Tư tưởng khoan dung trong triết học phương Tây

Một phần của tài liệu Nội dung và giá trị của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh (Trang 26)

B. NỘI DUNG

1.1.2.Tư tưởng khoan dung trong triết học phương Tây

Tư tưởng khoan dung xuất hiện rất sớm trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây. Dù rằng, trong giai đoạn đầu tiên đó, thuật ngữ khoan dung chưa được sử dụng thường xuyên, nhưng tinh thần của nó có ảnh hưởng lớn đến giai đoạn sau.

Ngay từ khi xuất hiện, tư tưởng khoan dung gắn liền với nguyên tắc đa văn hóa ở Hy Lạp cổ dại và nó được thể hiện rõ nhất trong nội dung triết học của phái ngụy biện và của Socrates (470 – 399 TCN). Tinh thần khoan dung trong triết học Socrates thể hiện ở chỗ, nhà triết học né tránh gọi các môn đệ của mình là “học trò”, Socrates ưa thích gọi họ là những “người đối thoại”. Ông khước từ “tranh luận” như hình thức giao tiếp, đem nó đối lập với “đối thoại”. Theo Socrates, đối thoại, đó là một thể loại giao tiếp khác mà “hội tụ” được những người đang tìm kiếm chân lý do chưa sở hữu nó. Quan niệm này được trình bày khái quát trong luận điểm nổi tiếng của ông: “Tôi chỉ biết rằng tôi không biết gì”. Đây không những là luận điểm xuất phát mà còn là cơ sở cấu thành tâm thế ứng xử khoan dung của tư duy Socrates. Đặc biệt, tư tưởng khoan dung thấm nhuần trong tư duy của Socrates. Sự khởi đầu tư duy của ông là: tất cả những gì có kỳ vọng đạt tới sự thông thái và sự hiểu biết đều bị bác bỏ. Không có gì có thể nói một cách quả quyết rằng: “Đây là chân lý”. Nếu như vậy, ý thức được mở ra cho nhận thức; vì chỉ có ai cảm thấy mình là người không hiểu biết thì mới cố gắng hiểu biết. Con người hiểu biết thì sẽ không nhận thức nữa. Người ấy chỉ dạy người khác, truyền đạt sự hiểu biết của mình. Khoan dung là tiền đề để đối thoại, để nâng cao nhận thức, để truy tìm tiếng nói chung, để gần đến chân lý.

Trong quan niệm của Socrates, cách thức đối thoại thể hiện hình thức luận chứng tự nhiên và đi liền với thuật tranh biện – còn gọi là nghệ thuật tranh luận. Đối thoại tranh biện được phái ngụy biện đưa vào triết học nhưng nó nhận được ý nghĩa triết học đích thực nhờ Socrates. Đối thoại của Socrates thể hiện như là con đường nhận thức thế giới và quan hệ đạo đức – đức hạnh. Đến Platon, ông đã đưa đối thoại tới sự hoàn hảo. Thông qua biện chứng, ông đã chuyển đối thoại từ hình thức là nghệ thuật giao tiếp sống động sang hình thức văn học. Ông đã biến ngôn ngữ hành văn thành ngôn ngữ đối thoại. Qua đó, nó cho phép độc giả suy ngẫm toàn diện, suy ngẫm cùng với bản thân mình và trở nên tư do nội tâm, thoát khỏi khuôn khổ không gian và thời gian, vươn tới chân lý.

Trong hai tác phẩm lớn là Nhà nướcCác luật Platon (427-334 tr.CN) đã

mơ tưởng một nhà nước lý tưởng theo kiểu cộng hoà quý tộc Xpáctác. Platon cho rằng, chỉ đạt được sự khoan dung trong lãnh đạo nhà nước khi gạt ngang sang một bên ý chí cá nhân và trên sơ sở tôn giáo, pháp luật cũng như trong tập tục truyền thống. Những tập tục truyền thống là công cụ điều chỉnh tỉ mỉ toàn bộ đời sống công cộng và cá nhân của mọi công dân. Ông đòi hỏi phải thẳng tay trừng phạt, kể cả tử hình, những ai mưu toan lật đổ và làm suy yếu thể chế trên. Tư tưởng “cộng hòa” của Platon là điển hình cho quan niệm khoan dung kiểu quý tộc chủ nô ở các quốc gia – thành thị nhỏ bé tại Hy Lạp cổ đại.

