0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đổi mới phương pháp lập kế hoạch của Quận

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI (Trang 56 -56 )

I. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LẬP KẾ

2. Định hướng đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở

2.3. Đổi mới phương pháp lập kế hoạch của Quận

Trước kia, phương pháp lập kế hoạch chủ yếu của các cấp chính quyền đó là việc lập kế hoạch theo đầu vào. Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu của công tác lập kế hoạch đó là việc dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước được phân bổ để bắt đầu xác định các mục tiêu cần thực hiện. Quá trình lập kế hoạch như thế này tạo cho các cấp chính quyền một thói quen “ỷ lại”, bên cạnh đó là làm cho bản kế hoạch thiếu đi tính chủ động, sáng tạo.

Vì vậy, để phù hợp xu hướng chung của quá trình đổi mới kế hoạch hóa thì phương pháp lập kế hoạch của Quận Đống Đa hiện nay cần được đổi mới theo các xu hướng chính.

Thứ nhất, đó là sử dụng phương pháp lập kế hoạch dựa theo kết quả đầu ra. Nội dung chính của nó chủ yếu là sau khi đánh giá chính xác thực trạng của địa phương thì cần tiến hành xác định những mục tiêu ưu tiên cần thực hiện trong thời kỳ kế hoạch. Đây là những bước đột phá có thể tạo ra sự phát triển lớn kinh tế - xã hội của Quận. Và để có thể thực hiện thành công những mục tiêu đó, Quận cần có những bước đi, tiến hành những hoạt động thích hợp. Từ đây, Quận mới tìm kiếm những nguồn lực đảm bảo có thể tiến hành những hoạt động đó. Những nguồn lực này có thể là ngân sách Nhà nước được phân bổ, nguồn lực huy động từ trong dân cư... Đây chính là những yếu tố đầu vào đảm bảo cho việc thực hiện thành công kế hoạch. Với phương pháp lập kế hoạch này sẽ tạo ra cho Quận sự chủ động, linh hoạt điều

hành, quản lý kinh tế - xã hội và cũng góp phần huy động được nguồn nội lực của địa phương.

Thứ hai, đó là việc sử dụng phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Khi sử dụng phương pháp này sẽ giúp tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan đóng góp ý kiến, thái độ và bày tỏ những quan điểm về nội dung trong các bản kế hoạch. Đây là một cơ hội giúp mọi người nói lên tiếng nói của chính mình từ đó có thể gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định cuối cùng.

Thứ ba, đó là việc sử dụng phương pháp lập kế hoạch gắn với nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Tất cả để nhằm đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra được bản kế hoạch được đảm bảo bằng các cơ chế, chính sách tài chính vững chắc. Trong kế hoạch đó, thể hiện rõ những hoạt động nào sẽ được tiến hành bằng nguồn từ Nhà nước (ngân sách Nhà nước, vốn tài trợ...); những hoạt động nào được tiến hành bằng nguồn của khu vực tư nhân (đóng góp của nhân dân, đầu tư của tư nhân...) và làm cách nào để có được các nguồn tài chính đó. Nếu nguồn lực không đủ hoặc cơ chế huy động nguồn lực không vững chắc, cần xem xét lại mục tiêu và hoạt động trong bản kế hoạch cho phù hợp.

Với những nguồn lực xuất phát từ phía Nhà nước, chẳng hạn như ngân sách Nhà nước cần phải xác định rõ các nguồn lực này là có hạn, có thể không đáp ứng đủ nhu cầu. Do vậy, cần chủ yếu tập trung vào việc tạo ra được kết quả cao hơn vẫn từ những nguồn lực đó. Từ đây, cần chú ý nhiều hơn việc phân bổ các nguồn lực phù hợp cho các mục tiêu ưu tiên và khả năng nguồn lực của Quận. Nhìn chung, phương pháp lập kế hoạch này là nhằm đáp ứng ba yêu cầu của quản lý chi tiêu công hiện đại, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Lập kế hoạch gắn với nguồn lực và 3 yêu cầu của quản lý chi tiêu công hiện đại

Yêu cầu của quản lý chi tiêu công

hiện đại

Kế hoạch gắn với nguồn lực

1- Kỷ luật tài khóa tổng thể

Xác định gói ngân sách một cách rõ ràng. Tăng cường kiểm soát xu hướng chi tiêu của các đơn vị về tổng thể. Chỉ rõ khó khăn với những đề xuất chi tiêu mới và sự cần thiết phải có các biện pháp tiết kiệm và tạo nguồn thu mới. Xác lập trần ngân sách cứng nhưng có thể cam kết tương đối chắc chắn 2- Hiệu quả phân bổ Tái phân bổ cho những hoạt động ưu tiên trong từng giai

đoạn. Có thời gian dài hơn để cân nhắc các chính sách hoặc đưa ra quyết định. Tập trung thảo luận ngân sách vào các chính sách, chương trình mới. Dự toán ngân sách chỉ cần chú ý đến các đề xuất mới, tránh cho đơn vị khỏi mất thời gian về các đề xuất hiện có.

3- Hiệu quả hoạt động

Dựa trên những đầu ra (sản phẩm, dịch vụ) và kết quả cuối cùng.

(Nguồn: Đổi mới công tác kế hoạch hóa trong tiến trình hội nhập – NXB Lao động – Xã hội 2007)

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI (Trang 56 -56 )

×