Phương thức giám sát có thể coi là hệ thống phương pháp, hình thức, biện pháp mà các cơ quan giám sát sử dụng để tác động vào các định chế trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu giám sát đã được đề ra.
Trên thực tế các nước qui định phương thức giám sát của từng nước và được chia thành hai phương thức chủ yếu, đó là:
-Phương thức giám sát tuân thủ;
-Phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro.
1.2.5.1. Phương thức giám sát tuân thủ
Phương thức giám sát tuân thủ (Compliance Based supervision) là phương thức giám sát trên cơ sở luật định. Cơ quan giám sát yêu cầu các DNBH, DN tái bảo hiểm, DN MGBH phải tuân thủ theo các qui định của luật định (luật, nghịđịnh, thông tư,…). Cơ quan giám sát sẽ tập trung nguồn lực giám sát trên cơ sở phân tích chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (chủ yếu là thông tin từ hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo nghiệp vụ của DNBH, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp MGBH) so sánh
với các tiêu chí giám sát theo qui định của pháp luật. Đưa ra các biện pháp điều chỉnh nếu có sự khác biệt giữa các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh và các tiêu chí giám sát.
Phương thức giám sát tuân thủ tập trung vào tính lành mạnh của hoạt động tài chính và khả năng thanh toán của các DNBH, DN MGBH tại thời điểm đánh giá dựa trên tình hình kinh doanh của DNBH trong quá khứ (báo cáo tài chính của doanh nghiệp). Với phương thức này có đánh giá khả năng phát sinh tổn thất trong tương lai từ những điểm yếu kém tiềm ẩn của doanh nghiệp và xây dựng các biện pháp đề
phòng, song vẫn có nhiều điểm hạn chế vì các thông tin phân tích đều là thông tin quá khứ. Việc giám sát theo phương thức tuân thủ sẽ không đánh giá đầy đủ và phản ánh một cách có hệ thống các rủi ro phát sinh do những thay đổi trong danh mục tài sản và trách nhiệm phát sinh từ hoạt động tài chính.
Để thực hiện tốt phương thức giám sát này đòi hỏi hệ thống văn bản pháp luật phải được qui định rõ ràng đối với hoạt động nghiệp vụ và hoạt động tài chính, làm căn cứ đối chiếu và xác định mức tuân thủ pháp luật của DNBH. Bên cạnh đó, cơ quan giám sát sử dụng hệ thống chỉ tiêu giám sát và hệ thống chỉ tiêu cảnh báo sớm để hỗ trợ
quá trình đánh giá và ra quyết định đối với DNBH.
Sơđồ 1.1: Chu trình giám sát thực hiện theo phương thức giám sát tuân thủ
(1)Tổng hợp số liệu (theo báo cáo của doanh nghiệp); thông tin doanh nghiệp. Việc tiếp cận một cách phổ quát dựa
vào các chỉ số trong quá khứ
(2) Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên kết quả kinh doanh (sử dụng các chỉ số phân tích và so sánh với luật định)
(3) Lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra tại chỗ (nếu cần thông tin bổ sung hoặc có vấn đề)
(4) Tiến hành kiểm tra, thanh tra; tiếp tục tổng hợp thông tin
(5) Đưa ra đánh giá, yêu cầu thực hiện và biện pháp áp dụng Giám sát từ xa Thanh tra, kiểm tra tại chỗ
Với phương thức giám sát này, việc thu thập thông tin về doanh nghiệp được thực hiện định kỳ. Hệ thống dữ liệu không được xây dựng trên nền tảng phân nhóm theo rủi ro trong lịch sử rủi ro của DNBH mà hình thành trên cơ sở phân tích các chỉ số từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thêm thông tin phục vụ công tác giám sát hoặc doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, cơ quan giám sát yêu cầu doanh nghiệp giải trình bằng văn bản hoặc tiến hành kiểm tra, thanh tra tại doanh nghiệp để thu thập thông tin. Như vậy, việc giám sát được thực hiện sau khi sự
việc xảy ra và mang tính khắc phục. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hoặc không tuân thủ luật định thì sẽ bị xử lý vi phạm theo các mức chế tài cụ thể.
