Tác động đến thủy sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 50)

- Tác động tới nuôi trồng

Đoan Hùng phát triển nuôi thủy sản nước ngọt. Tính đến năm 2013, trên toàn huyện diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 412ha.[8]

Hình 4.5: Nuôi cá lồng trên sông Lô

Hiện nay, do diễn biến thời tiết bất thường làm biến động các yếu tố môi trường, chủ yếu là thời tiết nắng nóng và mưa lớn kéo dài gây thiệt hại cho ngành nuôi trồng.

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nuôi trồng thủy sản

Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng (Ví dụ: nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá trôi là 23-30°C). Nhiệt độ nước trong các ao đầm phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết.

Nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lượng oxy làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài nuôi.

+ Ảnh hưởng của lượng mưa

Khi xảy ra mưa lớn làm tăng lượng nước trong các ao đầm một cách đột ngột trong thời gian ngắn hay cạn kiệt nguồn nước ngọt khi lượng mưa khan hiếm làm tăng mức độ bốc hơi trong các ao nuôi cũng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản và năng suất của chúng.

+ Ảnh hưởng của bão

Bão gây ra những cơn mưa và sóng lớn có thể tàn phá đê bao của các ao nuôi, lồng bè và các khu vực nuôi cá ven sông. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi. So với sự thay đổi nhiệt độ thì bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh hưởng của nó nghiêm trọng hơn nhiều.

- Tác động tới bệnh thủy sản

Thay đổi nhiệt độ là điều kiện phát sinh nhiều loại dịch bệnh. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loài vi sinh vật gây hại.

Tình trạng nắng nóng kéo dài làm môi trường nuôi biến đổi đột ngột, nhất là pH, nhiệt độ. Nhiệt độ tăng làm tăng quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước và có thể dẫn tới nước bị ô nhiễm và làm ao đầm nuôi không thể sử dụng được nữa.

Trên địa bàn huyện, phần lớn nuôi trồng thủy sản ở các ao, đập; hiện nay, đang dần phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Lô. Do ảnh hưởng của BĐKH, mưa lũ xảy ra bất thường khiến người dân không kịp có biện pháp ứng phó đã khiến nhiều hộ dân bị mất trắng do nước lên nhanh và đột ngột làm cá theo dòng nước ra ngoài, đặc biệt là các hộ nuôi cá lồng trên sông ở các xã Đông Khê, Vụ Quang..Năm 2013, đã có 5,2 ha nuôi trồng thủy sản bị mất trắng, trong đó có hộ anh Đặng Văn Quảng ở Đông Khê đã mất trắng 3 lồng cá trên sông Lô, cá đang lớn ở khoảng 1kg. Đối với các hộ nuôi trồng

thủy sản ở ao, đập còn phải đối mặt với các bệnh về cá, nhiều gia đình cá bị chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Tóm lại: Sự gia tăng nhiệt độ và tình trạng hạn hán, mưa lũ trong tương lai do BĐKH sẽ tác động lớn đến việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w