Hoạt động thực tiễn phong phú – Cơ sở hoàn thiện tư tưởng khoan

Một phần của tài liệu Nội dung và giá trị của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh (Trang 46)

B. NỘI DUNG

1.2.3.Hoạt động thực tiễn phong phú – Cơ sở hoàn thiện tư tưởng khoan

khoan dung Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người không chỉ là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược tài ba, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất. Chính quá trình hoạt động thực tiễn phong phú của mình đã giúp Hồ Chí Minh đã gạn lọc, tiếp biến nâng tư tưởng khoan dung Đông – Tây – Kim – Cổ, làm cho phù hợp với truyền thống khoan dung, với thực tiễn Việt Nam.

Trong những năm, 1911 – 1920, Hồ Chí Minh bằng hoạt động của mình đã tìm tòi và khảo nghiệm đường lối cứu nước. Đây cũng là thời kỳ xác lập các giá trị khoan dung định hướng hoạt động của Người. Trong thời kỳ này, Nguyễn Sinh Cung đã tiếp thu được truyền thống yêu nước, khoan dung và lòng nhân ái từ gia đình, quê hương, đất nước, trước hết là của quê hương Nam Đàn, xứ Nghệ. Các nhân tố này có tác động rất lớn đến sự hình thành tư tưởng khoan dung cũng như nhân cách đạo đức và nhân cách trí tuệ Hồ Chí Minh. Ở giai đoạn này thực dân Pháp ra sức đàn áp phong trào yêu nước để củng cố địa vị thống trị của chúng. Người thấy được cảnh khổ ải, cùng cực của dân phu làm con đường Cửa Rào – Trấn Ninh; thấy được sự đối lập giữa cuộc sống lao động khổ cực, nghèo khó của nhân dân lao động với cảnh sống xa hoa, phè phỡn của bọn thực dân Pháp và quan lại Nam Triều. Người đã tham gia và chứng kiến cuộc biểu tình chống sưu thuế của nông dân miền Trung bị đàn áp dã man. Sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ đã chỉ ra: Muốn cứu nước, phải tìm ra một con đường cách mạng mới. Điều này chứng tỏ, từ rất sớm, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hồ Chí Minh đã bộc lộ một thái độ khoan dung nhạy cảm, đã có những trăn trở, suy tư trước các luồn tư tưởng. Đó là của một người học sinh trước thực trạng đau buồn của đất nước, mong muốn gắn vận mệnh, ước mơ, khát vọng làm người của mình với vận mệnh chung của dân tộc, qua học hỏi các tiền bối cách mạng.

Gia đình, quê hương, đất nước đã hình thành nên ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành một nhân cách giàu lòng yêu nước, nhân ái, thương người, nhất là những người nghèo khổ, thấu hiểu được sức mạnh của ý chí độc lập, tự cường của dân tộc. Được gia đình, quê hương trang bị cho vốn kiến thức về văn hoá phương Đông, những kiến thức bước đầu về văn hoá phương Tây, lại được rèn

luyện trong cuộc sống lao động và đấu tranh, mang nổi đau của người dân mất nước, với một nghị lực phi thường, Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Ngoài vốn Nho học, trong hành trang học vấn của Nguyễn Tất Thành còn có những hiểu biết nhất định về nền văn hoá, văn minh, về lịch sử cận – hiện đại Pháp, Anh. Hấp dẫn nhất đối với Nguyễn Tất Thành là lý tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” mà cuộc cách mạng Pháp năm 1789 đã khai sinh. Những tri thức mà Nguyễn Tất Thành có được về nền văn hoá Pháp là thời kỳ học ở Trường Pháp – Việt, nhất là Trường Quốc học Huế. Thời đó, Người đã từng đọc các tác phẩm của Voltaire, Rousseau, Montesquieu,…Hiểu biết ban đầu về nền văn minh Pháp cho phép Nguyễn Tất Thành rút ra nhận xét: Ở phương Tây không phải tất cả mọi cái đều xấu, có nhiều cái tốt có thể học được, tiếp thu để giúp đồng bào mình, và điều đó đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành đi tới bến bờ xa lạ đó. Văn hoá, văn minh Pháp với những hiểu biết ban đầu trong sáng đã giúp Nguyễn Tất Thành định hướng đúng trong những bước rẽ của đường đời. Sau này, Nguyễn Tất Thành không ngừng làm giàu trí tuệ của mình, nhưng những yếu tố vừa nêu là rất cần thiết để tạo nên hành trang tư tưởng–văn hoá, cho phép Nguyễn Tất Thành có được suy nghĩ, tư duy độc lập trong việc lựa chọn hướng đi tìm đường cứu nước, vươn tới hệ tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Việc Hồ Chí Minh lựa chọn con đường sang Pháp thể hiện rõ sự đổi mới trong nhận thức lý luận, tính độc lập tự chủ, khả năng suy xét, giải quyết các vấn đề thực tiễn của Người. Sau khi rời Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành đã tiếp tục nung nấu một hoài bão tìm con đường giải phóng cho dân tộc. Chính hoài bão này đã hình thành và nuôi dưỡng ý tưởng hướng về nước Pháp và các nước Tây Âu.

