Giá trị tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của Việt

Một phần của tài liệu Nội dung và giá trị của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh (Trang 79)

B. NỘI DUNG

2.2.2.Giá trị tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của Việt

2.2.2. Giá trị tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay Việt Nam hiện nay

Như chúng ta đã nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay, chiến tranh và

xung đột vẫn xảy ra ở nhiều khu vực, cuộc chạy đua vũ trang đang tác động rất lớn và nhiều mặt đến cuộc sống của con người, cản trở sự phát triển xã hội. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hoá đang thu hút và đòi hỏi sự liên kết các quốc gia vì mục tiêu phát triển. Do vậy, việc hiểu và tôn trọng những giá trị vốn có của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cũng như những giá trị mới hình thành là vấn đề cấp thiết. Giá trị của khoan dung được ghi nhận là có tác động không nhỏ đến sự phát triển của xã hội. Khoan dung như một cách thức để phát huy hơn nữa giá trị nhân đạo của khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong cuộc sống, đồng thời, nó góp phần giữ gìn những giá trị truyền thống, đạo đức chung mang tính nhân loại.

Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới không nằm ngoài xu thế khách quan của sự phát triển, xu thế toàn cầu hoá. Trước tình hình ấy, nhiều vấn đề đặt gia cho dân tộc khi giao lưu kinh tế, văn hoá cũng như sự lựa chọn hợp lý những giá trị tốt đẹp của nền văn hoá thế giới hiện đại; vấn đề đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch, hướng tới xây dựng đất nước phồn vinh là một thách thức không nhỏ đối với cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Vì vậy, theo chúng tôi, tư tưởng khoan dung của Hồ Chí Minh với ý nghĩa lịch sử và thời đại vẫn còn nguyên giá trị đối với cách mạng Việt Nam hiện nay.

Trước hết, trong xây dựng nền văn hoá dân tộc và ứng xử với văn hóa nhân loại. Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới đang đứng trước sự bùng nổ công nghệ thông tin, quá trình đô thị hóa, sự di dân, hợp tác kinh tế, trao đổi văn hóa, du lịch, ... Sự bùng nổ đó vừa thúc đẩy các quốc gia xích lại gần nhau, vừa mở ra cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, đồng thời cái tốt, cái xấu, cái tiêu cực của văn hóa độc hại từ bên ngoài cũng theo đó mà xâm nhập vào nước ta. Trước tình hình ấy, khi giao lưu văn hóa, chúng ta phải tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa hiện đại thế giới, đồng thời phải đấu tranh chống lại sự xâm nhập của văn hóa độc hại, uốn nắn kịp thời khuynh hướng sùng ngoại, mất gốc, lai căng, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân ái, khoan dung vốn đã trở thành truyền thống, thành giá trị đạo đức và văn hoá quý báu của dân tộc.

Đứng trước xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập về

kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Tình

hình đó đang mở ra thời cơ lớn để thâu hái những tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại, làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc, rút ngắn khoảng cách của chúng ta với thế giới. Tuy nhiên, quá trình đó không phải chỉ diễn ra theo chiều thuận, mà có cả chiều nghịch. Nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển văn hóa đúng đắn thì việc mở cửa giao lưu sẽ dẫn đến nguy cơ sùng ngoại, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa chỉ còn là bản sao vụng về, mờ nhạt của một thứ văn hóa vay mượn, ngoại lai.

Do vậy, chúng ta phải trở về với học tập, vận dụng sáng tạo tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là hai mặt của một quá trình, hai mặt đó luôn luôn kết hợp chặt chẽ với nhau, bất cứ một sự lệch lạc nào cũng đưa đến những tổn hại cho việc xây dựng nền văn hóa mới. Trong lãnh đạo, xây dựng phát triển văn hóa, Đảng ta nhấn mạnh: Phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh, nền tảng, bản lĩnh có vững vàng thì mới tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại đúng đắn; mới chắt lọc được những gì thực sự là tinh hoa và mới vứt bỏ được những gì là phế thải của bất cứ loại phản văn hóa nào từ bên ngoài.

Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc phải gắn liền với lãnh đạo việc nâng cao nhận thức, tư tưởng, nâng cao những hiểu biết về văn hóa, khoa học hiện đại của quần chúng nhân dân, để quần chúng phân biệt được những gì thực sự là chân, thiện, mỹ với những cái giả, cái ác, cái xấu; nhận cái hay, bỏ cái dở. Các cấp các ngành cần đẩy mạnh các hoạt động lễ hội, tôn tạo những di tích văn hóa lịch sử và cách mạng, suy tôn các anh hùng liệt sỹ, đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp

nghĩa, đề cao văn hóa làng xã, văn hóa dòng họ.Cùng là những hình thức để tạo

ra rào chắn nhằm chống lại sự xâm nhập ồ ạt của văn hóa ngoại lai. Cần quán

triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh: Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm, cũ mà xấu thì phải bỏ; mới mà hay thì phải làm; mới mà dở, hoặc không phù hợp với con người Việt Nam thì không tiếp nhận.

Vận dụng tư tưởng khoan dung văn hóa của Hồ Chí Mính chúng ta cần thiết bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc lại cần phải được cân nhắc đầy đủ trong xử lý quan hệ giữa phát triển văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội, không để cho lợi ích kinh tế trước mắt làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của việc duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời, phải không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ngăn chặn âm mưu lợi dụng giao lưu văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Bởi lẽ hiện nay lợi dụng những thành tựu phát triển của công nghệ thông tin, các “đế quốc văn hóa” luôn nhân danh quyền con người để áp đặt cho các dân tộc theo những thị hiếu và quan điểm của họ, âm mưu lợi dụng chiêu bài “dân chủ hóa về chính trị”, “tự do hóa về kinh tế” để thổi lên những

luồng gió độc, phủ nhận quá khứ, hạ bệ thần tượng, gieo rắc hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng, gây mất niềm tin của nhân dân vào tương lai của chủ nghĩa xã hội,... Đặc biệt cần có giải pháp ngăn chặn việc lợi dụng văn hóa đại chúng, văn hóa nghe - nhìn của phương Tây, hòng làm cho thế hệ trẻ ngày càng rời xa cốt cách, tâm hồn dân tộc, chạy theo các phản giá trị, để tự diễn biến về văn hóa đi đến tự diễn biến về chính trị; ngăn chặn việc lợi dụng phim ảnh, video đen, các cuộc giao lưu trực tuyến để khơi dậy bản năng sinh vật trong mỗi con người, lôi kéo con người chạy theo lạc thú, dẫn đến nghiện ngập, mại dâm, trác táng, bạo lực... để từng bước huỷ hoại nhân cách con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình và băng

hoại đạo đức xã hội.

Kế thừa tư tưởng khoan dung Hồ chí Minh cần tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, vun trồng những giá trị nội sinh của dân tộc, tạo cơ sở vững chắc để tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại và thời đại ngày nay đang là yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam. Điều đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân phải tiếp tục quan tâm sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Việc mở rộng giao lưu, hội nhập với văn hoá nước ngoài là “điều kiện để chúng ta tiếp xúc rộng rãi với các thành tựu văn hoá nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hoá Việt Nam” [14, tr.45]. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội nhằm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam chúng ta phải biết kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại nhằm “xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế” [15, tr.213].

Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập, phải thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, tức là hoà nhập mà không hoà tan, hội nhập nhưng vẫn giữ được những nét độc đáo của riêng mình, vẫn giữ được bản sắc, cốt cách

của dân tộc, đó là “những giá trị bền vững những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ” [14, tr.56]. Cần mạnh dạn xoá bỏ những phong tục, tập quán, cải tiến những cái không còn phù hợp, tiến tới xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như phương hướng, nhiệm vụ mà Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tỏ thái độ dứt khoát đối với những sản phẩm, những luồng văn hoá độc hại từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam, làm tha hoá đạo đức và làm lung lay niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Một trong những biểu hiện của văn hoá độc hại đó là xu hướng thực dụng hoá, thương mại hoá, tuyên truyền lối sống của các nước phương Tây, từ đó có thể “tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá của dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội” [15, tr.46]. Ở đây tư tưởng biện chứng của sự kế thừa được thể hiện rõ nét và cũng là sự tiếp tục truyền thống “tiếp biến văn hoá” của dân tộc đối với các giá từ bên ngoài.

Tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh còn có giá trị to lớn trong việc định hướng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, các dân tộc tiến bộ và “không gây thù oán với một ai”. Bài học này phải được biến thành đường lối đối ngoại cởi mở, đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước hết, chúng ta phải khẳng định nguyên tắc giao lưu và hợp tác với các dân tộc trên cơ sở bình đẳng, cùng tồn tại hoà bình, tôn trọng, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. Hiện nay, khi mà một số cường quốc mưu toan biến toàn cầu hoá thành diễn đàn khuyếch trương mô hình của mình, phổ biến các giá trị bên ngoài, áp đặt mô hình xa lạ lên các nước đang phát triển. Chúng ta phải thực hiện đường lối đối ngoại mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của

các lực lượng tích cực, tiến bộ, nhưng cương quyết vạch trần các chiêu bài nhân quyền, dân chủ từ phương Tây, giữ vững định hướng phát triển của đất nước.

Cũng cần khẳng định thêm rằng, trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế phát triển mạnh mẽ, tình hình thế giới biến động khó lường, cần có cách tiếp cận khoa học và xử lý kịp thời, đúng đắn về các vấn đề như lợi ích, chủ quyền quốc gia, độc lập tự chủ, hợp tác và đấu tranh, hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sản dân tộc…Cuộc đấu tranh chống “diễn biến hoài bình”, chúng ta phải thể hiện đúng tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh, hoà nhập nhưng không hoà tan, không đánh mất mình. Mở cửa giao lưu, tiếp thu những tinh hoa của các dân tộc khác nhưng kiên quyết đấu tranh, nói không với những giá trị không phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống của dân tộc, luôn trau dồi bản lĩnh, giữ gìn bản sắc. Đó chính là đạo lý khoan dung, là biện chứng của cái phổ biến và cái đặc thù, cái nội sinh và cái ngoại lai dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là, khoan hoà, độ lượng, sẵn sàng bắt tay và quan hệ hữu nghị với kẻ thù cũ không có nghĩa là chấp nhận sự áp đặt về mô hình phát triển từ bên ngoài, cũng như sự áp đặt các giá trị không phù hợp với tập quán truyền thống văn hoá của dân tộc. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay thì tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh là sự chỉ dẫn vô giá cho các thế hệ sau. Xây dựng tinh thần khoan dung trong cộng đồng nhưng đồng thời cũng kiên quyết chống lại những kẻ cơ hội, lợi dụng chiêu bài khoan dung phục vụ mục đích đen tối của chúng; chống lại những biểu hiện sai trái, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trong đời sống thực tiễn kinh tế thị trường, vấn đề lợi ích đã và đang chi phối nhiều mặt của con người Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ làm sao để mỗi hành động vì lợi ích của mình không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, cũng như việc cần giáo dục ra sao để giúp cho việc định hướng hình thành những nhu cầu lành mạnh, hợp lý nhằm phát triển con người Việt Nam toàn diện và xây dựng môi trường thật sự nhân văn trong xã hội nước ta. Do đó, tư tưởng và đạo đức khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong việc định hướng văn hóa ứng xử giữa con người với nhau không kể dân tộc, đẳng cấp,

chủng tộc, tôn giáo,…Phải biết yêu thương, tha thứ, tôn trọng lẫn nhau, không ích kỷ, không vụ lợi, nhằm hướng tới một xã hội Việt Nam tốt đẹp, đảm bảo mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, để xây dựng và phát huy văn hóa ứng xử giữa con người với nhau không có gì quan trọng hơn việc giáo dục các giá trị truyền thống Việt Nam, nhân loại nói chung, đạo đức khoan dung Hồ Chí Minh nói riêng, trong đó “đạo lý làm người” của Hồ Chí Minh là chỉ dẫn vô giá đối với toàn thể dân tộc. Đạo lý đó là lòng yêu nước nồng nàn, tình yêu thương mênh mông, sâu sắc đối với con người, tinh thần lao động cần cù, lối sống, sinh hoạt giản dị, thuần hậu, có tình, có nghĩa, hài hoà giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên, giữa xã hội với giới tự nhiên.

Người Việt Nam từ trước đến nay sống có nghĩa, có tình, thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống hằng ngày. Gặp những lúc khó khăn, hoạn nạn thì

Một phần của tài liệu Nội dung và giá trị của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh (Trang 79)