Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam gia

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 84)

giai đoạn 2008 - 2013

2.2.3.1. Giám sát quá trình gia nhp th trường

Để gia nhập thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, các chủđầu tư góp vốn thành lập DNBH phải đảm bảo các tiêu chí:

Nhóm tiêu chí v năng lc tài chính: vốn pháp định thành lập DNBH phi nhân thọ là 300 tỷ đồng; mức vốn pháp định được nâng cao tuỳ thuộc vào số lượng chi nhánh thành lập (từ 20 chi nhánh trở lên) và nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh đặc thù (hàng không, dầu khí, vệ tinh); phải có tối thiểu 02 tổ chức tham gia góp vốn thành lập DNBH. Nguồn vốn góp phải là vốn chủ sở hữu. Các tổ chức Việt Nam là cổđông sáng lập hoặc tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 150 tỷđồng, được góp không quá 25% vốn chủ sở hữu để thành lập DNBH; Tỷ lệ góp vốn

được giới hạn: cổđông là tổ chức và những người có liên quan được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ.

Ngoài ra, theo Nghịđịnh số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/2/2009 của Chính phủ thì công ty Nhà nước chỉ được đầu tư vào một DNBH với mức vốn đầu tư không quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn và tổng mức vốn góp của công ty mẹ và công ty con trong Tập đoàn, Tổng công ty không quá 30% vốn đầu tư của tổ chức nhận vốn góp.

Nhóm tiêu chí v qun tr doanh nghip: có phương án kinh doanh trong 5 năm

đầu; phải có các quy trình khai thác, giám định, bồi thường, kiểm tra kiểm soát nội bộ đầy đủ, chặt chẽ; đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với các chức danh quản trị, điều hành (Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám

đốc, Kế toán trưởng, Trưởng bộ phận khai thác, giám định, bồi thường, Trưởng bộ

kiện về công nghệ thông tin đối với hoạt động nghiệp vụ, kế toán- tài chính, đầu tư, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng.

V th tc cp phép:Bộ Tài chính đã đơn giản thủ tục cấp phép từ chỗ cấp phép 2 bước chuyển sang cấp phép một bước. Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi nhận được hồ sơđầy đủ của chủđầu tư, căn cứ kết quả thẩm định của Bộ Tài chính về vốn điều lệ, các điều kiện về quản trị doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, Bộ Tài chính sẽ cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho DNBH.

Với các điều kiện cấp phép được sàng lọc, qui trình cấp phép được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các bước. Các yêu cầu cấp giấy phép được quy định rõ và bao gồm nội dung tài chính cũng như các khía cạnh phi tài chính đểđảm bảo khả năng hoạt

động của DNBH. Đảm bảo thống nhất đối với tất cả các DNBH. Các nội dung cấp phép đã thể hiện việc tương đối tuân thủ theo ICP 4 về cấp phép.

Số lượng DNBH gia nhập thị trường trong 5 năm (2008 - 2013) hạn chế hơn, có 2 DNBH phi nhân thọ, 1 DN tái bảo hiểm và 01 DN MGBH gia nhập thị trường. Các chủ đầu tư thực sự có uy tín, đáp ứng được các tiêu chí cấp phép, có năng lực tài chính và tiềm năng phát triển mạnh để góp vốn thành lập DNBH giúp cho khả năng tài chính của thị trường tốt hơn.

2.2.3.2. Giám sát quá trình hot động

Công tác giám sát từ xa vẫn đang được thực hiện thường xuyên, tuân thủ theo qui trình giám sát nhưđã nêu tại điểm 2.2.2.2. Bên cạnh giám sát từ xa, công tác kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch được chú trọng. Trước năm 2008 trở về trước việc thanh tra, kiểm tra diễn ra rất ít do các doanh nghiệp trên thị trường chưa có nhiều, lực lượng công chức quá mỏng (khi thành lập Vụ Bảo hiểm có 13 người). Cục QLBH cũng chưa có chức năng thanh tra nên việc thanh tra phải phối hợp với Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện do đó số lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra không nhiều. Từ năm 2009, Phòng Thanh tra được thành lập, Cục QLBH đã chủ trì tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra. Công tác kiểm tra, thanh tra trong những năm qua đã được tăng cường. Số lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra đã tăng lên và toàn diện hơn. Việc kiểm tra, thanh tra được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, xử lý sát sao, kịp thời, nghiêm minh. Tuy nhiên, diện thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được qui mô và mức độ phức tạp của thị trường.

