2.2.2.1 Kế toán chiết khấu thương mại
Hiện nay chiết khấu thương mại là chiến lược hiệu quả mà các doanh nghiệp hay dùng để thu hút khách hàng, với công ty cổ phần Atanic cũng không phải là ngoại lệ. Công ty đã áp dụng chiết khấu thương mại cho khách hàng rất lớn từ 5%- 7% tuỳ vào các nấc số lượng mua được công ty quy định, tuy nhiên công ty chỉ áp dụng chiết khấu cho các mặt hàng sơn và bột bả mang thương hiệu của tập đoàn Ata cùng mặt hàng xi măng với đặc tính nếu bị ẩm do bất kỳ nguyên nhân gì sẽ đông đặc hư hỏng vì thế mặt hàng này không để được lâu mà có để lâu thì chi phí bảo quản sẽ rất lớn. Hình thức chiết khấu của công ty là hình thức chiết khấu trực tiếp trên hoá đơn với hình thức này thì không thông qua tài khoản 521.
Ví dụ 3: Ngày 15/2/2013 công ty xuất kho 8 tấn xi măng trắng ốp lát bán cho
công ty Thanh Định theo hoá đơn GTGT số 0008600 (phụ lục 2.18) giá bán chưa thuế 18.400.000đ, chiết khấu thương mại 5%, thuế GTGT 1.748.000đ, giá xuất kho 16.000.000đ. Hàng đã giao bên mua chấp nhận thanh toán.
Căn cứ vào đơn đặt hàng và hợp đồng đã ký với công ty, kế toán lập phiếu xuất kho (Phụ lục 2.17), viết hoá đơn GTGT theo nội dung xuất hàng cùng khoản chiết khấu đã quy định.
Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi tăng doanh thu, thuế GTGT phải nộp và khoản phải thu:
Nợ TK 131 19.228.000đ Có TK 511 17.480.000 đ Có TK 3331 1.748.000đ Sau đó vào sổ kế toán
- Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán lập chứng từ ghi sổ (Phụ lục 2.19), sổ chi tiết bán hàng (Phụ lục 2.7), sổ chi tiết thanh toán cho người mua (Phụ lục 2.20)
- Từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ (Phụ lục 2.8)
- Sau đó vào sổ cái 511 (Phụ lục 2.9), Sổ cái TK 131(Phụ lục 2.16)
2.2.2.2 Kế toán hàng bán bị trả lại
- Chứng từ sử dụng: Các chứng từ liên quan khi xảy ra nghiệp vụ hàng bán bị trả lại:
+ Hoá đơn GTGT ( do bên mua xuất )
+ Biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại có xác nhận của hai bên - Tài khoản sử dụng:
+ TK 531 “Hàng bán bị trả lại”
+ TK 3331 “ Thuế GTGT đầu ra phải nộp”
+ TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “ Tiền gửi ngân hàng” + TK 131 “ Phải thu khách hàng”
- Trình tự hạch toán
Hàng bán bị trả lại do một số nguyên nhân như: Vi phạm cam kết, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại quy cách….Khi đó khách hàng sẽ thông báo cho công ty về số hàng bị trả lại, kế toán tiến hành lập biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại có xác nhận của 2 bên.
Khi nhận được hoá đơn GTGT do người mua lập gửi, kế toán tiến hành ghi tăng TK 531 theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi giảm số thuế GTGT phải nộp của số hàng bị trả lại, giảm tiền hoặc giảm khoản phải thu :
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT tương ứng của hàng bán bị trả lại Có TK 111,112,131
Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần.
Nợ TK 511: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại Có Tk 531: Giá trị hàng bán bị trả lại
Do thị trường cạnh tranh khốc liệt cùng với sức mua giảm vì vậy để không mất những khách hàng quen thuộc và thu hút những khách hàng mới đồng thời làm giảm doanh thu thực tế công ty luôn thận trọng trong công tác quản lý, kiểm tra hàng hoá tránh sự trả lại hàng của khách do đó trong quý 1 của năm 2013 không có trường hợp khách hàng trả lại hàng.
- Sổ kế toán: Căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ, sổ cái 511,131….
2.2.2.3 Kế toán giảm giá hàng bán
Giảm giá hàng bán do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách, lạc hậu thị hiếu….Khi đó khách hàng không trả lại mà chấp nhận mua nhưng yêu cầu giảm giá, khách hàng sẽ gửi giấy yêu cầu giảm giá tới công ty, công ty xác nhận lập hoá đơn GTGT điều chỉnh và ghi tăng TK 532, giảm thuế GTGT phải nộp, giảm tiền hoặc giảm khoản phải thu khách hàng cuối kỳ kết chuyển khoản giảm giá hàng bán sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. Trình tự hạch toán trình bày tương tự như kế toán hàng bán bị trả lại.
Do nhận định được thị trường cũng như quản lý chặt chẽ khâu mua hàng, nhập hàng và xuất hàng vì vậy tránh được sự nhầm lẫn cũng như lạc hậu thị hiếu dẫn tới việc giảm giá hàng bán là không có trong quý 1 năm 2013 này.