Dựa vào điều kiện hiện có, huyện Đoan Hùng đã phát triển ngành chăn nuôi gia súc hiệu quả và đóng góp chung vào giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Bảng 4.6: Thống kê chăn nuôi năm 2013 trên toàn huyện
STT Loại Số lượng (con) Tỷ lệ tăng đàn bình quân (%) 1 Trâu 6253 -4,18 2 Bò 1980 2,59 3 Lợn 84178 -7,84 4 Gia cầm 1200000 -6.02 (Nguồn: [8][9])
Trong thời gian qua, bên cạnh kết quả đạt được, ngành chăn nuôi gia súc huyện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Chăn nuôi lợn chiếm tỉ trọng cao trong ngành chăn nuôi nhưng người nuôi không có lãi vì dịch bệnh đe dọa thường xuyên đến đàn gia súc. Đây là nguyên nhân chính mà ngành chăn nuôi tiếp tục đạt tỉ trọng thấp trong nông nghiệp. Trước ảnh hưởng của BĐKH, tình hình phát triển đàn gia súc trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn:
+ Năng suất và sản lượng vật nuôi: Nhiệt độ trên địa bàn huyện có xu hướng ngày càng nóng lên và thời gian nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của vật nuôi. Khi nhiệt độ môi trường lên quá cao, nhiệt độ dư thừa trong cơ thể vật nuôi được tích lại, tác động gây ảnh hưởng đến cơ năng điều hòa nhiệt, dẫn tới sự sản nhiệt. Đồng thời tăng cường quá trình tỏa nhiệt qua da và đường hô hấp. Kết quả vật nuôi cử động chậm chạp, khả năng tiêu hóa hấp thu kém, con vật hầu như không muốn ăn, sức đề kháng tự nhiên của cơ thể giảm mạnh, kéo theo biểu hiện lâm sàng toàn thân nhiệt độ tăng cao một cách nhanh chóng kết hợp với loạn nhịp tuần hoàn.., nếu vật nuôi phải sống liên tục trong điều kiện nhiệt độ không khí quá cao. Gia súc rơi vào trạng thái bệnh lí, hôn mê, tê cứng và gây chết . Có 47/50 số hộ dân tham gia chăn nuôi được điều tra cho biết do nhiệt độ cao, điều kiện chuồng trại kém nên lợn thường hay bị chết do quá nóng, nhất là lợn con.
Bên cạnh nhiệt độ cao trong các tháng nóng, thì ngược lại vào mùa đông nhiệt độ lại xuống thấp làm cho vật nuôi mất thân nhiệt, co cơ làm cho chúng
vận động khó khăn, hơi ấm cần thiết cho vật nuôi dần bị mất đi trong điều kiện thời tiết lạnh giá.[4]
- Ánh sáng mặt trời (Bức xạ mặt trời):
Là một yếu tố quan trọng đối với năng suất và chất lượng vật nuôi, việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi và hình thức chăn nuôi sao cho phù hợp với lượng ánh sáng mặt trời là điều rất khó. Trường hợp thiếu ánh sáng làm cho cơ thể vật nuôi mất đi một số gen có giá trị đối với sự sống và chức năng sinh lí của nó ( Ví dụ: Tia tử ngoại chiếu vào da có thể biến chất 7 hydrocholestron thành vitamin D chống được bệnh còi xương, mềm xương, làm mau lành những vết thương và mụn loét nhưng đối với gà lại làm giảm lượng trứng của gà đẻ). Trường hợp thừa bức xạ làm cho cơ thể tích thêm nhiệt gây nên những vết đỏ. Vết đỏ này có thể biến thành viêm da, rộp nước hoại tử, lớp tế bào bị thoái hóa.[4]
Hầu hết các hộ dân tham gia chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ, yếu tố chuồng trại không được coi trọng do đó dẫn đến việc gia súc, gia cầm dễ bị chết do bệnh khi có sự thay đổi thời tiết.
- Dịch bệnh:
Nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố thời tiết và khí hậu khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây nên những đại dịch trên gia súc. Một số bệnh như lở mồm long móng, nhiệt than, tụ huyết trùng, dịch tả có nguy cơ bùng phát nhanh hơn.
Dưới đây là bảng tổng hợp thiệt hại trong các năm 2011-2013:
Bảng 4.7: Tình hình thiệt hại ngành chăn nuôi năm 2011-2013
Năm Thiệt hại
2011 - Thiệt hại 20.721 con, trong đó: trâu bò chết 6 con, lợn chết 3.273 con, gia cầm chết 17.442 con.
2012
- Thiệt hại 9 con trâu bò do tụ huyết trùng, 2.436 con lợn bị chết ( trong đó 121 con bị bệnh tai xanh, 97 con bị lở mồm long móng); 10.538 con gia cầm bị chết.