Trong giai đoạn 2008 - 2013, đã tiến hành 38 cuộc kiểm tra và 6 đoàn thanh tra toàn diện hoặc theo chuyên đề.

Bng 2.4: Thng kê s lượng các cuc thanh tra, kim tra t năm 2008 - 2013 Đơn vị tính: cuộc Năm Số DN 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng cộng Kiểm tra 3 4 11 6 9 5 38 Thanh tra 1 - 1 1 1 2 6 Tổng cộng 4 4 15 7 10 7 44

(Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, báo cáo hội nghị thường niên thị

trường bảo hiểm năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014)

a. Kết qu giám sát tài chính đối vi các DNBH, DN tái bo him

Việc giám sát tài chính đểđảm bảo DNBH luôn có tình hình tài chính lành mạnh,

đủ khả năng thanh toán và có đủ dự phòng để trang trải cho các tổn thất xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp. Theo qui định tại Điều 2 Nghịđịnh 46/2007/NĐ- CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ việc quản lý, giám sát tài chính được thực hiện theo nguyên tắc “Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về quản lý giám sát hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của mình theo qui định của pháp luật”. Với nguyên tắc này DNBH sẽ chủđộng giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Còn cơ quan quản lý nhà nước sẽ hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện của DNBH. Kết quả giám sát được thực hiện trên các nội dung sau:

(*) Vn

Trong quá trình hoạt động DNBH luôn phải duy trì mức vốn chủ sở hữu tối thiểu không thấp hơn mức vốn pháp định. Nếu muốn mở rộng thêm hoạt động kinh doanh,

đối với mỗi loại hình hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh DNBH phải bổ sung thêm vốn

điều lệđã góp cao hơn mức vốn pháp định là 50 tỷđồng Việt Nam. Bổ sung thêm 10 tỷ đồng nếu muốn mở thêm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Bất kỳ sự thay đổi về vốn

điều lệđã góp DNBH phải có đơn giải trình với Bộ Tài chính. Đây chính là mức vốn tối thiểu mà DNBH phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động của mình.

Như vậy, việc qui định về vốn chủ sở hữu, vốn điều lệđã phần nào tính đến rủi ro của từng lĩnh vực, qui mô rủi ro như việc đưa ra yêu cầu mức vốn khác nhau đối với từng nội dung và phạm vi hoạt động của DNBH như: Số lượng chi nhánh, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hàng không, vệ tinh. Tuy nhiên, việc xác định mức vốn đó có thực sự là phù hợp với các hoạt động kinh doanh hiện nay của DNBH hay chưa thì chưa có cơ sở xác định và còn mang tính ước lệ.

Để xác định mức độ cải thiện hay giảm sút về khả năng tài chính của doanh nghiệp, cơ quan giám sát sử dụng chỉ tiêu giám sát thay đổi nguồn vốn quỹ.

Chỉ tiêu thay đổi nguồn vốn quỹ = Chênh lệch nguồn vốn quỹ năm hiện tại và năm trước / Nguồn vốn quĩ năm trước

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ biến động về vốn, chỉ tiêu thay đổi nguồn vốn quỹ

cho phép (-15% đến +50%).

Trong những năm vừa qua (2008 - 2013), Cục QLBH luôn giám sát chặt chẽ và yêu cầu các DNBH duy trì đủ vốn theo qui định, mọi thay đổi về vốn đều phải được sự

chấp thuận của Bộ Tài chính. Tính đến 31/12/2013, tổng số vốn điều lệđã góp của các DNBH phi nhân thọ trên thị trường là 16.143 tỷđồng. Toàn thị trường có 28/29 DNBH phi nhân thọ có vốn điều lệđã góp từ 300 tỷđồng trở lên (trừ VASS). Một số DNBH có qui mô lớn trên thị trường như Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt (2000 tỷ), Tổng Công ty bảo hiểm PVI (1850 tỷ), Công ty TNHH bảo hiểm Liberty (1204 tỷ), riêng Công ty cổ

phần bảo hiểm Viễn đông (VASS) mới có số vốn điều lệ đã góp là 190 tỷ đồng, chưa

đảm bảo yêu cầu về vốn đối với DNBH phi nhân thọ theo qui định. Cục QLBH đã yêu cầu DN tiến hành bổ sung vốn điều lệ, giám sát quá trình bổ sung vốn của doanh nghiệp.

