II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỔI MỚI CÔNG TÁC
1. Một số giải pháp chủ yếu
1.1. Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, nhân dân, doanh nghiệp của Quận
Quận về quá trình đổi mới kế hoạch hóa nói chung và công tác lập kế hoạch nói riêng.
Từ những phân tích ở chương II, ta thấy hiện nay công tác lập kế hoạch ở Quận Đống Đa chưa thực sự được coi trọng. Nhận thức tư duy của
mọi người, từ các cấp lãnh đạo đến đội ngũ nhân viên cũng như người dân về vấn đề này vẫn hết sức hạn chế. Từ đó, dẫn đến tình trạng hầu như các bản kế hoạch được lập ra rồi lại để đó, thiếu đi tính ứng dụng vào thực tiễn quản lý của Quận.
Mặt khác, hiện nay nước ta đang tiến hành đổi mới mạnh mẽ công tác lập kế hoạch. Thể hiện cụ thể nhất là Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ số 33/2004/CT-TTg ngày 23/09/2004 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 nhấn mạnh đến việc lập kế hoạch theo phương pháp mới hoặc Công văn số 2215/BKH/TH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nội dung chủ yếu là hướng dẫn triển khai xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội ở địa phương có tính đến yếu tố tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
Vì vậy, điều đầu tiên cần tiến hành đổi mới trong quá trình lập kế hoạch của Quận Đống Đa là phải đổi mới nhận thức tư duy của mọi người về công tác lập kế hoạch trong bối cảnh hiện nay.
Giải pháp này nhấn mạnh vào việc nâng cao hơn nữa nhận thức của mọi người, từ cấp lãnh đạo cho đến các người dân về công tác lập kế hoạch của Quận. Đây là điều kiện quan trọng đảm bảo cho thực hiện thành công đổi mới. Để thực hiện có thể sử dụng một số công cụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, thông qua hệ thống truyền thanh của Quận, có thể tiến hành tuyên truyền một cách định kỳ (chẳng hạn hàng tuần) về quá trình đổi mới kế hoạch hóa nói chung và các vấn đề liên quan đến kế hoạch của Quận nói riêng nhằm tạo cho mọi người những hiểu biết nhất định làm cơ sở cho sự tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm hệ thống băngrôn, biểu ngữ...
Thứ hai, tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi thảo luận về đổi mới công tác lập kế hoạch tại Quận hay tại các Phường một cách định kì (có thể
hàng tháng, hàng quý...) với thành phần tham gia là cán bộ công chức, người dân, doanh nghiệp...trên địa bàn để góp phần nâng cao nhận thức của mọi người có sự hỗ trợ của các chuyên gia.
Thứ ba, có thể phát động các cuộc thi tìm hiểu về đổi mới công tác lập kế hoạch trong đội ngũ cán bộ công chức cũng như mở rộng ra toàn thể mọi người dân trong Quận.
1.2. Xây dựng một quy trình mới trong công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận Đống Đa.
Mặc dù chủ trương đổi mới công tác lập kế hoạch ở tất cả cấp chính quyền đã được đề ra từ lâu rồi nhưng thực tế không riêng gì Quận Đống Đa mà tất cả các quận, huyện trong cả nước vẫn sử dụng việc lập kế hoạch cơ chế cũ. Đặc biệt, với quy trình “hai xuống, một lên” như hiện nay thì rõ ràng đã tạo ra nhiều bất cập. Làm cho quá trình lập kế hoạch của Quận không gắn liền với việc xác định nguồn lực cũng như không gắn liền với sự tham gia của người dân. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra là cần phải tiến hành xây dựng một quy trình lập kế hoạch của Quận đảm bảo được việc thực hiện kế hoạch từ dưới lên và gắn sự tham gia của các bên liên quan vào các bước lập kế hoạch. Với ý nghĩa như vậy, tác giả xin đề xuất một quy trình lập kế hoạch mới của Quận Đống Đa bao gồm các bước sau:
Bảng 3.2: Các bước lập kế hoạch phát triển phát triển kinh tế - xã hội Quận Đống Đa
Bước Các hoạt động Người tham gia Kết quả mong đợi
Bước 1 Chuẩn bị các điều kiện lập kế hoạch Quận.
