Tư tưởng khoan dung trong Văn hóa của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Nội dung và giá trị của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh (Trang 55)

B. NỘI DUNG

2.1.1. Tư tưởng khoan dung trong Văn hóa của Hồ Chí Minh

Do cội nguồn tư tưởng và hoạt động thực tiễn phong phú đa dạng mà tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh được nâng cao và phát triển hàm nghĩa rộng rãi. Vì vậy, khoan dung trong văn hóa của Hồ Chí Minh thể hiện tính chất, giá trị trong những hoạt động văn hóa đa dạng của Người. Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà tư tưởng lý luận xuất sắc về văn hóa theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp mà còn là một nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thức được theo nghĩa hẹp văn hóa là bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội, vì vậy, văn hóa cùng với kinh tế, chính trị tạo nên động lực đời sống xã hội của con người. Hơn nữa, Hồ Chí Minh cũng hiểu rằng văn hóa còn được hiểu theo nghĩa rộng, nên vai trò quan trọng của văn hóa dân tộc gắn liền với sự tồn vong của dân tộc. Do vậy, ngay trong thời gian sống ở châu Âu, trong khi học tập và tiếp xúc với văn hóa của họ, Người đã chủ động, tích cực tiếp nhận những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa ấy sau này truyền bá, làm giàu cho văn hóa dân tộc. Song điều chú ý là, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định “mỗi dân tộc cần phải chăm lo đặc tính văn hóa dân tộc của mình”.

Từ nhận thức khoan dung về văn hóa, lại nhận thức được bản chất, vai trò to lớn của văn hóa trong đời sống xã hội, Hồ Chính Minh đã chỉ rõ chức năng và nhiệm vụ của văn hóa trong những điều kiện, những hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, văn hóa phải vào cuộc chiến đấu của dân tộc, làm cho cuộc chiến đấu có hiệu quả và văn hóa là một bộ phận hữu cơ của cuộc chiến đấu ấy. Người làm văn hóa cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Đến khi hòa bình, trong sự nghiệp xây dựng đất nước, người làm văn hóa lại trực tiếp thâm nhập vào phong trào lao động sản xuất của nhân dân, giúp cho người lao động nâng cao trình độ về mọi mặt để sản xuất được tốt hơn. Đặc biệt, văn hóa có nhiệm vụ quan trọng trên mặt trận tư tưởng, lý luận là nâng cao trình độ chính trị, sự hiểu biết về xã hội của nhân dân, đưa đến cho họ năng lực làm chủ

xã hội mới: “làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” [64, tr.223]. Như vậy, chính tư tưởng khoan dung về văn hóa góp phần làm tăng nội lực cho dân tộc, thanh lọc, chống lại những tư tưởng phản động, lạc hậu, chống lại cái xấu, cái ác, chống lại các tệ nạn xã hội và hướng dẫn tổ chức nhân dân xây dựng, bảo vệ cuộc sống văn hóa mới tốt đẹp, bảo vệ hòa bình.

Với 54 dân tộc, Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú, nhưng đấy cũng là cái khó khăn cho công tác xây dựng, phát tiển văn hóa mới thống nhất dân tộc nói chung. Vì, ở mỗi nền văn hóa của các sắc tộc có những đặc trưng riêng bên cạnh điểm chung, thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Do vậy, văn hóa dân tộc cần phải có lập trường khoan dung để phát triển rực rỡ trên nền tảng bảo vệ, kế thừa, phát huy văn hóa các tộc người, các vùng miền văn hóa khác nhau trên đất nước ta. Với văn hóa của các dân tộc thiểu số, cái hay, cái đẹp phải được tôn trọng, phải được làm giàu thêm cùng với việc vun xới sắc thái riêng của họ. Mọi người Việt Nam đều học chữ phổ thông là tiếng Việt song song với việc sử dụng chữ viết và bảo tồn sắc thái văn hóa dân tộc mình; sưu tầm, khai thác và nâng cao các nội dung đặc trưng của văn hóa các dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, không thể có một nền văn hóa mang tính nhân văn trong một quốc gia đa dân tộc mà lại chỉ chú ý phát triển văn hóa của một tộc người, càng không thể có sự áp đặt văn hóa giữa tộc người này với tộc người khác trong một quốc gia đa dân tộc, cần phải tôn trọng sự thống nhất trong đa dạng của các nền văn hóa.