Trên thực tế, quá trình tăng vốn theo qui định tại Nghị định 46/2007/NĐ-CP và Thông tư 156/2007/TT-BTC DNBH (phải tăng đủ vốn điều lệđạt 300 tỷ tính đến thời

điểm 30/4/2010) chưa được các DNBH thực hiện nghiêm túc, thời gian tăng vốn kéo dài hơn qui định. Tại thời điểm 30/4/2010 vẫn còn các DNBH như Samsung Vina, QBE, UIC, Bảo Tín, Bảo Long, Hùng Vương không đảm bảo đủ vốn điều lệ theo qui

định. Tại thời điểm 31/12/2009 nhiều DNBH còn có cơ cấu vốn điều lệ chưa phù hợp với qui định, cơ quan giám sát đã nhắc nhở nhưng thời gian điều chỉnh của DNBH cho phù hợp với qui định cũng kéo dài hơn một năm như:

+ Cổ đông là tổ chức sở hữu vốn góp vượt quá 20% vốn điều lệ: PVI, PJICO, PTI, GIC;

+ Cổđông là cá nhân sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ: AAA

+ Các DNBH có vốn điều lệ chưa đáp ứng qui mô hoạt động: PJICO, PTI, VASS. Tính đến 31/12/2013, vốn và cơ cấu vốn của các DNBH đã đáp ứng được yêu cầu của qui định pháp luật (trừ VASS).

Quá trình giám sát về vốn mặc dù sát sao nhưng vẫn còn những điểm tồn tại. Trong quá trình kinh doanh, hoặc khi thiếu vốn các DNBH chưa thực sự sẵn sàng đáp

cũng không có ngay các biện pháp quyết liệt, thường cho phép các DNBH kéo dài tùy theo từng trường hợp. Cụ thể như DNBH VASS thiếu vốn điều lệ từ năm 2012 nhưng cơ quan giám sát vẫn cho DNBH duy trì như vậy, cho đến khi xảy ra tình trạng mất khả

năng thanh toán. Một số DNBH như Bảo Tín, UIC, QBE,.. hơn 2 năm mới tăng đủ vốn qui định. Việc không kịp thời đáp ứng về vốn sẽ là nguy cơ gây ra những rủi ro cho thị

trường, trong trường hợp rủi ro tổn thất lớn vượt quá khả năng thanh toán của DNBH tại một thời điểm nào đó. Đối với các DNBH vi phạm các qui định về vốn không chủ động điều chỉnh hoặc họ sẵn sàng chấp nhận mức xử phạt hành chính vì chế tài xử phạt quá thấp (theo qui định tại Điều 25 Nghị định 41/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm mức phạt là 70 triệu).

Bên cạnh việc tăng vốn của các DNBH nhằm đảm bảo khả năng tài chính cho DNBH, tình trạng ăn vào vốn điều lệ cũng đáng lo ngại. Tính đến 31/12/2013, trong 29 DNBH thì có 9 DNBH (Groupama, VASS, AAA, AIG, Phú Hưng, Liberty, ACE, Xuân Thành, Cathay) có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn vốn điều lệđã góp, nguyên nhân là do DN bị lỗ lũy kế liên tục, đặc biệt Liberty và AAA có tỷ lệ ăn vào vốn điều lệ trên 50%. Điều này sẽ rất rủi ro cho thị trường vì mặc dù số vốn điều lệ góp vào rất lớn nhưng khả năng tài chính thực tế của thị trường thấp do tình trạng ăn vào vốn. Trong

đó có VASS, Xuân Thành, Phú Hưng có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 300 tỷ theo qui định.

