0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nhóm giải pháp quán triệt đặc điểm thứ hai 1 Giải pháp tiến hành phân kì đầu tư

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ QUÁN TRIỆT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NÀY TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐẦU TƯ (Trang 58 -58 )

c. Phương pháp mô hình hoá

3.2.2. Nhóm giải pháp quán triệt đặc điểm thứ hai 1 Giải pháp tiến hành phân kì đầu tư

3.2.2.1. Giải pháp tiến hành phân kì đầu tư

Hoạt động đầu tư phát triển là một hoạt động phức tạp, gồm nhiều công việc từ khâu chuẩn bị cho đến khu ra thành quả khai thác. Giai đoạn lập dự án sẽ cho kết quả là một bản dự án hoàn chỉnh, chi tiết, cụ thể. Giai đoạn thực hiền đầu tư sẽ được tiến hành dựa trên bản dự án này. Các công việc của giai đoạn thực hiện đầu tư cần tuần thủ đúng kế hoạch của dự án đã lập ra. Và đây cũng chính là giai đoạn mà vốn thường nằm khê đọng dưới dạng các công trình, vật kiến trúc xây dựng dở dang. Các công trình máy móc, nguyên vật liệu chịu sự tác động của tự nhiên dẫn đến hao mòn về mặt lí hóa. Do đó, các khâu của giai đoạn thực hiện dự án cần được thực hiện nhanh chóng nhưng vẫn phải đám bảo chất lượng công trình. Muốn như vậy, trong giai đoạn này cần phải có sự phân kì đầu tư một cách hiệu quả, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, khắc phục tình tráng thiế vốn, nợ đọng vốn. Và quan trọng là chuẩn bị tốt một kế hoạch vốn đầu tư, phải quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư như:

1. Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. 2. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm.

3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.

4. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.

Chú ý: Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.

5. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất lượng công trình.

Chú ý: Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.

Và các nhà đầu tư cần có chiến lược đầu tư dài hạn về nguồn nhân lực, về đối tác chiến lược, về công nghệ… và phải có nguồn tài chính dài hạn có tính ổn định

3.2.2.2. Giải pháp Thực hiện tốt cơ chế giám sát cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng

của hoạt động đầu tư

Cơ chế giám sát cộng đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng của các bộ ngành, địa phương và các DNNN được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong Quyết định số 80/2005/QĐ-TTG ngày 18/04/2005, Quy chế giám sát cộng đồng ra đời, một mặt chính thức công bố về mặt luật pháp là cho cộng đồng có quyền làm, mặt khác là đưa người giám sát vào một hệ thống có tổ chức để thực hiện quyền phản ánh của mình, tiếp cận với hệ thống quản lý Nhà nước về đầu tư. Qua giám sát, cộng đồng có thể phát hiện và báo cho cơ quan có thẩm quyền về những việc làm xâm hại đến lợi ích của mình; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án, từ đó góp phần làm giảm thiểu các hành vi gian lận, sai trái của các cơ quan, đơn vị thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Để cơ chế này đi vào thực tế và phát huy tác dụng, cần thực hiện những giải pháp sau:

Thứ nhất, công khai hóa các thông tin về hoạt động đầu tư công theo quy định của Nhà nước. Chỉ khi nào công tác khai hóa thông tin tốt thì người dân mới biết để tham gia và giám sát cộng đồng mới đạt hiệu quả. Ví dụ như đầu tư sau khi có quyết định được duyệt, phải công khai quyết định ở nơi thực hiện dự án về chủ đầu tư, diện tích sử dụng đất, nguồn vốn, ai thiết kế, ai thi công và công khai ở nơi công cộng như trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố - nơi thực hiện dự án.

Thứ hai, cần có một tổ chức đủ mạnh và có uy tín ( như Mặt trận Tổ Quốc ) ở địa phương sở tại để thu nhập, thẩm định lại ý kiến đóng góp ( vì nhiều khi ý kiến của cộng đồng không thực sự chuẩn xác ) và tổ chức để cho người dân, cộng đồng thực hiện ý kiến đóng góp cho dự án, phản ánh của người dân theo quy chế, phải được thực hiện qua Ban giám sát là để phần nào đó tránh gây phiền hà, phức tạp trong quá trình quản lý điều hành, triển khai dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu, đồng thời tránh chuyện người dân biết sai phạm mà không biết phản ánh với ai hoặc họ tiến hành những hoạt động giám

sát mang tính tự phát. Việc giám sát của người dân chỉ nên dừng ở các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng như đất đai, môi trường, trật tự xã hội, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật như dự toán, thiết kế thì đã có các cơ quan chức năng xử lý. Ngoài ra, cộng đồng cũng cần giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cơ quan chức năng để cơ quan này phải giải quyết đến nơi đến chốn. Đây là quy chế dành cho cộng đồng, nên cần phải được tuyên truyền, phổ biến sâu đến tất cả cộng đồng dân cư để biết để thực hiện.

Thứ ba, có cơ chế khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức, báo chí, cơ quan ngôn luận có công khám phá ra những sai phạm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. Có như vậy, chất lượng của các dự án đầu tư công mới được cải thiện, góp phần giảm thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Thứ tư, cần đặc biệt đề cao và thực hiện tốt vai trò của các cơ quan dân cử là Hội đồng nhân dân các cấp đến Quốc hội trong việc quyết định và giám sát các hoạt động đầu tư công theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ QUÁN TRIỆT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NÀY TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐẦU TƯ (Trang 58 -58 )

×