1.2.5.2. Phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro
Phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro (RBS- Risk base supervision) là phương thức tập trung nguồn lực giám sát những lĩnh vực có rủi ro cao bằng danh mục đánh giá rủi ro một cách hệ thống và năng lực quản lý rủi ro của các thể chế tài chính trên chếđộ giám sát liên tục. Phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro định lượng hóa qui mô rủi ro phát sinh từ tình hình kinh doanh và năng lực quản lý của DNBH trên cơ sở đánh giá tổng hợp
đồng bộ nhằm phát hiện các bộ phận yếu kém của doanh nghiệp. Kết quảđánh giá được sử dụng trong việc thực hiện các biện pháp giám sát và lập kế hoạch kiểm tra để nâng cao hiệu quả giám sát. Phương thức tiếp cận này không chỉ xem xét những rủi ro hoạt động của DNBH ở thời điểm hiện tại mà còn xem xét những thay đổi có thể xảy ra với hoạt
động kinh doanh trong tương lai. Việc giám sát được thực hiện liên tục, kịp thời xác định
được các rủi ro có khả năng gây ra thiệt hại cho các DNBH, từđó có các biện pháp phòng ngừa. Quá trình giám sát được thực hiện trên cơ sở xem xét vấn đề của cả quá trình chứ
không chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng. Phương pháp này sẽ giúp đánh giá không chỉ
những kết quả tài chính, như tính lành mạnh của tài sản tại thời điểm đánh giá mà còn cho biết khả năng thua lỗ trong tương lai dựa trên những số liệu lịch sử và kinh nghiệm (chỉ số
mất khả năng thanh toán, chỉ số tổn thất…) do đó các biện pháp mang tính ngăn ngừa. Theo ICP 9 “Chếđộ báo cáo và giám sát” của IAIS thì “Giám sát trên cơ sở rủi ro là việc sử dụng quá trình giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗđể kiểm tra hoạt động của từng DNBH, đánh giá điều kiện, chất lượng và hiệu quả của Ban giám đốc, quản lý, tính tuân thủ luật định và yêu cầu giám sát”[15]. Kết quả của quá trình giám sát từ xa và giám sát tại chỗ nhằm thu được những thông tin cần thiết giúp cho cơ quan giám sát đánh giá hoạt
Sơđồ 1.2: Chu trình giám sát thực hiện theo phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro
Phương thức này thực hiện trên cơ sở phân nhóm rủi ro và lịch sử rủi ro của DNBH. Dựa vào lịch sử rủi ro của DNBH và các hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh của DNBH cùng các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh của DNBH (như môi trường xã hội, ngành) cơ quan giám sát thực hiện xác định rủi ro. Các cơ
quan giám sát thị trường bảo hiểm thường xác định các loại rủi ro cơ bản sau: Rủi ro quản lý kinh doanh, rủi ro bảo hiểm, rủi ro lãi suất, rủi ro đầu tư, rủi ro tính thanh khoản, rủi ro tuân thủ,...
Rủi ro quản lý kinh doanh: Rủi ro phát sinh liên quan đến tính hợp lý của HĐQT, Ban giám đốc và công tác kiểm soát nội bộ
Rủi ro bảo hiểm: Rủi ro phát sinh liên quan đến các đơn bảo hiểm doanh nghiệp
đã phát sinh trách nhiệm và việc chi trả bảo hiểm, bao gồm:
+ Rủi ro về giá bảo hiểm: Khả năng phát sinh thiệt hại hoặc biến động kết quả
hoạt động kinh doanh do sự khác nhau giữa tỷ lệ tổn thất dự tính khi tính toán phí bảo hiểm và tỷ lệ tổn thất thực tế.
(1) Nắm bắt thông tin về DNBH (lịch sử rủi ro của DN)
(2) Thực hiện công tác đánh gía rủi ro:
Xác định rủi ro; Đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro; Khả năng chịu đựng rủi ro; Xác định rủi ro tổng hợp; Xếp hạng DNBH
(3) Lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra (nếu cần thông tin bổ sung hoặc có vấn đề)
(4) Tiến hành kiểm tra, thanh tra; tiếp tục tổng hợp thông tin
(5) Đưa ra đánh giá, yêu cầu thực hiện và biện pháp áp dụng Giám sát từ xa Thanh tra, kiểm tra tại chỗ
+ Rủi ro quỹ dự phòng: Khả năng phát sinh thiệt hại hoặc biến động kết quả hoạt
động kinh doanh do sự khác biệt giữa quỹ dự phòng bảo hiểm và số tiền chi trả bảo hiểm trên thực tế.
