Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các

Một phần của tài liệu Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 88)

các chiến dịch truyền thông tại Việt Nam

3.2.1.Mô hình quy trình chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm Cục ATVSTP – Bộ Y tế đã sử dụng

Từ nguồn phát là Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tếvới trọng tâm là dự án thông tin thuộc Chƣơng trình MTQGVSATTP gồm 2 mục tiêu chính, tác giả đã khái quát mô hình quy trình chiến dịch truyền thông VSATTP do Cục VSATTP thực hiện bao gồm 3 bƣớc cơ bản: Bƣớc 1 Lập kế hoạch hành động triển khai tại TW và địa phƣơng; Bƣớc 2 Triển khai thực hiện chiến dịch VSATTP; Bƣớc 3 Điều tra, đánh giá nhận thức thái độ hành vi của các nhóm đối tƣợng (Điều tra KAP) (Xem hình trang bên)

So sánh với các quy trình thực hiện chiến dịch truyền thông RACE trên thế giới mà tác giả đã đề cập ở mục 1.2 chƣơng 1 cho thấy: Quy trình chiến dịch truyền thông VSATTP do Cục ATTP, Bộ Y tế thực hiện cơ bản đảm bảo các khâu cơ bản trong quá trình truyền thông RACE đó là Lập kế hoạch, Giao tiếp/ truyền thông và đánh giá kết quả đạt đƣợc. Trong mô hình quy trình tổ chức thực hiện CDTT VSATTP này chỉ chỉ xin lƣu ý một số điểm sau đây:

- Thứ nhất ở bƣớc đầu tiên trong quy trình truyền thông RACE về Nghiên cứu, ở bƣớc này không thấy Cục ATVSTP chú trọng nhiều mà thực hiện chiến dịch truyền thông tập trung chủ yếu từ bƣớc lập kế hoạch hành động triển khai tại Trung ƣơng và Địa phƣơng. Cụ thể ở bƣớc lập kế hoạch, Cục ATVSTP sẽ căn cứ vào chiến lƣợc, chính sách, định hƣớng của chƣơng trình mục tiêu quốc gia VSATTP, căn cứ vào nhóm đối tƣợng, yêu cầu về nội dung

tuyên truyền, kinh phí, nguồn lực mà cán bộ truyền thông có thể xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông khác nhau đáp ứng mục tiêu nhất định. Hiệu quả của truyền thông nói chung và truyền thông VSATTP nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng kế hoạch, chƣơng trình.

- Bƣớc 2 triển khai thực hiện hiện chiến dịch: Sau khixây dựng thông điệp phù hợp với các lớp đối tƣợng, Cục ATVSTP sẽ lựa chọn các kênh truyền thông, ở đây Cục ATVSTPsử dụng song song hai kênh là kênh truyền thông trên báo chí (báo in, báo điện tử, báo hình, báo phát thanh) và kênh truyền thông trực tiếp (tổ chức hội thảo, xây dựng ấn phẩm truyền thông, xây dựng các đội tuyên truyền cơ động, tổ chức các lớp tuyên truyền VSATTP, tổ chức các cuộc thi…). Với mỗi kênh truyền thông sẽ có những hoạt động tƣơng ứng hƣớng tới những nhóm công chúng nhất định với một mục đích chung tác động đến công chúng thông qua thông điệp của chiến dịch nhằm dẫn thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi.

- Bƣớc cuối cùng của chiến dịch đó là giám sát, đánh giá hiệu quả của chiến dịch nhằm xác định các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch đƣợc thực hiện ở mức độ nào và việc đánh giá sẽ không hiệu quả nếu nhƣ nó không đƣợc lập kế hoạch ngay từ đầu.

Tóm lại so với các mô hình quy trình thực hiện CDTT RACE, mô hình hình chữ P và mô hình 5 bƣớc 1 khâu đƣợc đề cập ở chƣơng 1 thì mô hình quy trình chiến dịch truyền thông VSATTP cơ bản đáp ứng đƣợc những khâu cơ bản của quy trình thực hiện chiến dịch truyền thông theo các mô hình trên thế giới. Tuy đơn giản hơn và giản lƣợc ở một số khâu nhƣng quy trình chiến dịch truyền thông VSATTP khá bài bản. Tuy nhiên chiến dịch truyền thông VSATTP thiếu mất bƣớc 1 trong quy trình truyền thông RACE đó là Nghiên cứu sẽ dẫn đến không định lƣợng đƣợc sự thay đổi của đối tƣợng cần nghiên cứu, phân tích kỹ lƣỡng những đối tƣợng tuyên truyền VSATTP cần hƣớng tới

phục vụ cho quá trình lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá chiến dịch truyền thông. Hiểu biết về đối tƣợng một cách đầy đủ về nhu cầu cũng nhƣ khả năng tiếp nhận thông tin là một trong những yếu tố cần thiết để thực hiện CDTTVSATTP một cách có hiệu quả.

Ngoài ra ở khâu giám sát và đánh giá hiệu quả, Cục ATVSTP có thực hiện tuy nhiên chƣa đáp ứng đƣợc mong muốn của các nhà báo về đánh giá sự thay đổi trong nhận thức hành vi của công chúng. Do đó cần phải tập trung tiến hành đánh giá kỹ lƣỡng và cụ thể hơn. Bởi những kết quả từ đánh giá quy trình sẽ giúp cho các nhà truyền thông rút ra bài học kinh nghiệm và có những giải pháp thay đổi nâng cao hiệu quả của chiến dịch hơn nữa

BỘ Y TẾ

CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

BƢỚC 1 Lập kế hoạch hành động triển khai tại TW

và địa phƣơng

BƢỚC 2 Triển khai thực hiện

chiến dịch VSATTP

BƢỚC 3 Điều tra, đánh giá nhận thức thái độ hành vi của các

nhóm đối tƣợng

(Điều tra KAP)

Xây dựng Thông điệp cho các nhóm

đối tƣợng

Kênh 1 Truyền thông trên báo chí

Kênh 2 Truyền thông trực tiếp

Hoạt

động 1 Hoạt động 2 động 3 Hoạt động 4 Hoạt

Nhóm công chúng 1 Nhóm công chúng 2 Nhóm công chúng 3 Nhóm công chúng 4

Hình 5: Quy trình thực hiện chiến dịch truyền thông trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia VSATTP do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế tổ chức.

Một phần của tài liệu Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)