Bên cạnh việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khoan dung văn hoá của Hồ Chí Minh còn đồng thời nhận thức cần phải không ngừng mở rộng tiếp thu những tiến bộ của thế giới làm giàu cho Việt Nam. Người từng khẳng định “Tây phương hay Đông Phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hoá Việt Nam…có tinh thần thuần tuý Việt Nam, hơp với tinh thần dân chủ” [1, tr.145]. Do vậy, không có gì lạ khi thấy trong văn hoá Hồ Chí Minh chứa đựng những nhân tố tích cực của tinh thần cộng hoà Pháp; khát vọng độc lập, dân chủ, dân quyền Mỹ, tinh thần trọng đạo đức của Khổng giáo; phép biện chứng của Mác; tinh thần cách mạng của Lênin; chủ thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn,…Hồ

Chí Minh tiếp thu những giá trị văn hoá bên ngoài mà vẫn giữ được tinh thần thuần tuý Việt Nam, không đánh mất bản sắc của dân tộc mình sau khi đã thâu hoá những giá trị chung của nhân loại. Vì vậy, thái độ nhất quán của Người là “cái hay của tổ tiên ta thì ta học”. Hồ Chí Minh cũng khẳng định tính dân tộc của văn hóa để chống lại xu hướng đồng nhất hóa văn hóa nhân loại, áp đặt văn hóa làm mất đi quyền sáng tạo văn hóa của các dân tộc. Đồng thời, văn hóa truyền thống của dân tộc là cái màng lọc để tiếp nhận các giá trị văn hóa khác từ bên ngoài tác động tới. Mặt khác, chúng ta thấy rằng, các nền văn hoá, các giá trị văn hoá, các học thuyết khác đều có những mặt tích cực sở trường và hạn chế sở đoản nhất định, cho nên cần có sự “lọc bỏ biện chứng” đối với các tư tưởng này, chỉ kế thừa những yếu tố tích cực, cải tạo nó cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đồng thời gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, thiếu tiến bộ. Về điều này, Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó ta nên học” [58, tr.46] và cái điều hay của Nho gia theo Người là “Khổng Tử là người mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội” [658, tr.46]. Điều này Hồ Chí Minh cũng có những nhận xét “tương tự như đối với các tôn giáo khác như Lão giáo và Thiên chúa giáo” [90, tr. 267].

Ở Hồ Chí Minh nội dung tư tưởng khoan dung văn hóa còn được biểu hiện rõ nét ở thái độ trân trọng, cái nhìn rộng lượng đối với những giá trị khác nhau của văn hoá nhân loại, là chấp nhận giao lưu, đối thoại, tìm ra cái chung, nhằm đạt tới sự hoà đồng, cùng phát triển. Và chính Hồ Chí Minh là tấm gương đặc sắc, biết làm giàu trí tuệ của mình bằng những di sản tinh thần quý báu của nhân loại. Người biết kế thừa các học thuyết của các nền văn hoá khác nhau trên thế giới một cách có phê phán, chắt lọc, làm hành trang tư tưởng của mình, như Người đã tổng kết “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Jêsus có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta” [20, tr.43]. Bên cạnh đó, lý

tưởng con người nhân, lý tưởng xã hội cao quý của văn hóa truyền thống phương

biến những giá trị phương Tây có nội dung khoan dung mới: “làm cho thiên hạ đại đồng, ấy là thế giới cách mạng”. Khi giới thiệu nội dung thuyết đại đồng của châu Á sẽ có khả năng tiếp nhận tư tưởng cộng sản chủ nghĩa thuận lợi hơn ở châu Âu, Người khẳng định, “thủ tiêu bất bình đẳng về hưởng thụ, hạnh phúc không phải cho một số đông mà cho tất cả mọi người” [53, tr.35].