Aristotle, được gọi là bậc thầy của “những người hiểu biết”, là người tiếp tục đặt nền móng cho tư tưởng khoan dung. Ông khuyên người ta nên “theo thuyết trung dung, tránh thiên tả, thiên hữu quá đáng; can đảm chứ đừng điên rồ hay hèn nhát; điều độc chứ đừng khắc khổ hay tham lam; rộng rãi chứ đừng phung phí hay bủn xỉn” [trích theo 35, tr.39]. Trong giai đoạn triết học Hy lạp cổ đại sau Aristotle, tinh thần khoan dung vẫn được thực hiện trong quan điểm của các nhà triết học Êpiquya, Dênông,…, song nó chưa có được bước tiến đáng kể. Điều đó có thể được giải thích từ việc nhìn nhận những vấn đề xã hội. Giai đoạn này chính là giai đoạn đầu tiên tư tưởng khoan dung được nhắc đến nhiều. Thậm chí, hiện nay, nhiều quan điểm cho rằng, đây mới chính là điểm khởi đầu của tư tưởng khoan dung của nhân loại.

Tiếp theo, tại La Mã cổ đại, Luxiut Anneut Xênêca (khoảng năm 3 tr.CN đến năm 65 s.CN) đưa ra luận điểm về sự bình đẳng tinh thần của mọi người và truyền bá tư tưởng cam chịu, nhẫn nạ. Tư tưởng bao dung của Xênêca nhấn mạnh sự cam chịu và sự phục tùng, nhằm khích lệ sự quan tâm nhân đạo đến người nô lệ và hạn chế sự chuyên quyền của chủ nô. Quan điểm này được Thiên chúa giáo sử dụng, cho nên không phải ngẫu nhiên mà Ph.Ăngghen gọi ông là “người bác của Thiên chúa giáo” [trích theo 35, tr.40]. Sự khủng hoảng chế độ chiếm hữu nô lệ ngày càng gia tăng đã dẫn đến sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nô lệ, mâu thuẫn trong lòng xã hội ngày càng gay gắt, đời sống của người dân lâm vào khủng hoảng, khốn cùng. Mọi người, xã hội bắt đầu tìm đến tín ngưỡng tôn giáo nhằm tìm kiếm niềm an ủi tinh thần trong tôn giáo. Từ sự xáo trộn tín ngưỡng cổ xưa với triết học Hy Lạp được thị dân hoá đã xuất hiện Thiên chúa giáo. Những tín đồ Thiên chúa giáo sơ khai, khi thấy sự thất bại tcủa các cuộc khởi nghĩa nông dân, họ chỉ biết tự an ủi bằng hy vọng hão huyền vào sự giúp đỡ của “sứ giả nhà trời”, Thiên chúa.

Jesus sinh ở Palestine vào khoảng giữa năm 4 và năm 8 (sau CN), khuyên mọi người nên hưởng những lạc thú tốt lành của đời sống, nhưng đó phải là sự hưởng thụ không tranh giành, không phô trương và thô bỉ. Theo ông, “khoan hoà nhưng phải nghiêm nghị. Thiện chí chưa đủ; người chỉ có nghe mà không có làm thì cũng giống như xây nhà mà không đào móng” [35, tr 41]. Với quan niệm này, rõ ràng kế thừa và đứng trên tất cả, Chúa Jesus đã rao truyền sự nhu hoà và yêu thương khiêm tốn, thành thật, khoan hoà và nhân ái.

Đến thời trung cổ, với những thay đổi sâu sắc ở hệ thống ý thức xã hội, tinh thần khoan dung có bước thay đổi đáng kể. Từ những quan niệm khoan dung Thiên Chúa giáo, các nhà triết học kinh viện chủ yếu xem khoan dung là một phẩm chất đạo đức, theo nghĩa theo gương các thánh nhân, nhẫn nhục chịu đựng cái ác. Trong đó, đáng chú ý Tectulian đã trình bày một cách căn bản quan điểm về tự do lương tâm như là hạt nhân của tư tưởng khoan dung. Bên cạnh đó, khoan dung đối với các lễ nghi phi Thiên chúa giáo được thừa nhận là cho phép, dù cho hoặc vì một lợi ích nào đó sinh ra từ đó, hoặc vì sự không cho phép cái ác lớn hơn. Qua đó, tinh thần khoan dung mang tính chất “công cụ” bắt buộc. Vấn đề là ở chỗ các

tôn giáo đều hướng con người tới một thế giới thiêng. Thế giới đó không có xung đột và bạo lực. Tất cả đều phải khoan dung. Trên phương diện nguyên tắc giáo lý, tôn giáo dạy con người phải biết tha thứ và thương yêu nhau. Điều quan trọng là tôn giáo hướng con người tới lòng nhân ái, bao dung đồng thời, cũng không có tôn giáo nào khuyến khích xung đột.