2013 - Tiêu hủy 23 con lợn bênh tai xanh, 7 con trâu bò bị tụ huyết trùng, 5.728 con gia cầm bị chết.
(Nguồn:[8][12]
- Chi phí thuốc thú y
Dịch bệnh gia tăng trong điều kiện khí hậu thay đổi làm phát sinh thêm chi phí thuốc phòng và trị bệnh vật nuôi, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi nói chung.
Bảng 4.8: Lượng vacxin tiêu thụ năm 2013
Vacxin phục vụ Loại bệnh Số liều
Công tác tiêm phòng Cúm gia cầm 260000 Lở mồm long móng 25373 Tụ huyết trùng trâu bò 25564 Dịch tả lợn 40171 Tụ huyết trùng lợn 36895 Công tác chống dịch Lợn tai xanh 1200 Tụ huyết trùng trâu bò 672 Cúm gia cầm 160000 (Nguồn:[8][12]) 4.3.3. Tác động đến lâm nghiệp
Trong 14190,19 ha rừng trên địa bàn huyện Đoan Hùng có 13396,07 ha là rừng sản xuất, 193,5 ha là rừng phòng hộ, 600,2 ha là rừng đặc dụng.
Dưới ảnh hưởng của BĐKH đã làm diện tích rừng phòng hộ giảm tác dụng của nó, sạt lở diễn ra nhiều hơn (phần diện tích rừng ở các xã ven sông như Vụ Quang, Hùng Long). Thảm rừng có độ che phủ cao trở nên trơ trọi, bị chia cắt, môi trường đất bị ô nhiễm do quá trình phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn, đa dạng sinh học bị suy giảm nhanh chóng, mất cân bằng sinh thái.
Hiện tượng BĐKH gây ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng phòng hộ ven sông, làm giảm khả năng giữ đất của cây rừng. Khi rừng phòng hộ bị ảnh hưởng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh thái trong khu vực. Nhiệt độ gia tăng là yếu tố gây tác động nhiều nhất đến ngành lâm nghiệp – ngành kinh tế chiếm vai trò quan trọng trong phát triển Kinh tế - Xã hội và có vai trò to lớn trong môi trường sinh thái huyện Đoan Hùng. Tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn hại do BĐKH gây ra đối với:
Sự thay đổi về điều kiện thời tiết, với sự gia tăng về nhiệt độ và lượng mưa là một trong những nhân tố hạn chế sự sinh trưởng của cây rừng.
+ Do ảnh hưởng của BĐKH nên các hiện tượng mưa lớn thường xuyên xảy ra hơn về cả cường độ và thời gian. Khi mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn và nhiều tháng còn lại trong năm bị khô hạn sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến sự tăng trưởng của cây. Trong hoàn cảnh đó, mưa lớn sẽ lọc rửa hết chất dinh dưỡng trong đất. Chính vì vậy, cây rừng thường bị ngừng sinh trưởng hoặc chết cây con.
Trên địa bàn huyện Đoan Hùng, phần lớn diện tích rừng là rừng sản xuất do đó việc cây rừng bị ngừng sinh trưởng hoặc chết cây con làm giảm sinh khối cây rừng, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người dân sản xuất lâm nghiệp.
- Nguy cơ cháy rừng
Sự biến động phức tạp của thời tiết có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau: + Trước hết là khả năng tăng tần suất và mức độ gây hại của các hiện tượng thiên nhiên như bão, lũ lụt. Mưa lũ tăng lên đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ ngập lụt ở các vùng trũng vốn thường xuyên bị ngập, gây chua úng, xói lở đất làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và chất lượng cuộc sống của con người.
+ Hạn hán gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sự phát triển và tính đa dạng sinh học của rừng đồng thời làm tăng nguy cơ cháy rừng.
Đoan Hùng tuy có nhiều diện tích rừng sản xuất nhưng đã làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng do đó không có diện tích rừng bị mất do cháy rừng gây ra.
- Nguy cơ sâu, dịch bệnh phá hoại rừng
Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng tạo điều kiện cho một số loại sâu bệnh hại cây rừng phát triển.
Thời tiết diễn biến phức tạp trước tình hình BĐKH trên địa bàn huyện đã làm cho loại sâu, bệnh thường gây hại cho cây rừng phát triển như: sâu róm, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh cháy lá, đốm lá,..
Ngoài ra, các bệnh hại rừng có tỷ lệ gia tăng vào đầu mùa khô như bệnh cháy lá, bệnh đốm lá thời gian phát sinh bệnh mạnh vào mùa mưa khi độ ẩm, nhiệt độ cao vào tháng 7, 8 hàng năm.
Trên địa bàn huyện, năm 2013 có 120 ha rừng trồng keo bị sâu róm ăn lá keo phá hoại phân bố ở cả 28 xã.