ro kèm theo kế hoạch dự phòng (những hoạt động sẽ thực hiện khi có rủi ro xuất hiện), kế hoạch rút lui (thực hiện cho những rủi ro có tác động lớn đến yêu cầu mục tiêu của dự án) và quỹ dự phòng (bất ngờ) hay tiền trợ cấp được dành ra để giảm nhẹ chi phí, tổn thất.

Nhận biết rủi ro :

Tiếp đó là khâu nhận biết rủi ro, quy trình nắm bát những gì không tiềm tàng từ bên ngoài liên quan tới mỗi dự án. Một số công cụ và kĩ thuật nhận biết rủi ro có thể sử dụng : braíntorming, kĩ thuật Delphi, interviewing, phân tích SWOT. Khi nhận định rủi ro có thể xảy ra thì việc đánh giá rủi ro cũng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh tế cho dự án.Khi đánh giá được đúng mức độ rủi ro, dẫn đến hành động hợp lí, giải pháp sát thực tế giảm thiểu được chi phí phát sinh. Có thể một dự án sẽ có nhiều rủi ro xảy ra, tuy nhiên cần phải xác định được các mức độ của các rủi ro đó ra sao, rủi ro nào là nghiêm trọng, có khả năng gây tổn thất nặng nhất, dễ xảy ra nhất. Dự án có mức độ rủi ro cao thì cần tập trung giải quyết, dự án nào có mức độ rủi ro thấp hơn thì cần ít chi phí hơn.

Phân tích rủi ro :

Cần có những phương pháp , mô hình định lượng để phân tích rủi ro như :

- Định tính : Đánh giá khả năng có thể xảy ra và tác động của quy mô và mức độ ưu tiên, bằng một số phương pháp : Ma trận xác suất ; Kỹ thuật theo dõi 10 danh mục rủi ro hàng đầu ; đánh giá của chuyên gia ;…

- Định lượng : phân tích cây quyết định (Decision tree analysis) ; mô phỏng (simulation) Ngoài ra có thể nghiên cứu các trường hợp sự án có tính chất tương tẹ rồi xem xét, áp dụng vào trường hợp riêng của mình.

3.2.5.2.Giải pháp xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro

Từ việc nhận định và phân tích rủi ro sẽ đưa ra biện pháp phòng chống cho phù hợp. Trong công tác phòng chống cần đề cao quản lí và giám sát việc xử lí rủi ro, không để tình trạng sau khi xử lí lại để tái phát trở lại hoặc gây ra những rủi ro khác. Việc xử lí rủi ro phải được xem như là một yếu tố cơ bản trong hướng quản lí dự án. Việc đối phó rủi ro phải có hướng chủ động để tạo ra thời gian cho các nhà quản lí tìm ra được các hướng khác nhau và các kế hoạch hành động rồi từ đó lựa chọn cách giải quyết mà nó đúng với mục tiêu của dự án nhất. Có 4 chiến lược chính để đưa ra giải pháp đối phó với rủi ro :

- Tránh rủi ro : loại trừ một cách rõ ràng mối đe dọa hay rủi ro, thường là loại trừ nguyên nhân của rủi ro có thể xảy ra.

- Chấp nhận rủi ro : chấp nhận kết quả nếu rủi ro xảy ra.

- Thuyên chuyển rủi ro : luân phiên hậu quả rủi ro và giao trách nhiệm quản lí cho bên thứ ba.

- Giảm nhẹ rủi ro : giảm bớt ảnh hưởng của một sự kiện rủi ro bằng cách cắt giảm những gì có thể khi sự cố xảy ra.

Một phần của tài liệu đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt những đặc điểm này trong công tác quản lí đầu tư (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)