Để thực hiện hoài bão của mình, Người đã đi và sống ở nhiều nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ Latinh, đã tận mắt thấy cuộc sống cùng cực, bị bóc lột, bị đàn áp của các dân tộc thuộc địa và cũng trực tiếp tìm hiểu đời sống của các nước tư bản phát triển tự xưng là văn minh. Thực tiễn cuộc sống, hoạt động và đấu tranh phong phú trên thế giới đã hình thành ở Người những nét mới trong nhân cách, tư tưởng khoan dung, rõ nhất là niềm tin vào lương tri, lẽ phải, sức mạnh của con người và lòng nhân ái bao la giữa những người khốn cùng bị đầy đoạ và đưa Người đến những nhận thức mới. Ở các nước thuộc địa, đâu đâu

Người cũng thấy người lao động bị chủ nghĩa thực dân đế quốc đày ải trong tủi nhục, đói nghèo, bị bóc lột, đàn áp dã man và ở đâu các dân tộc bị áp bức cũng đều có khát vọng đấu tranh đòi giải phóng. Ý thức đoàn kết, tình yêu thương vô hạn đối với con người, đặc biệt là người lao động không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo được hình thành từ đó.

Ở các nước tư bản phát triển, tự xưng là văn minh, Người thấy có hai loại người: tầng lớp trên sống hết sức xa hoa, thừa thãi, còn đa số nhân dân lao động phải sống cuộc đời nheo nhóc, bần hàn. Chính do sự thông cảm, yêu thương những người cùng khổ và lòng căm ghét bọn tư bản, đế quốc thực dân, mà tình cảm và ý thức giai cấp ở Nguyễn Tất Thành từng bước được nảy nở. Nhờ sự tôi luyện bản lĩnh, nhân cách trong lao động kiếm sống, những nhận thức rút ra từ thực tiễn gần mười năm lăn lộn tìm đường cứu nước, nên vào năm 1920 khi đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (của Lênin tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản) đăng trên báo L’Humaneté, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy ở Luận cương những lời giải đáp đầy thuyết phục cho những câu hỏi mình đang nung nấu và tìm tòi. Có thể nói, đến đây Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước: con đường giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng vô sản. Tinh thần khoan dung và nhân cách trí tuệ của người đã được nâng lên về chất. Đặc biệt, với việc gia nhập Đảng Cộng sản Pháp (1920) thì tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh đã thực sự gắn kết với chủ nghĩa nhân văn cộng sản và nhảy vọt về chất.

Như vậy, trải qua 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Lênin, từ một thanh niên Việt Nam yêu nước trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước nhảy vọt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, một sự chuyển biến về chất, kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống khoan dung dân tộc với chủ nghĩa nhân văn quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Những tư tưởng khoan dung đó có tác dụng định hướng cuộc sống và hoạt động của Hồ Chí Minh đó là điều cần được khẳng định.

Giai đoạn từ năm 1921 đến năm 1945, nổi lên mấy sự kiện lớn, cho thấy năng lực thâm nhập thực tiễn, tư duy tổng hợp sáng tạo, sự hoạt động thực tiễn và lý luận phong phú, đầy hiệu quả, thể hiện hiệu năng của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là thời kỳ tu dưỡng, rèn luyện và làm phong phú, hoàn

thiện tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng khoan dung của Người nói riêng. Từ năm 1920 đến năm 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động với cương vị Trưởng tiểu ban Đông Dương trong Ban Nghiên cứu thuộc địa, tham dự Đại hội I và Đại hội II của Đảng Cộng sản Pháp. Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc thành lập

Hội Liên hiệp thuộc địa và xuất bản báo Le Paria. Đây là lần đầu tiên tư tưởng

đoàn kết quốc tế của Người được thể hiện ra bằng tổ chức. Trong bài Lời kêu gọi

đăng ở số báo đầu tiên, Người viết rõ mục đích của tờ báo là đấu tranh để “giải phóng con người” nhất là người cùng khổ. Điều này chứng tỏ tư tưởng khoan dung đối với con người xuất hiện từ rất sớm và sâu sắc ở Nguyễn Ái Quốc.

Trong thời gian ở Liên Xô (1923-1924), Nguyễn Ái Quốc đã tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào Đoàn chủ tịch, được tham quan triển lãm kinh tế quốc dân Liên Xô; sau đó học lớp bồi dưỡng tại trường đại học Phương Đông. Năm 1924, Người tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản và các Đại hội Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ. Thời gian ở Liên Xô tuy ngắn nhưng đã để lại trong Người những ấn tượng rất sâu sắc. Người đã viết Nhật ký chìm tàu để ca ngợi, khẳng định sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Hoạt động ở Quốc tế Cộng sản, nhờ có tư tưởng khoan dung về văn hóa, về tôn giáo, về con người, Người đã phát biểu nhiều ý kiến sâu sắc về tầm quan trọng chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, đã phê bình mạnh mẽ Đảng Cộng sản Pháp và các Đảng ở các nước thuộc địa chưa quan tâm đúng mức đến cách mạng thuộc địa. Người vạch rõ tình cảnh của giai cấp công nhân, nông dân ở các nước thuộc địa đang chết dần, chết mòn vì đói rét, bệnh tật và kêu gọi “Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại” và “chỉ cho họ con đường đi tới cách

mạng và giải phóng”. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản

năm 1925, đã tố cáo mạnh mẽ tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp, nêu rõ nổi thống khổ và sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa, bộc lộ năng lực, trí tuệ của một nhà nhân văn cộng sản có tầm khoan dung rộng rãi, không chịu giới hạn trong lập trường giai cấp giáo điều cứng nhắc.

