trồng trọt.
4.5.1.1. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng
a, Hoạt động sản xuất lúa
- Kết hợp đất chuyên trồng lúa; đất lúa với đất trồng màu theo 2 mô hình: 2 vụ lúa – 1 vụ màu; 1 vụ màu – 1 vụ lúa hoặc 2 vụ mùa – 1 vụ lúa; đất trồng lúa kết hợp nuôi tôm cá nước ngọt.
- Thời vụ gieo trồng lúa:
+ Vụ Đông Xuân: Vụ này cần gieo mạ khi thời tiết ẩm tránh hiện tượng rét kéo dài, cần đắp thành luống và phủ nilon che mạ. Sử dụng giống lúa có thời gian thu hoạch ngắn.
+ Vụ hè: Phải gieo mạ sớm nhằm tránh bão xảy ra vào cuối vụ. b, Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
- Phát triển các mô hình đa canh tổng hợp lúa – cá – màu.
- Đối với những vùng thiếu nước tưới có thể chuyển sang trồng các loại cây khả năng chịu hạn cao như: bắp, đậu tương, đậu đỗ và cỏ dùng trong chăn nuôi.
4.5.1.2. Quy hoạch vùng sản xuất
Nâng cấp hệ thống hồ đập nhằm cung cấp nước ngọt ổn định từ 2-3 vụ lúa ngay trong mùa khô. Ngoài ra, có thể phát triển cây ăn quả và màu, tập
trung trồng màu, cây hàng năm thành vùng chuyên canh nhằm thuận lợi cho công tác tưới nước và tiêu thụ sản phẩm.
4.5.1.3. Làm tốt công tác bảo vệ thực vật
Các cán bộ bảo vệ thực vật cần nắm chắc các yếu tố khí tượng diễn ra trong sản xuất để dự tính, dự báo tình hình phát triển của các loài sâu bệnh để có biện pháp kịp thời và triệt để. Ứng dụng công nghệ quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với cây trồng để chủ động phòng chống dịch bệnh.
4.5.1.4. Tổ chức cảnh báo lũ lụt, hạn hán
- Huyện cần tiến hành xây dựng các bản đồ ngập lụt, hạn hán trên địa bàn hàng năm để kịp thời cảnh báo những diễn biến bất thường đang diễn ra.
- Tập trung rà soát, đầu tư nâng cấp hệ thống đê sông, nhất là tuyến đê tả hữu sông Lô và sông Chảy.
- Nâng cấp hồ đập để tăng trữ lượng nước, chống hạn hán trong mùa nắng nóng.
- Ở các xã vùng màu, hệ thống kênh tiêu úng cần đảm bảo an toàn cho cây trồng trong mùa mưa lũ.