Nội dung tư tưởng khoan dung văn hóa là đứng vững trên nền tảng lập trường văn hóa dân tộc mình để tiếp nhận cả từ phương Đông lẫn phương Tây. Từ lập trường này ở Hồ Chí Minh còn tác động tới tư tưởng khoan dung trong văn hóa chính trị. Nó là cơ sở tinh thần, tư tưởng, đạo đức của tư tưởng chính trị ở Người. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng, khoan dung văn hóa là cơ sở chỉ đạo việc xử lý mối quan hệ giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại. Tư tưởng khoan dung văn hóa ở Hồ Chí Minh là sự thừa nhận tôn trọng những nền văn hóa khác để cùng tồn tại, và qua đấy tạo ra sự giao lưu, tiếp biến lẫn nhau làm cho văn hóa các dân tộc và nhân loại cùng phát triển phong phú và đa dạng: “Phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” [58, tr.173] là con đường đúng đắn để xây dựng nền văn hóa mới Việt nam.

Để thực hiện được mục tiêu vừa bảo vệ, phát triển nền văn hóa, vừa bảo vệ độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã nêu lên nguyên tắc cơ bản, có tính định hướng, đó là cần sự giao tiếp bình đẳng giữa các giá trị, cần tiếp thu có chọn lọc, có khước từ, có chối bỏ nhưng không kỳ thị, không “đóng cửa” và tránh “bắt chước” hoặc trở thành nô lệ về văn hóa. Văn hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của mình. Theo Hồ Chí Minh, càng thấm nhuần yếu tố văn hóa hiện đại thì càng cần phải coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc, phải rút ra từ quá khứ những giá trị cần thiết cho sự phát triển văn hóa mới. Hồ Chí Minh đã từng nói rằng, Nguyễn Du là một nhà thơ cổ điển vĩ đại của chúng tôi. Những người cộng sản chúng tôi rất quý trọng cổ điển, có nhiều dòng suối tiến bộ chảy từ ngọn nguồn cổ điển đó. Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp đó của cha ông. Điều đó chứng tỏ rằng, khi có những

yếu tố văn hóa hiện đại thì không được quên, thậm chí còn phải coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi đó là nền tảng để phát triển.

Cũng cần khẳng định thêm rằng, nội dung tinh thần khoan dung văn hoá Hồ Chí Minh xa lạ với mọi thói kỳ thị văn hoá. Trong khi chống Pháp, Người vẫn yêu mến và đề cao văn hoá Pháp. Hồ Chí Minh đã có sự phân biệt rạch ròi giữa công dân Pháp với thực dân Pháp với văn hoá Pháp. Người kịch liệt phê phán thực dân Pháp đã xuyên tạc tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” do các nhà tư tưởng khai sáng Pháp đưa ra, theo Người thực chất đó là những kẻ nhân danh tư tưởng ấy đi nô dịch áp bức các dân tộc khác. Do phân biệt rõ thực dân Pháp với dân tộc Pháp và văn hoá Pháp nên người khẳng định, “chúng tôi không ghét thù gì dân tộc Pháp. Trái lại chúng tôi kính phục cái dân tộc lớn lao ấy đã là kẻ đầu tiên truyền bá lý tưởng rộng rãi về tự do, bình đẳng, bác ái, và đã cống hiến rất nhiều cho văn hoá, cho khoa học và cho văn minh” [56, tr. 65]. Chính điều này đã giúp Hồ Chí Minh có cách ứng xử khoan dung với văn hoá pháp, cũng như việc Người xem Đại cách mạng tư sản Pháp là một mốc lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại, “nhờ cuộc Đại cách mạng đó mà tư tưởng dân chủ truyền bá khắp châu Âu” [63, tr.464]. Bên cạnh đó, trong khi chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ Người vẫn ca ngợi truyền thống đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân Mỹ. Bản thân Người là hình ảnh kết tinh của tinh hoa văn hóa nhân loại Đông và Tây. Người đã từng nói với J. Lacouture - một nhà báo Pháp đầu năm 1946: “Một dân tộc như dân tộc các ông đã sản sinh cho thế giới một nền văn hoá ca ngợi tự do thì dù sao đi nữa dân tộc ấy cũng tìm thấy ở chúng tôi những người bạn”. D.Halberstam lại có một phát hiện khá sắc sảo “Cụ Hồ Chí Minh không những đã giải phóng đất nước mình và làm thay đổi cả quá trình của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi và châu Á mà Cụ còn làm nên một cái gì quan trọng hơn nữa: đó là đã biết sử dụng cả văn hoá và tâm hồn của kẻ địch để chiến thắng” [trích theo 83 tr. 319].