Sự ra đời và tính chất, mục đích hoạt động của hệ thống đại học kinh viện ở thời trung cổ đã cho thấy rõ tư tưởng khoan dung thâm nhập sâu sắc vào văn hóa châu Âu trung cổ. Sự phát triển của các trường đại học có một ý nghĩa to lớn đối với văn hóa khoan dung trung cổ và cả sau này. Các trường đại học truyền bá thần học đã góp phần xoa dịu những mâu thuẫn xã hội, cùng với đó, một tầng lớp đặc biệt đã xuất hiện. Đó là nghiệp đoàn những người có nguồn gốc xuất thân khác nhau gồm giáo sư và sinh viên, trong đó, tri thức và trí tuệ được đặt lên hàng đầu. Trong môi trường ấy, một quan niệm mới về sự cao quý – cao quý không phải do huyết thống và của cải mà do đạo đức, trí tuệ - đã xuất hiện. Sự cao quý như vậy đã được gắn liền với trí tuệ và hành vi tinh tế, với tâm lý tế nhị và thị hiếu tinh vi. Bên cạnh đó, sự uyên bác và tri thức đại học thời này về nguyên tắc không hướng con người vào đối kháng và bạo loạn. Ngược lại, sinh viên và giáo sư trung cổ chính là những người quan tâm nhiều nhất đến duy trì ổn định của trật tự hiện có và đến việc hoàn thiện đạo đức dần dần của nó. Đẳng cấp đại học không cô lập với xã hội mà thể hiện là một trong các chỗ dựa tinh thần cơ bản của nó. Do các trường đại học trung cổ đã hình thành, nên thái độ tôn trọng tri thức và văn hóa mới đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn lịch sử sau đó và là một biểu hiện khác của tư tưởng khoan dung.

Trong lịch sử phương Tây các cuộc xung đột tôn giáo và các cuộc chiến tranh tôn giáo thường xuyên diễn ra. Điển hình là cuộc xung đột giữa Công giáo và Hồi giáo với các cuộc thập tự chính kéo dài gần 200 năm từ cuối thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIII. Chính các cuộc chiến tranh giữa các tín đồ Kitô giáo, Tin lành giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo đã làm cho mọi người thấy rằng, hãy để cho các tôn giáo, các niềm tin khác nhau và các tổ chức giáo hội khác nhau cùng chung sống hòa bình. Đó cũng chính là nguyên nhân để các tín đồ đối thoại, tìm hiểu nhau và khoan dung với nhau. Tư tưởng khoan dung tôn giáo mới lại được nhắc đến trong các cuộc cải cách Tin lành và Thiên chúa giáo của Lutther và Canvin.

Vô thần luận và khoan dung tôn giáo được nhiều nhà triết học danh tiếng Tây Âu tranh cãi dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó đáng chú ý như: Bá tước

Hônbach xuất bản cuốn Hệ thống thiên nhiên (1770); La Mettrie với tác phẩm

Người, một cái may; hay Denis Diderot thì bày tỏ quan điểm của mình trong cuốn

Đối thoại với bà Thống chế,…Theo các ông, lý trí cho thấy rằng mọi tôn giáo cao siêu, ngoài hình thức giáo lý và nghi lễ khác nhau, luôn luôn có mẫu số chung là niềm tin và thiện chân và hãy cùng chung sống hòa bình.

Phong trào cải cách tôn giáo của Lutheran và của Counter tiếp tục dẫn đến sự chia rẽ tôn giáo ở thế kỷ XVII, châu Âu đã bị tàn sát bởi sự xúi giục thô bạo của kỳ thị tôn giáo gây nên cuộc chiến tranh 30 năm (1618-1648). Từ đây, những người có học nhận thức sâu sắc hơn về sức mạnh tàn phá của sự không khoan dung và tìm kiếm giới hạn của sự ảnh hưởng bằng cách xét lại mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và sức mạnh chính trị.

Tác phẩm Thông điệp về khoan dung của John Locke (1632-1704) có thể

xem là ví dụ điển hình cho sự luận giải về sự cần thiết khoan dung tôn giáo trên cơ sở kinh nghiệm và thực tế. Trong tác phẩm, John Locke đã cố gắng luận chứng tư tưởng khoan dung như một đặc trưng cơ bản của giáo hội chân chính. Theo ông, tôn giáo là giả dối nếu nó không có tình yêu, ân huệ và lòng khoan dung nhân từ. Ai truy nã những người khác nhân danh chúa Jesus thì sẽ xuyên tạc học thuyết của Người. Mọi mưu toan gán ép niềm tin bằng chiến tranh vũ lực đều chỉ sinh ra sự giả nhân, giả nghĩa và sự kinh bỉ đối với Chúa. Thuyết phục, đối thoại là đòn bẩy duy nhất mà có thể sử dụng để tác động đến trí tuệ con người một cách nhân hậu. Sự chân thực và những con người chân thực có thể sùng bái những thần linh khác nhau, và chỉ có thái độ khoan dung đối với những sự khác nhau ấy thì mới có thể đem đến

hòa bình cho xã hội. Trong một bức thư được viết vào năm 1689 với tựa đề A Letter