- Thành lập các nhóm lập kế hoạch - Xác định các thành phần tham gia - Chuẩn bị các điều kiện khác như:
Cán bộ Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội, lãnh đạo Quận, cán bộ Phòng Kế hoạch – Kinh tế, Đại diện
Đảm bảo tốt nhất các điều kiện cho công tác lập kế hoạch
thông tin, tài chính.... các Phường Bước 2 Hướng dẫn lập kế hoạch Quận
- Ngân sách
- Chỉ tiêu chính và các chỉ số - Đề xuất đầu tư
- Thảo luận nội dung công tác, trách nhiệm rõ ràng của các phòng ban, các cấp, các cán bộ
Cán bộ Sở Tài chính Hà Nội, Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội, lãnh đạo Quận, cán bộ Phòng Kế hoạch – Kinh tế, đại diện các tổ chức quần chúng và các Phường
Nắm vững việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận
Bước 3 Tiến hành lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quận
1. Một nhóm cung cấp thông tin về tình hình xã hội của Quận. Bao gồm: đói nghèo, giải quyết việc làm, y tế... 2. Một nhóm phân tích hoạt động kinh tế của Quận và các vấn đề khác. 3. Tổng hợp kế hoạch các Phường 4. Xác định nhu cầu của Quận. 5. Xếp loại ưu tiên các nhu cầu đó. 6. Tất cả các nhóm tham gia có vai trò quyết định các vấn đề ưu tiên. 7. Quận (chủ tịch hoặc trưởng phòng Kế hoạch – Kinh tế) phân tích những ưu tiên do các nhóm đưa ra và chọn những ưu tiên cao nhất
8. Cân đối nguồn lực cho các hoạt động
Cán bộ Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội, lãnh đạo Quận, cán bộ Phòng Kế hoạch – Kinh tế và đại diện cho các Phường, các tổ chức quần chúng và các bên liên quan khác.
Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quận
Bước 4 Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quận được đại diện và lãnh đạo Quận đồng tình. Có bản sao gửi cho UBND Thành phố và Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội
Lãnh đạo Quận bao gồm: chủ tịch, bí thư, các phó chủ tịch, các phó bí thư và các trưởng (phó) phòng trong chính quyền Quận Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quận gửi cho UBND Thành phố và Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các tài liệu)
1.4. Thể chế hóa sự tham gia của các bên có liên quan vào quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của Quận Đống Đa.
Trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của nước ta thì lập kế hoạch có sự tham gia là một yêu cầu quan trọng cần được
thực hiện ở tất cả ở mọi cấp. Đặc biệt, là việc đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã theo Nghị định 79/2003/NĐ – CP ngày 07/07/2003.
Tuy nhiên, qua những phân tích ở trên cùng với những tìm hiểu thực tế tại địa bàn, thấy rằng công tác lập kế hoạch ở Quận Đống Đa chưa có nhiều sự tham gia của người dân, các doanh nghiệp... cũng như sự phối hợp của các phòng ban trong hệ thống chính quyền Quận. Việc lập kế hoạch chủ yếu được tập trung ở một nơi đó là Phòng Kinh tế - Kế hoạch còn các đơn vị khác chỉ có nhiệm vụ báo cáo thông tin về tình hình thực hiện của mình để các cán bộ kế hoạch ở đây tiến hành tổng hợp. Việc lập kế hoạch ở đây có thể nói được tiến hành theo một chiều. Vì vậy, quá trình xây dựng kế hoạch của Quận thiếu đi một cách tiếp cận toàn diện, thực tế từ mọi phía, đặc biệt là từ phía người dân, doanh nghiệp.
Trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch của Quận Đống Đa cần nêu cao nhận thức lập kế hoạch là hoạt động của tất cả thành viên trong cộng đồng chứ không riêng gì là công việc của chính quyền.
Về phía hệ thống chính quyền Quận: Cần thực hiện sự tham vấn của các bên liên quan vào tất cả các khâu của quá trình lập kế hoạch. Phải quy định rõ tiếng nói của người dân, của các doanh nghiệp... là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình lập kế hoạch. Tại các cấp cơ sở như ở Phường cần đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc Nghị định 79/2003/NĐ – CP ngày 07/07/2003 về quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Bên cạnh đó, cần xây dựng một kênh thông tin hai chiều giữa cấp chính quyền Quận với người dân, doanh nghiệp thông qua các buổi lấy ý kiến. Đặc biệt, cần thể chế hóa quyền tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình dự án trên địa bàn theo nguyên tắc “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Cụ thể là:
- Tiến hành cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các thông tin liên quan đến các dự án để người dân được biết.
- Trưng cầu ý kiến người dân trong việc lựa chọn các dự án ở Quận. - Công khai quản lý nguồn lực và quyền lợi người dân trong từng dự án.
- Có thể cho người dân tham gia thực hiện các dự án nếu được theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
- Người dân trên địa bàn Quận có quyền tham gia vào việc giám sát thực hiện và đánh giá hiệu quả của các dự án.
Về phía các bên liên quan (người dân, doanh nghiệp...): Cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư vào công tác lập và thực hiện kế hoạch của Quận. Điều này có thể thực hiện được thông qua tăng cường các buổi tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp... với cấp lãnh đạo Quận, Phường. Họ sẽ cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng, từ đó tạo ra được sự tích cực trong tham gia.
Tuy nhiên, để đảm bảo lấy được một cách thường xuyên, chân thực nguồn thông tin phản hồi từ phía cộng đồng dân cư, ta cần đa dạng hóa các hình thức tham vấn. Có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Tổ chức các buổi lấy ý kiến của lãnh đạo Quận, lãnh đạo Phường. - Tổ chức các cuộc điều tra thống kê lấy ý kiến diện rộng trên địa bàn Quận.
- Xây dựng đường dây nóng tới lãnh đạo Quận, lãnh đạo Phường...
1.5. Giải pháp về đảm bảo các điều kiện để thực hiện đổi mới lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Quận Đống Đa.
Giải pháp này xuất phát từ một thực tế là những điều kiện phục vụ công tác lập kế hoạch của Quận Đống Đa không được đảm bảo một cách tốt nhất. Và trong quá trình đổi mới lập kế hoạch của Quận thì đây là một trong những yếu tố có thể gây khó khăn, cản trở. Chẳng hạn:
- Về hệ thống thông tin phục vụ lập kế hoạch chủ yếu được lấy từ Phòng Thống kế Quận và các báo cáo hành chính của các đơn vị trong Quận, các Phường gửi lên. Thiếu đi luồng thông tin từ phía người dân, doanh nghiệp...
- Về đội ngũ cán bộ lập kế hoạch: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Quận hiện nay chủ yếu có 2 người phụ trách công tác kế hoạch nhưng không được đào tạo đúng chuyên ngành, còn ở các Phường thì hầu như không có, chủ yếu là do bộ phận khác kiêm nhiệm thực hiện. Hầu hết cán bộ phụ trách không được trang bị những kiến thức chuyên môn về kế hoạch. Dẫn đến, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm của Quận phải thuê các đơn vị tư vấn bên ngoài thực hiện....
Từ đây, đặt ra yêu cầu là cần tạo ra những điều kiện nền tảng đáp ứng cho quá trình đổi mới công tác lập kế hoạch được thành công.