Rủi ro lãi suất: Rủi ro về việc tài sản doanh nghiệp mất giá do sự khác biệt giữa biến động tỷ lệ lãi suất trong tương lai với danh mục tài sản - nợ.
Rủi ro đầu tư: Gồm có rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng
+ Rủi ro thị trường: Rủi ro thiệt hại do sự mất giá của các tài sản giao dịch ngắn hạn bởi biến động thị trường về giá cổ phiếu, lãi vay, tỷ giá...
+ Rủi ro tín dụng: Rủi ro thiệt hại do sự mất giá của tài sản do đối tác vi phạm hợp đồng hoặc biến động về xếp hạng tín dụng...
Rủi ro tính thanh khoản: Rủi ro thiệt hại do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán do lượng tiền mặt không đủ chi trả bảo hiểm hoặc chi phí bất thường tăng quá cao...
Rủi ro tuân thủ: Mức độ tuân thủ các qui định của pháp luật, chiến lược,… Tùy theo quan niệm và mức độ phát triển của thị trường của từng nước mà cơ
quan giám sát lựa chọn các rủi ro đểđánh giá tác động đến hoạt động của DNBH có sự
khác nhau, số lượng rủi ro giữa các nước là khác nhau, phân loại rủi ro khác nhau: ví dụ như Anh, Canada, Úc, Mỹ (Phụ lục 2: Chếđộđánh giá rủi ro của một số quốc gia).
Các DNBH dễ gặp phải các rủi ro trong quá trình hoạt động. để giảm thiểu các rủi ro không vượt ngưỡng an toàn DNBH cần phải có hệ thống kiểm soát rủi ro. Hệ thống kiểm soát rủi ro bao gồm: HĐQT, Ban giám đốc, hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, quản lý kinh doanh,... Phương thức tiếp cận dựa trên rủi ro đề cao trách nhiệm của Ban quản trị điều hành doanh nghiệp trong việc duy trì tính an toàn và lành mạnh của doanh nghiệp.
Mức độ chịu đựng rủi ro được thông qua khả năng tài chính của DNBH thể hiện bằng các chỉ tiêu về vốn, doanh thu, khả năng thanh toán. DNBH phải có mức vốn đủ
lớn, khả năng thanh toán kịp thời để vượt qua các rủi ro đó.
Tổng hợp các yếu tố về rủi ro, mức độ kiểm soát rủi ro và mức độ chịu đựng rủi ro cho phép cơ quan giám sát đưa ra một mức độ xếp hạng đối với từng DNBH, căn cứ
vào mức độđó để có các biện pháp phù hợp.
Áp dụng phương thức rủi ro không có nghĩa là bỏ qua việc kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp, bằng việc kiểm tra tại chỗ sẽ bổ sung các bằng chứng về tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Kết quả của quá trình đánh giá nhằm xác định được những điểm doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao để cơ quan giám sát tập trung nguồn lực giám sát.
1.2.5.3. So sánh các phương thức giám sát
Phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro và phương thức giám sát tuân thủ đều có những ưu, nhược điểm riêng. Căn cứ vào cách thức thu thập thông tin, cách đánh giá thông tin và việc đưa ra các giải pháp từ các thông tin đó, có thể so sánh hai phương thức giám sát theo bảng sau:
Bảng 1.3: So sánh hai phương thức giám sát
Tiêu chí Phương thức giám sát tuân thủ
Phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro
Tiếp cận
Hướng về quá khứ
Dựa trên các qui định, nguyên tắc về quản lý hoạt động, các chỉ số kinh doanh Phương pháp tiếp cận phổ quát
Hướng về tương lai
Dựa trên rủi ro đánh giá khả năng xảy ra tổn thất trong tương lai
Phương pháp tiếp cận rủi ro và hoạt động kinh doanh cụ thể
Phương pháp giám sát
Đánh giá sau sự việc đã xảy ra và mang
tính khắc phục Ngăn ngừa rủi ro phát sinh
Phương pháp
đánh giá
- Căn cứ vào kết quả tại thời điểm trong quá khứ để đánh giá mức độ tuân thủ các quy định pháp luật
- Kiểm tra tại chỗ.
