Tình trạng đầu tư dàn trả

Một phần của tài liệu đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt những đặc điểm này trong công tác quản lí đầu tư (Trang 40)

Sự gia tăng đầu tư công trong năm 2009 chủ yếu tập trung cho ngành giao thông vận tải, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư cho y tế Tính riêng nguồn vốn đầu tư

2.3.2.2.Tình trạng đầu tư dàn trả

Đầu tư dàn trải trong cùng 1 ngành là việc triển khai quá nhiều dự án trong cùng thời kỳ, không phù hợp với năng lực quản lý và khả năng tài chính của doanh nghiệp, việc nghiên cứu triển khai các dự án mới thường là sơ sài, không tính toán kỹ hiệu quả đầu tư của dự án .

Đầu tư dàn trải có thể làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp kém đi, vay nợ tăng lên, chi phí sản xuất tăng lên và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi. Giảm đi ở đây theo nghĩa tương đối hoặc tuyệt đối và làm giảm lòng tin của nhà đầu tư, cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp có thể thay đổi theo hướng tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức ngày càng giảm xuống. Trên thực tế có một số doanh nghiệp đầu tư dàn trải, tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức là rất thấp ( trừ tỷ lệ cổ phần của cổ đông nhà nước ).

Đầu tư đa ngành là đầu tư vào những ngành nghê mới mà doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm, xa rời những ngành nghề truyền thống của doanh nghiệp. Trên thực tế , có 1 số doanh nghiệp chuyển sang 1 vài ngành nghề kinh doanh mới, triển khai đầu tư mới theo phương trâm đi dần từng bước để có kinh nghiệm, trước khi chuyển sang đầu tư lớn và ngành nghề mới được coi là ngành nghề truyền thống.

Tuy nhiên đã có nhiều doanh nghiệp, do nôn nóng muốn tăng doanh thu lợi nhuận, mơ ước trở thành 1 tập đoàn kinh tế mà đã đầu tư quá nhiều vào những ngành nghề xa lạ, hậu quả là hiệu quả đầu tư mới thấp , thậm chí thua lỗ và gây ra tình trạng vốn tự có bị ứ đọng, thậm chí làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, biểu hiện của đầu tư đa ngành là đầu tư tài chính, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, đầu tư vào trung tâm thương mại, đầu tư góp vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty tài chính…..

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và cuộc khủng hoảng của TTCK đã làm cho nhiều doanh nghiệp “ thức tỉnh “. Trong năm 2009, chúng ta đã thấy nhiều doanh nghiệp cấu trúc lại tình hình tài chính và cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh, đây là điều đáng mừng, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tiến hành tái cấu trúc .

Khát vọng vươn lên trở thành 1 Tập đoàn kinh tế là mơ ước của đại bộ phận doanh nghiệp, đi cùng với việc có nhiều công ty con, doanh thu lợi nhuận hàng năm tăng trưởng, tuy nhiên con đường trở thành 1 Tập đoàn kinh tế mạnh thực sự không hề đơn giản và bằng phẳng và phần thưởng đó chỉ dành cho 1 số ít doanh nghiệp xác định được chiến lược kinh doanh và đầu tư đúng đắn hợp lý, có trình độ quản trị doanh nghiệp xuất xắc, luôn luôn đánh giá được những mặt hạn chế nội tại, không quan liêu xa rời thực tế và chỉ xác định đầu tư đơn ngành, tức là đầu tư theo chiều sâu vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình .

Khó có thể xảy ta tình huống tồn tại những tập đoàn kinh tế đa ngành kinh doanh hiệu quả, đây là 1 kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và ở nước ta cũng vậy. Trên thực tế có những doanh nghiệp lớn hay tập đoàn kinh tế có thể kinh doanh vài ngành nghề ( không có mối quan hệ với nhau ) nhưng không phải kinh doanh nhiều ngành nghề, việc triển khai 1 vài ngành nghề mới là có bài bản và ngành nghề mới đã trở thành ngành nghề kinh doanh cốt lõi .

