Tác động đến ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 41)

- Sản xuất nông nghiệp và sâu bệnh hại cây trồng

Ngành nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trong nền kinh tế huyện Đoan Hùng. Đây là nguồn thu nhập chính của đa số hộ dân trong huyện.

Trong thời gian qua tình hình sâu, dịch bệnh có chiều hướng phát triển mạnh, đặc biệt là các bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa có diễn biến phức tạp hơn với thành phần dịch đa dạng, tốc độ lây lan nhanh, mật độ cao nhất là trong năm 2010. Nguyên nhân là do thời tiết có diễn biến thất thường.

Bảng 4.5: Diện tích lúa bị nhiễm bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá

ĐVT: ha

STT Năm và mùa vụ Rầy nâu LXL bệnh VL-LXL

1 Năm 2010 3215 1352 Đông xuân 2134 1243 Hè thu 1081 63 2 Năm 2011 2234 263 Đông xuân 1021 144 Hè thu 1213 - 3 Năm 2012 1421 340 Đông xuân 1102 340 Hè thu 319 - 4 Năm 2013 1465 300 Đông xuân 1017 300 Hè thu 448 - ( Nguồn:[8][12] )

Gia tăng nhiệt độ, lượng mưa và các yếu tố bất thường của thời tiết trong thời gian qua đã tác động rất lớn đến tình hình sâu, dịch bệnh trên cây trồng ngành nông nghiệp huyện Đoan Hùng. Qua kiểm tra đồng ruộng cho thấy một số loại sâu bệnh gây hại như: bệnh khô vằn tỷ lệ 2-6% trên diện tích bị nhiễm 127 ha, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn xuất hiện tại các xã Ngọc Quan, Chí Đám, Hùng Quan, Vân Đồn.., tỷ lệ bệnh phổ biến từ 0,2-0,8%, nơi cao 3,2- 3,6%; rầy các loại phổ biến từ 40-60 con/m2, nơi cao 120-150 con/m2, ngoài ra còn có bệnh sâu đục thân, bọ xít dài, dịch châu chấu. Toàn huyện Đoan Hùng có 15 xã với tổng diện tích trên 48 ha có châu chấu nở với mật độ 100-

1200 con/m2, nhiều nhất là các xã: Chí Đám 14 ha, Sóc Đăng 11 ha, Tiêu Sơn 10 ha, Hùng Quan 5 ha, các xã còn lại từ 0,4-1 ha.

- Thời vụ gieo trồng:

Hiện nay, thời vụ chính trong năm trên địa bàn huyện Đoan Hùng là Đông xuân, Hè thu và một vụ Mùa, trong đó sản xuất Đông xuân đạt hiệu quả cao nhất.

Tại huyện Đoan Hùng, yếu tố nhiệt độ đã tác động đến thời vụ sản xuất trên địa bàn huyện trong thời gian qua như:

+ Gieo giống vụ Hè thu sớm gây thiệt hại cho các xã Chí Đám, Vân Du.. do bước vào mùa mưa bão, khi lượng mưa lớn sẽ làm lúa ở những vùng trũng thấp bị đổ, mạ bị chết do ngập úng. Vụ Đông Xuân nếu gieo mạ muộn sẽ gặp thời tiết rét đậm, rét hại kèm sương muối sẽ làm mạ bị chết.

Vì vậy, cần chuyển đổi thời gian gieo mạ hợp lý, đặc biệt chuyển thời gian gieo mạ vụ Đông xuân sớm hơn và vụ Hè thu muộn hơn.

- Năng suất cây trồng

Báo cáo đánh giá của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình tăng lên ảnh hưởng xấu tới năng suất của phần lớn cây ngũ cốc (1°C đối với ngô, 2°C đối với lúa nước). Nếu nhiệt độ tăng lên 3°C sẽ gây ra tình trạng “căng thẳng” đối với mọi loại cây trên tất cả các vùng.

+ Nhiệt độ tăng lên làm giảm năng suất cây trồng: Ngô giảm từ 5-20% nếu nhiệt độ tăng lên 1°C và tới 60% nếu nhiệt độ tăng lên 4°C, lúa sẽ giảm 10% đối với 1°C tăng lên.

+ Nắng nóng gây nên tình trạng hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến năng suất cây trồng các địa phương trên địa bàn huyện, nắng nóng xuất hiện vào các tháng 5, 6, 7 làm rau màu, lúa mùa bị giảm năng suất.[13]

Năm 2012, sạt lở sông Lô nghiêm trọng đoạn chảy qua Chí Đám làm 4,5ha bưởi đặc sản bị nước lũ cuốn trôi. Năm 2013, huyện Đoan Hùng có 123,7 ha ngô, 216,4 ha lúa bị thiệt hại do bị hạn và bị ngập úng.

BĐKH tác động rất lớn đến năng suất cây trồng. Lượng mưa gia tăng vào mùa mưa bão làm tăng diện tích ngập úng cục bộ ở những vùng đồng

trũng, các dải soi, bãi ven sông gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp. Đặc biệt, trước tình trạng BĐKH, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số loại cây trồng truyền thống được thay thế bằng loại cây trồng khác. Trong thời gian tới, hiện tượng mưa trái mùa vào thời điểm đầu mùa khô sẽ khiến các loại cây ăn quả chủ lực như xoài, bưởi liên tục rụng hoa và trái non, khiến năng suất sẽ giảm. Trên cây ngắn ngày như mía, đậu, ngô, các loại rau màu như hành, tỏi..cũng không tránh khỏi thiệt hại, vì sâu bệnh nhiều hơn và thường mang nhứng loại virus rất khó phòng trừ như các loại bệnh như rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa.

Năng suất lúa năm 2013 trên địa bàn huyện giảm 1,15 tạ/ ha, ngô giảm 0,97 tạ/ ha. Theo đó, sản lượng lúa năm 2013 giảm 284,4 tấn do ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh; tuy năng suất ngô giảm nhưng diện tích gieo trồng tăng nên sản lượng ngô năm 2013 tăng so với năm 2012.

Do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh, dịch bệnh phát triển khiến chi phí cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tăng lên.

- Sinh trưởng cây trồng

Nông nghiệp và lâm nghiệp được biết là phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu. Có mối quan hệ trực tiếp với nhiệt độ, chẳng hạn như tăng thời gian mùa sinh trưởng và sự phát triển trong chu kì cây trồng. Nhiệt độ cao kết hợp lượng mưa giảm đã dẫn đến giảm chiều dài của thời kì sinh trưởng, không cho phép các loại giống hiện tại hoàn thành chu kì phát triển của chúng (Ben Mohamed et al, 2002).

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ vào tăng trưởng cây trồng

Sinh trưởng cây trồng sẽ phản ứng rất khác nhau đối với các yếu tố BĐKH. Nhiệt độ tăng cao, sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa, khoai tây và đậu tương. Nhìn chung, với nhiệt độ tăng cao 1°C, vòng đời sinh trưởng của lúa từ khi gieo mạ đến thu hoạch sẽ có thể rút ngắn chừng 5-8 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w