3.2.5.1. Tăng cường giám sát hoạt động của Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
DN MGBH đang phát huy tích cực vai trò của mình trong việc phân phối sản phẩm BH tới tay người tiêu dùng, người tiêu dùng tin tưởng hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn thông qua kênh MGBH.
Thời gian qua hoạt động MGBH ngày càng được củng cố, trở nên chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiênsự hạn chế về tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, trình
độ chuyên môn của các MGBH đang là vấn đề nổi cộm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tác động của hoạt động trung gian bảo hiểm đến sự an toàn, lành mạnh của thị
trường bảo hiểm là không nhỏ. Cần có sự giám sát của Cơ quan quản lý, giám sát DN MGBH trên nhiều mặt. Hoạt động của doanh nghiệp môi giới tập chủ yếu là cung cấp dịch vụ tư vấn về sản phẩm, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Để thực hiện tốt chức năng này vì lợi ích chung, người môi giới phải có kiến thức cơ bản về sản phẩm bảo hiểm và đây cũng là yêu cầu chính để cấp chứng chỉ. Đề xuất đưa ra đối với mỗi cán bộ trong DN MGBH phải có chứng chỉ đào tạo về MGBH và phải cập nhật kiến thức hàng năm tối thiểu 40 giờ. Cần có yêu cầu bảo đảm những người làm nghề môi giới chưa từng vi phạm pháp luật hoặc có các hành vi không phù hợp.
Với cách giám sát DN MGBH như hiện nay chưa phù hợp vì DN MGBH chỉ là một DN cung cấp dịch vụ, do đó nếu áp dụng đồng đều các qui định của DNBH cho DN MGBH (quản trị nội bộ) là không phù hợp. Trong khi đó những yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ môi giới lại chưa được đặt ra. Mặc dù thông tư 124/2012/TT- BTC cũng đã đặt ra yêu cầu đối với DN MGBH, các cán bộ làm môi giới phải có chứng chỉđào tạo. Tuy nhiên, cả Việt Nam chưa có chương trình hay giáo trình đào tạo về MGBH, chủ yếu là các DN MGBH nước ngoài đưa chương trình đào tạo của công ty mẹ vào. Để thực hiện được đề xuất này cũng phải có thời gian để thực hiện. Có như
vậy mới đáp ứng được nguyên tắc bảo hiểm cơ bản, ICP 24: cơ quan giám sát yêu cầu các trung gian có đủ năng lực và kiến thức chung, về thương mại và sự chuyên nghiệp cũng như có phẩm chất đạo đức tốt.
Đồng thời DN MGBH phải xây dựng các qui trình nghiệp vụ, kiểm soát nội bộ và tuân thủđúng các qui trình nghiệp vụđó.
3.2.5.2. Tăng cường giám sát hoạt động đại lý
Ở Việt Nam, hơn 70% hợp đồng được thực hiện qua đại lý, đây là một kênh phân phối chính trên thị trường. Thời gian chất lượng đại lý chưa tốt, chưa chuyên nghiệp, còn chạy theo doanh số hợp đồng để hưởng hoa hồng, chưa quan tâm tới chất lượng dịch vụ nên quyền lợi người tham gia bảo hiểm bị xâm phạm.
Đề xuất trong thời gian tới cơ quan giám sát cần tăng cường giám sát lực lượng
đại lý thông qua giám sát về chất lượng đại lý. Các ứng viên muốn được cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm phải đỗđược kỳ thi cấp chứng chỉđại lý do Bộ Tài chính tổ chức, kỳ
thi này phải được nâng cao chất lượng từ khâu ra đềđến khâu tổ chức thi. Đại lý bán sản phẩm thuộc nghiệp vụ nào phải tham dự và đỗ kỳ thi về nghiệp vụđó. Đồng nghĩa với việc họđã hiểu rõ về sản phẩm mà họ dự kiến triển khai, cũng như những kiến thức tối thiểu và đạo đức nghề nghiệp mà đại lý phải biết. DNBH sẽ chủ động trong việc
đào tạo, đa dạng hình thức và thời gian đào tạo. Dần dần trang bị và cung cấp cho thị
trường một đội ngũđại lý chuyên nghiệp và chất lượng cao.
Bên cạnh nâng cao chất lượng đào tạo, cơ quan giám sát phải kiểm soát được hợp
đồng đại lý và việc chi trả hoa hồng đại lý của các DNBH, đảm bảo đúng người đúng việc. Dần dần nâng cao tính chuyên nghiệp đại lý thông qua tuyên truyền và các chính sách đối với đại lý của DNBH.
