Sự gia tăng đầu tư công trong năm 2009 chủ yếu tập trung cho ngành giao thông vận tải, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư cho y tế Tính riêng nguồn vốn đầu tư
2.3.2.4. Nghiên cứu tình huống cụ thể trường hợp tập đoàn Vinashin
Theo báo cáo của Tổ công tác và Hội đồng quản trị tập đoàn Vinashin, đến ngày 30 tháng 6 năm 2010, tổng số nợ của Tập đoàn là hơn 86 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ đến hạn phải trả trên 14 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu bằng gần 11 lần. Tập đoàn rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, sản xuất đình đốn, nợ lương, nợ bảo hiểm đối với người lao động, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người.
Đầu tư dàn trải
Đầu tư dàn trải thể hiện ngay ở việc Vinashin tham gia vào quá nhiều dự án ở nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau từ đóng tàu đến vận tải biển, cảng biển, sản xuất thép, xi măng, bia, dịch vụ hàng không, bảo hiểm, ngân hàng, nhập khẩu ôtô xe máy và mới đây còn lấn sân sang lĩnh vực nông nghiệp (một số thành viên của Vinashin còn đầu tư sang trồng thanh long, dứa và chăn nuôi lợn để đa dạng hóa ngành nghề).
Chính vì đầu tư dàn trải đã khiến cho hiệu quả đầu tư không cao. Nhiều dự án đến nay thiếu vốn, bị dở dang, không cho ra sản phẩm trong khi vốn đầu tư không thể thu hồi và các khoản nợ ngày càng lớn.
Bộ Tài chính cho biết, đến hết năm 2008, Vinashin đã giải ngân xong 750 triệu USD huy động từ trái phiếu quốc tế do Chính phủ bảo lãnh. Tổng số dự án sử dụng nguồn vốn này lên tới 219 nên số lượng dự án dở dang nhiều và phần lớn chưa phát huy được hiệu quả.
Cuối 2008, số lượng dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đồng bộ là 56 dự án, số còn lại là 163 dự án. Như vậy, có đến 75% số dự án chưa phát huy tác dụng.
Kết quả thanh tra giữa năm 2008 cho thấy, tại 10 DN thành viên lớn thuộc Vinashin đã có 122 dự án được duyệt với tổng mức đầu tư 54.179 tỷ đồng. Đặc biệt theo chủ trương và phê duyệt dự án thì nhiều dự án cơ bản được hoàn thành trong năm 2007, tuy nhiên việc triển khai dự án đều chậm. Một trong các nguyên nhân quan trọng chính là do khả năng đáp ứng về vốn quá hạn chế.
Tại thời điểm thanh tra giữa năm 2008, hầu hết các doanh nghiệp đều báo cáo rất “đói” về vốn, chưa tìm được nguồn để cân đối vốn đầu tư như: Công ty Công nghiệp tàu
thuỷ Nha Trang 891 tỷ đồng; Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân 495 tỷ đồng; Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng 2.400 tỷ đồng; Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu 3.982 tỷ đồng, Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Phà Rừng 3.749 tỷ đồng.
Nhiều dự án không hiệu quả
Nhiều dự án đầu tư của Vinashin đến nay được cho là không có hiệu quả. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất thép có khá nhiều dự án kiểu “đầu voi đuôi chuột”.
Cụ thể như, dự án nhà máy thép liên hợp sản xuất phôi thép tại Yên Bái, công suất 200.000 tấn/năm tổng vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng. Nhà máy này tuy đã được làm lễ động thổ từ năm 2007, nhưng cho đến nay, sau 3 năm vẫn chưa đâu vào đâu.
Dự án Vinashin – Vinakansai (nhà máy thép Vinashin Cửu Long) sản xuất thép xây dựng cũng không mang lại kết quả, kể cả nhà máy cán tấm nóng 300.000 tấn/năm, dựa trên dây chuyền cũ ở Hải Phòng cũng chỉ sản xuất mang tính chất tượng trưng, không thể sản xuất liên tục.
Đặc biệt với dự án Nhà máy cán nóng thép tấm tại Quảng Ninh, dự án này đã được Vinashin có quyết định đầu tư vào năm 2002. Thông thường, với qui mô chỉ có 350.000 tấn/năm, là nhà đầu tư chuyên nghiệp thì chỉ cần 2 năm là hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành.Song đến nay, sau 8 năm xây dựng, nhà máy vẫn chưa có gì.
Đấy là chưa kể, trong năm 2006, Vinashin cũng đã ký bản ghi nhớ với Công ty thép Posco xây dựng nhà máy thép liên hợp qui mô công suất 4,5 triệu tấn/năm tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Nhưng sau đó, đến năm 2008, Vinashin tuyên bố rút khỏi dự án trên mà không nêu rõ lý do. Về sau, Posco không được Chính phủ chấp nhận xây dựng tại Khánh Hòa nên dự án đã bị xóa bỏ.
Cũng trong năm 2008, Vinashin cùng tập đoàn Lion Group của Malaysia cũng đã hợp tác xây dựng nhà máy 8 triệu tấn/năm, tại tỉnh Ninh Thuận với số vốn lên tới gần 10 tỷ USD. Tháng 11/2007, hai bên đã làm lễ động thổ, song cho đến nay, dự án trên vẫn không triển khai được và UBND tỉnh Ninh Thuận đang tìm nhà đầu tư mới cho dự án này.
Nhiều dự án về Công nghiệp tàu thuỷ cũng tương tự. Khu Công nghiệp tàu thủy Lai Vu (Hải Dương), Khu Công nghiệp tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hóa), Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai); Nhà máy đóng tàu Dung Quất; Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp (Tiền Giang), phần vốn góp của Vinashin trong Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh ( Nam Định)... đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng nhưng tất cả đều dở dang, thậm chí có những dự án như KCN tàu thuỷ Soài Rạp, Nam Định… mới chỉ là bãi đất trống.
Nhiều ý kiến cho rằng trong lĩnh vực đóng tàu, nguyên tắc mang tính khoa học trong quản trị là phải tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho mỗi công ty trong Vinashin tham gia vào một hay một số công đoạn trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ mà Tập đoàn này cung cấp cho khách hàng; hoặc mỗi công ty trong Tập đoàn phải sản xuất ra một loại sản phẩm trong một phân khúc nào đó trong thị trường quốc tế nhằm tăng tính chuyên nghiệp
trong các công đoạn sản xuất và cũng sử dụng hiệu quả các thiết bị máy móc thiết bị cũng như tránh được việc đầu tư thiết bị dàn trải và trùng lặp giữa các công ty con trong Tập đoàn.
Nhìn vào cơ cấu danh mục sản phẩm và việc tổ chức sản xuất và quản trị điều hành của Vinashin hiện nay thấy các công ty trực thuộc tập đoàn này sản xuất các sản phẩm đóng tàu giống nhau... cho thấy một sự lãng phí ghê gớm các nguồn lực do bị phân tán các nguồn lực trong việc đầu tư trang thiết bị, nguồn lực tài chính và con người trong việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ.