0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Dự báo xu hướng đầu tư phát triển trong giai đoạn 2011 2015.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ QUÁN TRIỆT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NÀY TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐẦU TƯ (Trang 53 -53 )

c. Phương pháp mô hình hoá

3.1. Dự báo xu hướng đầu tư phát triển trong giai đoạn 2011 2015.

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 là phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững; tăng cường tiềm lực phát triển của đất nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ; nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nên xu hướng đầu tư phát triển vẫn chú trọng :

Tiếp tục tập trung đầu tư nhằm chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả, phát huy được lợi thế từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm, tăng cường trang thiết bị có công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa từng phần các ngành sản xuất công nghiệp, trước hết tập trung các ngành và sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh.

Chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng các ngành kinh tế, xã hội, tập trung lĩnh vực giao thông, viễn thông, phát triển nguồn năng lượng, hệ thống thủy lợi đầu mối, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cần đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp đồng bộ hóa với phát triển công nghiệp chế biến. Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch gắn với tôn tạo di tích cách mạng, di tích lịch sử, văn hóa, đầu tư bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, phát triển hạ tầng đô thị.

Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực: hoàn thiện, nâng cấp và tăng cường đầu tư thiết bị dạy và học hệ thống giáo dục phổ thông, từng bước hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng. Tăng cường đầu tư chiều sâu và hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Tập trung nhiều hơn cho các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo. Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các vùng còn khó khăn, các tỉnh thường bị thiên tai, bão lũ.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư mạnh vào hạ tầng kinh tế, xã hội, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế của đất nước.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả, theo đúng tiến độ của các dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và các dự án đã được phê duyệt, các chương trình mục tiêu quốc gia. Việc thực hiện các dự án, công trình, chương trình quan trọng phải nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ta trong kế hoạch 5 năm; tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề, phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hơn nữa, môi trường đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 theo một số chuyên gia nhận định :

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2011 sẽ đạt 7,2%, mức cao thứ 3 trong các nước châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ- theo Ngân hàng Standard Chartered.

-Về xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2011, Việt Nam tăng 10 bậc và hiện đứng thứ 78/183 nước có mức độ thuận lợi kinh doanh năm 2011. Việt Nam đứng thứ 4 trong các nước có mức độ cải thiện tốt nhất trong bảng xếp hạng 2011. Đặc biệt, nếu tính 5 năm gần đây, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc về mức độ cải thiện, nhờ tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp bằng cách áp dụng cơ chế một cửa, kết hợp thủ tục chứng nhận đăng ký kinh doanh với đăng ký mã số thuế và bỏ quy định xin giấy phép khắc dấu- theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Công ty Tài chính quốc tế (IFC)

Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng trong tăng trưởng GDP so với các nền kinh tế khác trên toàn cầu. Trong phương diện phát triển kinh tế, viễn cảnh kinh tế Việt Nam là lạc quan so với các khu vực khác trên thế giới, với dự đoán của giới phân tích là tăng trưởng GDP thực tế hàng năm trung bình ở mức 6,7% giai đoạn 2010-2011 và sẽ tăng thêm đạt mức trung bình 7,2% giai đoạn 2012-2014. Điều này tạo thêm sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư phát triển ở Việt Nam hơn nữa tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, hứa hẹn một giai đoạn huy động và thực hiện hoạt động đầu tư phát triển nổi bật.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ QUÁN TRIỆT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NÀY TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐẦU TƯ (Trang 53 -53 )

×