Trong một thế giới có sự giao lưu và tồn tại giữa cái chung và cái riêng, cái đồng nhất và cái dị biệt, khoan dung văn hoá với Hồ Chí Minh là chấp nhận đối thoại về giá trị, tìm ra cái chung, cái nhân loại: “Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau, ấy là dân nào cũng ưu sự lành và

ghét sự dữ” [56, tr.350]. Là một nhà ngoại giao biết thương lượng, có đầu óc thực tế, Hồ Chí Minh biết tìm ra mẫu số chung cho mọi cuộc đối thoại. Trong đối thoại với đối phương để đi đến thoả hiệp, nhân nhượng mà các bên có thể chấp nhận được, Hồ Chí Minh luôn biết mềm dẻo, ôn hoà trong việc tìm ra cái chung, cái đồng nhất, bảo lưu cái khác biệt. Người nói với người Pháp: “Người Việt và người Pháp cùng tin tưởng vào đạo đức: Tự do, Bình đẳng, Bác ái, Độc lập”. Triết lý đạo

Khổng và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức “Kỷ sở bất dục,

vật thi ư nhân”. “Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn cho nó độc lập…Nhưng chúng tôi cũng được phép yêu nước chúng tôi và muốn cho nó độc lập chứ!...Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi” [56, tr. 65].

Bên cạnh đó, khoan dung văn hoá Hồ Chí Minh còn thể hiện ở lối sống chan hoà với thiên nhiên. Người không thích nói “chế ngự thiên nhiên”, “cải tạo tự nhiên” mà chủ trương sống hài hoà với thiên nhiên, phảng phất lối sống của một triết nhân Lão học ngày xưa, hết mực giản dị, xoá bỏ mọi nghi thức. Nơi ở của Người trong kháng chiến luôn luôn đảm bảo “trên có núi, dưới có sông, có đất ta trồng, có bãi ta chơi”. Về Hà Nội, Người không chịu sống trong những ngôi nhà đồ sộ với những khối bê tông đè nặng lên con người. Người thích ở nhà sàn, đi bộ, xuống các địa phương…để tâm hồn luôn luôn rộng cùng gió bốn phương trời đất và người.

Đến đây có thể khẳng định rằng, nội dung tư tưởng khoan dung văn hoá của Hồ Chí Minh là sự thống nhất của cả Tâm, Đức và Trí – một tinh thần khoan dung được xây dựng trên tầm cao văn hoá Cổ - Kim – Đông - Tây, kết hợp được tình cảm với lý trí, nhận thức với hành động, yêu thương với đấu tranh, một bước phát triển mới về chất của tinh thần khoan dung văn hoá Việt Nam.

2.1.2. Tư tưởng khoan dung trong lĩnh vực đạo đức của Hồ Chí Minh

Với Hồ Chí Minh, nội dung tư tưởng khoan dung còn là một trong những giá trị đạo đức trụ cột trong một nhân cách hoàn thiện. Nội dung này đã được Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc, tự giác và thể hiện đậm nét trong mục đích cuộc đời mình. Vì Tổ quốc, vì cách mạng, vì nhân dân là tất cả mục đích cuộc đời, là giá trị cơ bản trong cuộc sống của Hồ Chí Minh, Người không vì cá nhân mình. Hồ

Một phần của tài liệu Nội dung và giá trị của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)