a, Vị trí địa lý
Đoan Hùng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, bao gồm 27 xã và 1 thị trấn. Ranh giới của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái.
- Phía Nam giáp huyện Thanh Ba và huyện Phù Ninh. - Phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Tây giáp huyện Hạ Hòa.
Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 30.261,34 ha, cách thành phố Việt Trì 56km về phía Tây Bắc, có quốc lộ 2, quốc lộ 70 và các đường tỉnh chạy qua địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Thị trấn Đoan Hùng có diện tích 513,91 ha là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của huyện.[8][12]
b, Địa hình
Huyện Đoan Hùng là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ nên địa bàn tương đối phức tạp có hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình, địa mạo của huyện chia làm 2 dạng chính:
- Địa hình đồng bằng phù sa. - Địa hình đồi núi
c, Khí hậu
Đặc điểm về khí hậu thời tiết của huyện như sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23-24°C, mùa nóng nhiệt độ từ 27- 38°C, mùa lạnh nhiệt độ từ 15-16°C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 1780mm, phân bố theo mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài 7 tháng (tháng 5- tháng 11).
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 84%, mùa mưa độ ẩm cao có thể đạt tới 88%, độ ẩm thấp nhất là 24%.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2372 giờ, các tháng có số giờ năng cao từ tháng 3 đến tháng 9, trung bình đạt 260 giờ/tháng (cao nhất vào tháng 5), các tháng có số giờ nắng thấp từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau trung bình 120-130 giờ/tháng (thấp nhất vào tháng 12).
- Gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông từ tháng 11 đến tháng 4; gió Đông Nam tháng 5; gió Tây tháng 6 đến tháng 9; gió Tây Nam tháng 10. Tốc độ gió trung bình năm là 3,9m/s, trung bình tháng lớn nhất là 4,9m/s, trung bình tháng nhỏ nhất là 3,1m/s.
d, Thủy văn
Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của hệ thống sông Chảy và sông Lô.
- Sông Lô chảy qua huyện từ xã Chí Đám đến xã Vụ Quang; qua các xã: Chí Đám, thị trấn, Sóc Đăng, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ, Hùng Long, Vụ Quang; với chiều dài 25km. Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm là 1.020m3/s (trạm Vụ Quang); lưu lượng dòng chảy vào mùa lũ cao, cao nhất vào tháng 7 là 2950m3/s; mùa khô rất thấp, thấp nhất vào tháng 3 chỉ khoảng 234m3/s.
Sông Lô đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất; đồng thời cũng cung cấp lượng phù sa phục vụ cải tạo đồng ruộng.
- Sông Chảy là một nhánh của sông Lô chảy qua địa bàn huyện bắt đầu từ xã Đông Khê đến thị trấn Đoan Hùng đổ ra sông Lô; qua địa phận các xã: Đông Khê, Quế Lâm, Nghinh Xuyên, Hùng Quan, Phương Trung, Phong Phú, Vân Du; có chiều dài 22km. Lưu lượng dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm. Sông Chảy cũng góp phần tích cực vào việc tưới tiêu, bồi đắp phù sa đồng ruộng.
e, Tài nguyên Tài nguyên nước
- Nước mặt: Chịu ảnh hưởng bởi sông Chảy – sông Lô là chính. Ngoài ra, thông qua các ao hồ, kênh mương cũng góp phần tích cực trong việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm được khai thác sử dụng cho việc sinh hoạt của nhân dân trong huyện bằng giếng khoan. Chất lượng nước phụ thuộc vào độ sâu giếng khoan.
Tài nguyên nước của huyện rất dồi dào, chất lượng nước tương đối ít bị ô nhiễm vì thế có giá trị rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.
Tài nguyên đất
Đất của huyện Đoan Hùng được chia làm 2 nhóm chính sau:
- Nhóm đất đồng bằng – dộc ruộng chiếm 18,64% tổng diện tích tự nhiên phân bố trên tất cả các xã dọc theo hai bên sông Lô và sông Chảy.
- Nhóm đất đồi núi chiếm 66,33% diện tích tự nhiên của huyện. Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê đất đai 2010 và kết quả rà soát 3 loại rừng, diện tích đất rừng của huyện Đoan Hùng có 12.993,63 ha. Trong đó diện tích rừng phòng hộ là 193,50 ha, chiếm 1,49% tổng diện tích rừng của huyện (tập trung chủ yếu ở xã Quế Lâm, Ngọc Quan, Hùng Long, Vụ Quang); rừng đặc dụng 600,62 ha chiếm 4,62% (xã Vân Đồn, Tiêu Sơn, Minh Tiến, Minh Phú, Chân
Mộng); rừng sản xuất 12.199,51 ha, chiếm 93,89% tổng diện tích rừng và được phân bố ở 28 xã, thị trấn.
Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Đoan Hùng chủ yếu là cát, sỏi, đá xây dựng trên sông Chảy, sông Lô, tập trung ở các xã Chí Đám, thị trấn, Sóc Đăng, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ, Hùng Long, Vụ Quang, Đông Khê, Quế Lâm, Nghinh Xuyên, Hùng Quan, Phương Trung, Phong Phú và Vân Du. Lượng cát chủ yếu được sử dụng để san lấp mặt bằng và các công trình xây dựng.
Ngoài ra, còn có các khoáng sản khác như fenspat, cao lanh, than bùn ở Nghinh Xuyên, Chí Đám, Tây Cốc, Tiêu Sơn.