I t= *ckt dmΣ *ckt tra theo đ−ờng cong
Lựa chọn thiết bị điện
9.1 Khái niệm chung:
Các thiết bị điện, sứ và các trang thiết bị truyền dẫn điện trong điều kiện vận hành làm việc ở 3 chế độ cơ bản: chế độ làm việc dài hạn, chế độ quá tải (đối với một số thiết bị phụ tải tăng cao tới 1,4 định mức) và cuối cùng là chế độ ngắn mạch. Ngoài ra trong ch−ơng này không xét tới chế độ không đối xứng.
ở chế độ làm việc lâu dài sự làm việc tin cậy của các thiết bị, sứ và các trang thiết bị dẫn điện đ−ợc đảm bảo bằng cách lựa chọn chúng đúng theo điện áp định mức và dòng điện định mức. ổ chế độ quá tải sự làm việc của TB. đ−ợc đảm bảo bằng cách hạn chế giá trị và thời gian tăng điện áp hay dòng điện ở một giới hạn nào đó phù hợp với mức d− về độ bền của chúng.
ở chế độ ngắn mạch sự làm việc tin cậy của thiết bị , sử và các phần tử dẫn điện đ−ợc đảm bảo bằng cách lựa chọn các tham số của các tham số của chúng phù hợp với các điều kiện ổn định nhiệt và ổn định lực điện động.
Khi chọn các TB. và các tham số của phần tử dẫn điện cần phải chú ý tới hình thức lắp đạt và vị trí lắp đạt (trong nhà, ngoài trời, nhiệt độ, độ ẩm.. của môi tr−ờng xung quanh và độ cao lắp đặt các TB. so với mặt n−ớc biển.
Khi thành lập sơ đồ để tính toán dòng điện ngắn mạch đối với thiết bị ta phải chọn chế độ sao cho khi đó thiết bị làm việc trong các điều kiện thực tế nặng nề nhất (tức với điểm ngm. chọn phải có đ−ợc dòng ngm. lớn nhất đi qua TB.).
Ngoài ra các TB. lựa chọn cần phải thoả mãn các yêu cầu hợp lý về kinh tế.
9.2 Lựa chọn TB & các tham số theo ĐK làm việc lâu dài