Đến 1/10/2012, Thông tư 124/2012/TT-BTC có hiệu lực mới yêu cầu duy trì mức vốn chủ sở hữu không nhỏ hơn mức vốn pháp định. Trong các trường hợp này cơ quan giám sát cũng không có hành động gì vì vốn chủ sở hữu có thể nhỏ hơn vốn điều lệ

nhưng vẫn lớn hơn vốn pháp định do vốn điều lệđã góp cao hơn mức vốn pháp định. Cũng phải thấy rằng nếu mức vốn qui định đồng đều giữa các DNBH như nhau cũng chưa phải là phù hợp vì các DNBH triển khai các nghiệp vụ khác nhau, mức độ

rủi ro khác nhau thì sẽ phải cần các mức vốn khác nhau để bù đắp các rủi ro đó. Với cách qui định hiện nay dẫn đến các DNBH triển khai các nghiệp vụ có mức rủi ro thấp sẽ có khối lượng vốn nhàn rỗi nhiều, trong khi các DNBH kinh doanh nhiều lĩnh vực, mức độ rủi ro cao gấp nhiều lần như hàng không, vệ tinh,.. thì cũng chỉ có mức vốn cao hơn một chút. Do hạn chế trong quản lý danh mục đầu tư nên các DNBH chỉ gửi số

vốn nhàn rỗi ở ngân hàng là chủ yếu, nên không thực sự phát huy hiệu quả của nguồn vốn trong toàn bộ nền kinh tế.

Các DNBH phi nhân thọ của Việt Nam trong các năm 2008 - 2013 đều có mức vốn vượt quá giới hạn thông thường của chỉ tiêu cảnh báo sớm (-15% đến +50%) rất nhiều,

nhưng việc vượt quá không phải điều gì đột xuất trong việc mở rộng kinh doanh của các DNBH mà chủ yếu do tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Do đó, giới hạn về chỉ tiêu này không thực sự phù hợp và không phản ánh đúng mức độ rủi ro trong giai đoạn 2008 - 2013 vì mức độ biến động lớn quá 50% nhưng có thể vẫn chưa đủ yêu cầu về vốn do thay đổi chính sách. Ví dụ như Công ty TNHH bảo hiểm Samsung ViNa

đến 31/12/2009 có vốn điều lệ là 188,3 tỷ VNĐ, chưa đáp ứng đủ 300 tỷ VNĐ theo qui

định, nhưng chỉ tiêu về vốn đã biến động 135% (từ 80 tỷ VNĐ lên 188,3 tỷ VNĐ). Thời điểm cơ quan giám sát xem xét vốn chủ sở hữu thường không phù hợp với diễn biến thực tế của vốn (muộn hơn) nên mức độđánh giá và cảnh báo muộn.

(*) Biên kh năng thanh toán

DNBH phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Theo qui định tại Điều 15 Thông tư 125/2012/TT-BTC, Biên khả

năng thanh toán của DNBH được tính như sau:

Biên khả năng thanh toán tối thiểu

- Biên khả năng thanh toán tối thiểu của BH PNT = Max {25% Pr;12,5% (Pg+ Pt)} Trong đó:

Pr: Tổng phí BH giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán Pg: Tổng phí BH gốc tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán Pt: Phí nhận tái BH tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán

Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm không đáp ứng điều kiện về

nhượng tái bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính thì biên khả năng thanh toán tối thiểu được tính bằng 100% số phí bảo hiểm gốc của những hợp đồng bảo hiểm đó.

Biên khả năng thanh toán thực tế: Biên khả năng thanh toán thực tế của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Giá trị tài sản được tính theo mức thanh khoản của từng tài sản (Phụ lục 6: Tính thanh khoản của các tài sản khi tính biên khả năng thanh toán)

Các cấp độ can thiệp

- Biên khả năng thanh toán thực tế/Biên khả năng thanh toán tối thiểu >= 100%: không cần can thiệp

- Trường hợp: Biên khả năng thanh toán thực tế/Biên khả năng thanh toán tối thiểu < 100%, DNBH cần chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả

nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả

năng thanh toán.

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)