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây Người đã tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng, phong trào nông dân ở Trung Quốc và một số nước châu Á. Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam

cách mạng Thanh niên, ra tờ báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện trực tiếp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Những bài giảng của Người được tập hợp in

thành cuốn Đường cách mệnh. Tác phẩm đã trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu

những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Người đã lựa chọn những học viên ưu tú, cử đi học ở Trường đại học Phương Đông (Liên Xô) và Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam sau này. “Chính trong việc tổ chức các lớp học này đã làm phát sáng uy tín và khả năng thu phục nhân tâm của Hồ Chí Minh – những phẩm chất cần có của một lãnh tụ cách mạng” [87, tr.60].

Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mau chóng, hình thành ba tổ chức cộng sản năm 1930. Một yêu cầu khách quan là phải thống nhất các tổ chức cộng sản đó lại. Từ ngày 6-1-1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất. Từ đây, trí tuệ, tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh đạt tới độ chín với những phát kiến, sáng tạo và được thăng hoa thành Cương lĩnh chính trị của Đảng, vạch đường, mở lối cho cách mạng Việt Nam. Trên bình diện nhân cách, Hồ Chí Minh đã trở thành lãnh tụ của Đảng và dân tộc với đầy đủ những phẩm chất cần có cả về đạo đức, văn hoá lẫn trí tuệ, lòng nhân ái, khoan dung, …Thế nhưng, cũng bắt đầu tư đây, Hồ Chí Minh gặp nhiều thử thách, khó khăn, bản lĩnh và tinh thần khoan dung của Người được kiểm nghiệm và sau đó khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế.

Nguyễn Ái Quốc về nước tháng Giêng năm 1941 trực tiếp chỉ đạo cách mạng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. Từ đây, tư tưởng của Người trở thành linh hồn, ngọn cờ chỉ đạo Đảng và cách mạng Việt Nam. Đến đây, một số nét trong nhân cách làm người và nhân cách của một vị lãnh tụ tài ba ở Hồ Chí Minh bắt đầu được dịp toả sáng và phát huy tác dụng. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Người và Thường vụ Trung ương Đảng, công tác tuyên truyền vận động cách mạng, tổ chức xây dựng lực lượng; xây dựng và mở rộng căn cứ địa cách mạng …được đẩy mạnh. Người cùng với Đảng ta đã nhạy bén, sáng suốt phân tích tình hình thế giới, trong nước, nắm bắt và tận dung thời cơ, đã kịp thời phát động khởi nghĩa toàn dân chưa từng có trong lịch sử đưa đến thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên

ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình và khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – Nhà nước do nhân dân làm chủ đầu tiên ở Đông Nam Á. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp 15 năm đấu tranh liên tục của Đảng, là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng khoan dung của Người tiếp tục được bổ sung, phát triển và phát huy sức lan tỏa đến cao độ, đáp ứng nhu cầu vận động không ngừng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1945-1969. Bản lĩnh, tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh được vận dụng linh hoạt vào sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ đất nước, đoàn kết dân tộc cũng như mở rộng ngoại giao với các nước trên thế giới. Tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh trở thành sức mạnh và biểu tượng của niềm tin, lương tri, phẩm giá làm người. Sau khi giành được độc lập, nước Cộng hoà Dân chủ đứng trước những khó khăn chồng chất, vận mệnh đất nước có lúc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong nước, nạ đói chưa qua, tình hình kinh tế - tài chính suy sụp, chính quyền cách mạng còn non trẻ, cơ sở Đảng chưa phát triển. Ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng dưới danh nghĩa đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật và theo chân chúng là bọn phản động Việt cách và Việt quốc. Trong Nam, quân Pháp núp bóng quân Anh đã quay trở lại, nổ súng gây hấn ở Nam Bộ. Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng một mặt lãnh đạo đồng bào Nam Bộ kháng chiến, mặt khác ra sức củng cố và phát triển Đảng, củng cố chính quyền non trẻ, gấp rút phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân, kêu gọi nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất để chống giặc đói, phát động phong trào chống nạn mù chữ nhằm diệt giặc dốt.

Trước lúc đi xa, Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc

thiêng liêng. Bản Di chúc đã nói lên tình sâu nghĩa nặng của Người với nước với dân; nói lên niềm tin tất thắng của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước; đề ra những phương sách lớn để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh nhằm mục tiêu “Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và

Một phần của tài liệu Nội dung và giá trị của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh (Trang 46)