Phương pháp hấp phụ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng hiđrotalxit (mg, al, fe) làm xúc tác xử lý nước thải chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (Trang 31)

Hấp phụ là quá trình xảy ra khi một chất khí hay chất lỏng bị giữ lại trên bề mặt của một chất rắn. Chất khí hay hơi được gọi là chất bị hấp phụ, chất rắn được gọi là chất hấp phụ. Quá trình ngược lại được gọi là giải hấp hay nhả hấp phụ. Quá trình hấp phụ tỏa ra một lượng nhiệt gọi là nhiệt hấp phụ. Bề mặt càng lớn tức độ xốp của chất hấp phụ càng cao nhiệt hấp phụ tỏa ra càng lớn. Có 2 loại hấp phụ là hấp phụ vật lí và hấp phụ hóa học.

32

Hấp phụ vật lí là quá trình hấp phụ gây ra bởi lực hấp phụ có bản chất vật lí và không hình thành liên kết hóa học, lực liên kết giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ thường là các liên kết phân tử yếu như liên kết Van de Van, tương tác tĩnh điện hoặc lực phân tán London. Hấp phụ vật lý xảy ra ở nhiệt độ thấp, nhiệt hấp phụ thường nhỏ hơn so với hấp phụ hóa học.

Hấp phụ hóa học là quá trình hấp phụ gây ra bởi lực có bản chất hóa học. Hấp phụ hóa học thường xảy ra ở nhiệt độ cao với tốc độ hấp phụ chậm, thường kèm theo sự hoạt hóa phân tử bị hấp phụ nên còn được gọi là hấp phụ hoạt hóa, là giai đoạn đầu của phản ứng xúc tác dị thể. Hấp phụ hóa học về bản chất khác với hấp phụ vật lí. Hấp phụ hóa học được các nhà hóa học sử dụng để nghiên cứu các phản ứng xúc tác, đặc biệt là các phản ứng xúc tác dị thể. Ở đó, các chất xúc tác là các pha rắn, trong nhiều trường hợp các chất bị hấp phụ liên kết với bề mặt rắn của xúc tác và tạo thành các liên kết hóa học.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng hiđrotalxit (mg, al, fe) làm xúc tác xử lý nước thải chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)