1.5.1. Xây dựng một chế độ báo cáo thông tin kinh tế - xã hội của Quận một cách thường xuyên.
Để đáp ứng được nhu cầu bảo đảm thông tin phục vụ cho quá trình lập và thực hiện kế hoạch thì cần ban hành các quy định pháp lý nhằm xây dựng một chế độ báo cáo thông tin định kỳ giữa các cơ quan Nhà nước trong hệ thống chính quyền Quận. Ở đây, bao gồm đảm bảo luồng thông tin giữa các phòng ban cấp Quận và giữa cấp Quận với cấp Phường. Nguồn thông tin này có thể được tổng hợp chủ yếu ở các nơi: Phòng Thống kê, Phòng Kinh tế - Kế hoạch và Văn phòng UBND Quận.
Bên cạnh đó, chính quyền Quận cũng cần phải thường xuyên cập nhập thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của Thành phố Hà Nội bằng nhiều hình thức khác nhau.
Và một trong những nhiệm vụ quan trọng là chính quyền Quận cần xây dựng được một kênh thông tin phản hồi về các chủ trương, chính sách...từ phía cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp... để có một nguồn thông tin sát thực, chính xác về tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
1.5.2. Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch của Quận.
Đây là lực lượng nòng cốt đóng vai trò chủ đạo trong quá trình đổi mới công tác lập kế hoạch của Quận. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu này cần tăng cường không những về số lượng mà còn cả về chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch. Năng lực của các cán bộ kế hoạch Quận sẽ quyết định chất lượng của các bản kế hoạch. Cho nên, cần tạo điều kiện để họ có thể thường xuyên tham gia các khóa đào tạo, tập huấn liên quan và tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương khác.
Một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng là chú trọng hơn nữa vào việc nâng cao năng lực trình độ cho các cán bộ làm công tác kế hoạch ở các phường. Bởi vì, thực tế hiện nay ở các Phường hầu hết các cán bộ lập kế hoạch còn thiếu sự trang bị kiến thức chuyên môn về lập kế hoạch cũng như quản lý các công trình, dự án. Nội dung đào tạo cần tập trung vào:
- Nâng cao năng lực xây dựng và quản lý các dự án đầu tư có qui mô nhỏ cho cán bộ kế hoạch ở các Phường.
- Các nội dung đổi mới của công tác lập kế hoạch hiện nay như: qui trình và phương pháp lập kế hoạch từ dưới lên...
1.5.3. Đảm bảo về tài chính cho các hoạt động của công tác kế hoạch Quận.
Khi tiến hành bất cứ hoạt động nào, thì yếu tố tài chính đóng vai trò quyết định đến việc có thể thực hiện được nó hay không. Đối với công tác lập kế hoạch của Quận cũng vậy, cần phải có sự bảo đảm về tài chính thì mới có thể triển khai đúng tiến độ các bước. Chính quyền Quận cần dành ra một phần kinh phí từ ngân sách của địa phương phục vụ cho công tác kế hoạch.
Đặc biệt, khi tiến hành đổi mới lập kế hoạch thì yếu tố này càng trở nên quan trọng. Lúc đó, sẽ rất có nhiều hoạt động được triển khai, chẳng hạn: tổ chức hội thảo, các buổi lấy ý kiến người dân, các đợt điều tra thống kế... mà nếu kinh phí hạn hẹp có thể làm giảm chất lượng của các hoạt động, nguồn thông tin thu thập được có thể chưa đánh giá chính xác thực trạng của địa phương. Từ đó, sẽ thiếu đi sự tiếp cận một cách toàn diện, sát thực trong công tác lập kế hoạch của Quận.
2. Một số kiến nghị nhằm đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Quận Đống Đa.
Đối với Chính phủ và Quốc hội:
- Kiến nghị Chính phủ và Quốc hội cần ban hành các văn bản pháp lý quy định việc phân cấp theo hướng tăng thêm quyền chủ động cho các Quận, Phường. Chẳng hạn như: phân cấp ngân sách Nhà nước, phân cấp xây dựng và quản lý các dự án...
Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính:
- Kiến nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư cần ban hành các văn bản pháp lý qui