- Những rủi ro của DNBH sẽ được giám sát liên tục nhằm phát hiện những rủi ro có khả năng gây thiệt hại, áp dụng các biện pháp ưu tiên và ngăn ngừa.
- Xem xét vấn đề của một quá trình
Công cụ
giám sát
- Mang tính đối chiếu giữa thực tế và các qui định;
- Sử dụng các chỉ tiêu cảnh báo sớm - Sử dụng các chỉ tiêu giám sát
Sử dụng các mô hình phân tích lượng, cảnh báo, kiểm định rủi ro như: Mô hình cảnh báo sớm, Mô hình kiểm định rủi ro, xác định giá trị rủi ro. Sử dụng các chỉ tiêu cảnh báo sớm; các chỉ tiêu giám sát
Tần suất
đánh giá Tương tự tần suất các kỳ kiểm tra chung Hàng quý (điều chỉnh nếu cần thiết) Hành động Khắc phục và áp dụng chế tài xử phạt cho
các vi phạm
Các hành động ngăn ngừa để phòng ngừa tổn thất
Tính hiệu quả
- Tiến hành dàn trải ở các DNBH, dễ tốn kém chi phí, hoặc không bao quát được các DNBH đang yếu kém;
- Đơn giản, dễ thực hiện
- Tập trung nguồn lực giám sát những DNBH, lĩnh vực còn yếu kém, dễ phát sinh rủi ro;
- Cán bộ phải có trình độ đánh giá rủi ro; - Phải có sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu thông tin về DNBH.
Trong điều kiện môi trường tài chính luôn biến động thì các qui định pháp luật dường như tĩnh. Có những vấn đề có nhiều văn bản pháp luật tập trung giải quyết trong khi có những vấn đề mới phát sinh nhưng chưa có pháp luật điều chỉnh. Việc xây dựng pháp luật luôn cần có một thời gian nhất định, do vậy luôn xảy ra khoảng cách giữa các qui định của pháp luật và các trường hợp thực tế phát sinh. Điều này gây khó khăn cho phương thức giám sát tuân thủ. Cơ quan giám sát không thể xử lý doanh nghiệp nếu chỉ
phát hiện nguy cơ rủi ro. Doanh nghiệp chỉ bị xử lý khi có những hành động nào rõ ràng phạm luật, đến lúc đó mọi việc đã trở nên quá muộn. Phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro khắc phục những nhược điểm của phương thức giám sát tuân thủ. Phương thức trên cơ sở rủi ro giám sát cả quá trình, áp dụng biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro trước khi tình hình xấu đi.
Thay vì kiểm tra tại chỗ được tiến hành dàn trải ở các doanh nghiệp dễ gây tốn kém chi phí hoặc cơ quan giám sát không đủ khả năng về tài chính và nhân lực để thực hiện kiểm tra tại các DNBH một cách trọng điểm. Giám sát trên cơ sở rủi ro sẽ tập trung giám sát những DNBH, lĩnh vực còn yếu kém dễ phát sinh rủi ro.
Tuy nhiên, việc xác định DNBH có tuân thủ pháp luật hay không dễ dàng hơn cho các quản bộ quản lý. Trong khi để có thểđưa ra nhận xét chính xác về rủi ro phát sinh, ngoài sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các mô hình phân tích đòi hỏi cán bộ
giám sát phải có trình độ, kiến thức, hiểu biết nhất định về DNBH, về nghiệp vụ bảo hiểm và phải có kinh nghiệm phán đoán các rủi ro có khả năng xảy ra. Nếu đội ngũ cán bộ không sẵn sàng đáp ứng được các yêu cầu đó sẽảnh hưởng ngược chiều đến hoạt
động giám sát thị trường.
Bên cạnh đó, phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro đề cao hệ thống quản trị của doanh nghiệp, mức độđáp ứng của DNBH trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của doanh nghiệp sẽ có tác động giảm thiểu những rủi ro phát sinh.
Mỗi phương thức giám sát đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Cơ quan giám sát thị trường lựa chọn phương thức nào phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị
trường bảo hiểm từng nước, trình độ và nhận thức của cơ quan giám sát.