Chúng ta đang thấy có 1 số doanh nghiệp niêm yết có qui mô vốn lớn, kinh doanh rất bài bản ở ngành nghề truyền thống, ban quản trị rẩt say sưa làm việc và đang sở hữu 1 tỷ lệ cổ phần chi phối , muốn nôn nóng đưa doanh nghiệp mình trở thành 1 tập đoàn mạnh, đã xây dựng cho doanh nghiệp mình 1 công ty tài chính, hay 1 công ty chứng khoán , kế hoạch đó đã bị nhiều cổ đông phản đối , nhất là cổ đông tổ chức nhưng họ vẫn thực hiện với suy nghĩ rằng họ đã thành công ở lĩnh vực kinh doanh truyền thống thì tại sao họ không thành công ở lĩnh vực kinh doanh khác. Suy nghĩ đó thật là sai lầm và quan liêu. Điều hành, tổ chức doanh nghiệp ở lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…hoàn toàn khác với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại….Lĩnh vực tài chính là lĩnh vực đặc thù, lĩnh vực nhân văn. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc cổ đông chi phối không am hiểu sâu sắc lĩnh vực tài chính thì khó có thể quản lý thành công 1 tổ chức tài chính như công ty chứng khoán, ngân hàng thuơng mại, công ty bảo hiểm….

Nhiều công ty có hoạt động kinh doanh truyền thống rất hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao, nhưng lợi nhuận công ty đã bị giảm đi nhiều bởi những lý do kinh doanh dàn trải và kinh doanh đa ngành :

- Có những doanh nghiệp bỏ ra hàng trăm tỷ đồng vốn tự có để đầu tư tư tài chính , đầu tư nhà hàng khách sạn mà những mảng này không sinh lời và thua lỗ. Nếu thanh lý các khoản đầu tư này, doanh nghiệp có thể thu về hàng trăm tỷ đồng, và chỉ cần gửi tiền tại ngân hàng , có thể làm cho EPS tăng thêm 1000 đồng.

- Có những doanh nghiệp bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để đầu tư vào trung tâm thương mại ở vùng xa các đô thị lớn, hay đầu tư vào lĩnh vực bất động sản du lịch. Đầu tư rất nhiều dự án như vậy trong nhiều năm mà không có hiệu quả kinh tế , thậm chí thua lỗ nhưng Ban quản trị doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư .

- Nhà đầu tư có lẽ e ngại những dự án như vậy, e ngại việc đầu tư chứng khoán vì họ không dự đoán được rằng ban quản trị doanh nghiệp có rút kinh nghiệm hay không ? Có thẳng tay loại bỏ những dự án yếu kém đi không hay lại tiếp tục đầu tư và kết quả là lợi nhuận doanh nghiệp khó có khả năng tăng trưởng, thậm chí ngược lại.

- Có lẽ việc cắt bỏ các dự án kém hiệu quả là khó khăn do :

+ Ngại giải quyết vấn đề lao động dôi dư, do là doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổ phần chi phối ;

+ Ngại giải quyết vì sợ lộ thua lỗ của dự án (đối với DNNN nắm cổ phần chi phối);

+ Ban quản trị doanh nghiệp có toàn quyền cắt bỏ các dự án kém hiệu quả mà không hề e ngại vấn đề gì, tuy nhiên họ vẫn chưa nhận thức được rằng tiếp tục theo đuổi dự án là không khả thi, họ có thể lý luận rằng dự án mới đi vào sản xuất kinh doanh nên việc thua lỗ hoặc không hiệu quả là tất nhiên, tuy nhiên họ chưa nghĩa rằng kinh doanh ở ngành nghề xa lạ, không có kinh nghiệm và thời gian quản lý sẽ đem lại kết quả kém. Họ chưa nghĩ rằng cắt bỏ các dự án kém hiệu quả để dồn công sức và nguồn lực tài chính vào các mảng kinh doanh cốt lõi sẽ hiệu quả hơn .

Một phần của tài liệu đặc điểm của đầu tư phát triển và sự quán triệt những đặc điểm này trong công tác quản lí đầu tư (Trang 40)