Concerining Toleration, John Locke đã đề cập đến sự tự do tư tưởng, tự do lựa chọn niềm tin cũng như tự do bày tỏ chính kiến của con người như là bản chất tự nhiên của con người và Giáo hội nên tôn trọng các quyền đó.

Rousseau, trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, đã có sự phân biệt giữa

khoan dung mang ý nghĩa tôn giáo tích cực, vì nó góp phần giáo hoá con người, hướng con người đến các giá trị nhân văn cao cả, cần phải tôn trọng tự do đức tin.

Tiếp đó, các nhà Khai sáng Pháp đã tiếp nối John Locke sử dụng thuật ngữ “khoan dung” và đem lại cho nó những nội dung mới mẻ. Việc tiếp tục dòng tư duy về khoan dung trước hết bắt nguồn từ sự phản đối của các nhà Khai sáng Pháp đối với nhà thờ – thế lực thần quyền lúc đó – về sự áp đặt niềm tin tôn giáo của nó lên cá nhân trong xã hội. P.Bayle là người đầu tiên trong số những nhà Khai sáng tấn công vào các thiên kiến đó bằng vũ khí hoài nghi của mình. Ông dựa trên “lý tính sáng suốt” để tiến hành phê phán: “Điều mà ông phê phán dữ dội nhất - đó chính là quan điểm theo đó thì mọi phương tiện bảo vệ niềm tin đều là tốt; là quan điểm lẫn lộn niềm tin với ảo tưởng, nhận thức đích thực với thiên kiến, lý tính với dục vọng ... Cái ác cơ bản cần đấu tranh chống lại, đó không phải là chủ nghĩa vô thần, mà là sự sùng bái ngẫu tượng, không phải là sự vô thần mà là niềm tin giả danh” [28, tr.503]. Tiếp sau Bayle, hầu hết các nhà Khai sáng đều đưa ra những ý kiến của mình phản đối – không phải phản đối niềm tin tôn giáo nói chung, – mà là phản đối những thiên kiến, những niềm tin được tiếp nhận một cách không có ý thức, những tri thức về Chúa được tiếp nhận không có sự suy xét nghiêm túc của lý tính. Đối tượng phê phán của các nhà Khai sáng là toàn bộ những người tiếp nhận niềm tin thiên kiến lẫn những người truyền bá thiên kiến ấy – những giáo chức nhà thờ. Sự phê phán những thiên kiến tôn giáo, phê phán những người truyền bá và những người tiếp nhận không ý thức những thiên kiến ấy, nhưng lại không phải là phê phán trực tiếp niềm tin tôn giáo, đã dẫn đến quan điểm cho rằng, niềm tin tôn giáo phải là công việc riêng của những cá nhân có lý trí tỉnh táo; rằng, niềm tin tôn giáo có cơ sở là tự do ý thức của mỗi người. Đây chính là điểm cốt lõi trong quan niệm khoan dung tôn giáo của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII.

Nội dung tư tưởng khoan dung tôn giáo trong triết học Khai sáng Pháp có nội hàm hết sức phong phú. Trước hết, đó là sự chấp nhận đối với những người vô thần và đa thần. P.Bayle đã nhấn mạnh: “chủ nghĩa vô thần không nhất thiết dẫn đến sự phá huỷ phong tục” [93, tr.59]. Ông thừa nhận rằng, những người vô thần cũng có thể có một cuộc sống đạo đức, cũng như người Công giáo có thể gây ra những tội ác ghê gớm nhất. Sự thừa nhận những người vô thần cũng có thể

có đạo đức là tinh thần khoan dung đặc biệt của trào lưu Khai sáng Pháp so với những thời kỳ tư tưởng trước nó.

Các nhà Khai sáng Pháp còn cho rằng, cần có sự khoan dung về văn hóa, tôn giáo, có một tính tương đối trong các phong tục tập quán từ nơi này sang nơi khác. Sự khác biệt giữa những con người về các điều kiện sinh hoạt vật chất: thức ăn, đồ mặc, nơi ở chỉ là những khác biệt bề ngoài, không phải là cái đáng chê trách

Một phần của tài liệu Nội dung và giá trị của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh (Trang 26)