2.1.2.1. Qui mô hoạt động của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Tổng doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ giai đoạn 2008-2013 tăng trưởng bình quân 20% /năm, từ 10.948 tỷ (năm 2008) lên 24.521 tỷ (năm 2013), cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn đó. Trong năm 2013, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước không thuận lợi nhưng hoạt động của thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn đạt những kết quả và tăng trưởng nhất định. Tổng doanh thu phí gốc đạt 24.521 tỷđồng, tăng trưởng hơn 7% so với năm 2012. Tính trung bình trong 5 năm qua, đứng đầu thị trường về doanh thu phí bảo hiểm gốc là Bảo Việt, chiếm 25,4% doanh thu phí toàn thị trường, sau đó là PVI với 20,2%, Bảo minh 12%, Pjico 9,1%, PTI 5%, còn lại là các doanh nghiệp khác. Theo đánh giá của chuyên gia ADB về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam: “Ngành công nghiệp phi nhân thọ
có 05 công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất chiếm khoảng 69% phí bảo hiểm khai thác, trong khi 10 công ty bảo hiểm lớn nhất chiếm khoảng 84% phí bảo hiểm khai thác. Ngành công nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có chỉ số Herfindal-Hirschman khoảng 1240 cho thấy một thị trường tập trung vừa phải”[15]. Một số DNBH khác lại có tỷ lệ
tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc nhanh như PVI, Cathay, Phú Hưng, Bảo Long,... Doanh thu phí bảo hiểm giữ lại hàng năm chiếm khoảng 65 - 70% doanh thu phí bảo hiểm. Bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm cháy nổ và bảo hiểm thân tàu biển có xu hướng giữ lại ít, trong khi bảo hiểm rủi ro gián đoạn kinh doanh và bảo hiểm hàng hóa có xu hướng giữ lại nhiều. Có bốn trường hợp ngoại lệ: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe tỉ lệ giữ lại là 94%; bảo hiểm trách nhiệm chung được giữ lại 85% và bảo hiểm hàng không được giữ lại ít hơn 15% rủi ro. Tỉ lệ phí bảo hiểm nhượng lại trong nước so với nhượng ở nước ngoài khác nhau đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm. Bảo hiểm năng lượng, cháy nổ liên quan đến tài sản và thiệt hại có xu hướng được nhượng lại ở nước ngoài lớn hơn so với các bảo hiểm khác được nhượng lại trong nước. Bảo hiểm hàng không nhượng cho BH nước ngoài gần 90%.
Năm 2013, doanh thu phí bảo hiểm giữ lại của thị trường đạt 16.826 tỷđồng, tỷ lệ
phí giữ lại là 68,6%. Một số DNBH có tỷ lệ giữ lại cao hơn tỷ lệ trung bình của thị
trường như ABIC (92,3%), PTI (87,5%), MIC (84,6%),... Một số DNBH có tỷ lệ phí bảo hiểm giữ lại thấp hơn tỷ lệ trung bình của thị trường như PVI (45,8%), UIC (22,3%), ACE (33,9%),...
Biểu đồ 2.1: Doanh thu phí BH gốc, doanh thu phí giữ lại, bồi thường gốc, bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại PNT (năm 2008 - 2013)
(Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Trong những năm gần đây, tỷ lệ giữa doanh thu phí giữ lại và doanh thu phí bảo hiểm gốc ngày càng giảm dần. Các DNBH đã thực hiện tái bảo hiểm ra thị trường bảo hiểm thế giới ngày một nhiều hơn.
Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc của toàn thị trường được kiểm soát trong khoảng 35 - 40%. Bên cạnh đó vẫn có nhiều DNBH vẫn có mức bồi thường cao hơn mức bồi thường chung của thị trường. Tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại trong khoảng 40 - 50%, cao hơn mức bồi thường chung. Qua đó cũng thấy rằng phần rủi ro được tái ra thị trường nước ngoài chủ yếu là các rủi ro tốt, thị trường trong nước phải tự bảo hiểm và gánh chịu tổn thất do các rủi ro xấu không được nhượng tái.
Về tỷ lệ bồi thường theo từng nghiệp vụ, BH nông nghiệp là nghiệp vụ có tỷ
trọng phí rất thấp (1%) nhưng tỷ lệ bồi thường gốc là cao nhất (năm 2012: 38%, năm 2013: 284%). Các nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc cao như bảo hiểm thân
tàu và TNDS chủ tàu, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, bảo hiểm xe cơ giới. Nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường giữ lại cao nhất năm 2013 là bảo hiểm nông nghiệp (136%), bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu (91%), bảo hiểm cháy nổ
(48%), bảo hiểm xe cơ giới (47%).
Tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của các công ty tái bảo hiểm năm 2013 đạt 2.778 tỷđồng, tăng 5,2% so với năm 2012. Tổng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại 745 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2012 (VINARE đạt 500 tỷ, PVI Re đạt 245 tỷ). Số tiền chi bồi thường nhận tái bảo hiểm là 1.375 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường nhận tái bảo hiểm là 49,5% cao hơn năm 2012. Tỷ lệ bồi thường nhận tái bảo hiểm của VINARE tăng lên 73,3% (năm 2012 là 65%). Số chi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 390 tỷđồng, tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 52,3% trong đó tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại của VINARE là 67,8%.
Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới tăng trung bình hàng năm là gần 5%. Năm 2013 tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới là 5.312 tỷđồng, chiếm 21,6% phí bảo hiểm toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Doanh thu từ hoa hồng môi giới là 443,58 tỷđồng, tăng 8,24% so với năm 2012.
2.1.2.2. Khả năng tài chính của thị trường
Khả năng tài chính của thị trường được củng cố và tăng dần qua hàng năm. Năm 2013 toàn thị trường có tổng tài sản là 37.294 tỷ đồng (tăng 5,6% so với năm 2012). Vốn chủ sở hữu đạt 17.381 tỷđồng. Vốn chủ sở hữu tăng lên một phần do các DNBH phải tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ theo yêu cầu của Thông tư 155/2007/TT-BTC và 156/2007/TT-BTC. Mặt khác các DNBH cũng đã chú trọng đầu tư thêm vốn, tăng cường sức mạnh tài chính cho doanh nghiệp.
Bảng 2.2: Khả năng tài chính của thị trường PNT qua các năm 2008 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu toàn thị trường
BH PNT 2008 2009 2010 2011 2012 2013
- Tổng tài sản (tỷ đồng) 22.756 27.537 34.350 34.791 35.303 37.294 - Tổng dự phòng nghiệp vụ (tỷ đ) 5.503 7.416 9.426 11.770 11.617 12.090
(Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Thị trường đã cung ứng một nguồn vốn đầu tư lớn cho nền kinh tế. Tính đến 2013, tổng số tiền vốn đầu tư của các DNBH phi nhân thọđạt 26.545 tỷđồng, của DN tái bảo hiểm là 3.930 tỷđồng. Tổng doanh thu đầu tưđạt 2.129 tỷ đồng, lợi nhuận từ
hoạt động đầu tư 1.623 tỷđồng (giảm 3% so với 2012). Các DNBH vẫn lựa chọn hình thức đầu tư tiền gửi ngân hàng là chủ yếu, chiếm 70% tổng số tiền đầu tư. 28/29 DNBH đáp ứng đủ yêu cầu về biên khả năng thanh toán.