Xử lý nghiêm các hành vi lôi kéo, mua chuộc đại lý, sử dụng đại lý không đảm bảo qui định làm ảnh hưởng tới sựổn định của thị trường.
3.2.5.3. Củng cố và tăng cường công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm
Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quá trình, chịu sự tác động của ban giám đốc, ban quản trị của một doanh nghiệp và các cá nhân khác, được áp dụng trong việc hoạch
định chính sách và được xây dựng trên toàn doanh nghiệp để xác định các sự kiện cụ
thể có thểảnh hưởng đến doanh nghiệp, và kiểm soát rủi ro trong phạm vi cho phép, để đưa ra sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Hay có thể
hiểu Quản trị rủi ro là quá trình phân tích và đánh giá mức độ gặp phải rui ro và xác
định cách kiểm soát khả năng gặp phải rủi ro trong giới hạn hoặc thậm chí là loại trừ
và việc áp dụng các nguồn lực để giảm thiểu, giám sát và kiểm soát khả năng và/hoặc
ảnh hưởng của các sự kiện tiêu cực xảy ra.
Hội đồng quản trị đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác giám sát và
điều hành doanh nghiệp. Đây là một trong các nhân tố làm giảm thiểu rủi ro của DNBH. Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ này, ban quản trị cần cân nhắc những mặt dễ gây rủi ro cho doanh nghiệp và thủ tục chiến lược làm khuôn khổ hướng dẫn quản lý. Ví dụ, bộ phận đầu tư luôn chứa nguy cơ rủi ro nghiêm trọng và ban quản trị
cần có chính sách đầu tư bằng văn bản với khung quy định các tiêu chí đầu tư. Khung này có thể gồm giới hạn tối đa cho mỗi loại hình đầu tư (cổ phiếu, bất động sản, vv) với yêu cầu thanh khoản tối thiểu tương ứng, yêu cầu vềđa dạng hóa ngành đầu tư, các chỉ tiêu đánh giá, v.v..
Kinh nghiệm quốc tếđã chỉ ra rằng các tổ chức được quản lý tốt có khả năng tồn tại lâu hơn nhiều các tổ chức bị quản lý kém. Các tổ chức được quản lý tốt thường đủ
vững vàng để tồn tại qua giai đoạn kinh tế khó khăn và suy thoái bất ngờ. Giám sát tốt cũng không thể vực dậy doanh nghiệp bị quản lý kém. Vì vậy, giám sát trên cơ sở rủi ro rất quan tâm đến việc đảm bảo cho các đơn vị bị giám sát tuân thủ thông lệ tài chính kinh doanh lành mạnh. Xu hướng quốc tế tiến tới chuẩn mực đối với quản trị doanh nghiệp cũng bắt nguồn từ nhận thức rằng quản trị vững vàng là đảm bảo tốt nhất cho sự
lành mạnh của doanh nghiệp.
Vai trò của quản lý rất quan trọng đối với DNBH phi nhân thọ cũng như bất cứ
doanh nghiệp nào khác. Đặc trưng của doanh nghiệp được quản lý tốt là ban điều hành vững mạnh giúp nhân viên nhận thức về viễn cảnh mà công ty đang đi tới. Những công ty này có chính sách thủ tục rõ ràng. Những chính sách, thủ tục quan trọng nhất được
đích thân HĐQT phê duyệt, được toàn bộ Ban giám đốc và nhân viên quán triệt. Nhân viên nắm rõ và tự tin thực hiện trách nhiệm của mình.
Các doanh nghiệp được quản lý tốt, đào tạo nhân viên bài bản, giúp họ vượt trội trong công việc và thăng tiến tới các vị trí chịu trách nhiệm cao hơn. Các quản lý tốt hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên khi họ làm nhiệm vụ, qua đó họ có thể lĩnh hội kinh nghiệm dày dạn từ quản lý của mình. Người quản lý cũng có lợi từđóng góp và kinh nghiệm đa dạng của các thành viên trong nhóm, cho phép họ có thể học hỏi lẫn nhau.
Doanh nghiệp được quản lý tốt tuân theo các chuẩn mực về quản trị nhân lực và có phản hồi kịp thời đối với bất cứ mặt tiến bộ nào nhân viên. Họ cũng chắc là họ có
mạng lưới trao đổi nội bộ hiệu quả và mọi nhân viên đều có cơ hội thích hợp đểđóng góp vào quá trình xây dựng chính sách và đề ra quyết định của doanh nghiệp.
Ở những DNBH quản lý yếu hơn thường có sự không rõ ràng về trách nhiệm tại một số bộ phận hoạt động, do đó tạo nên hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm trong nhân viên. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần có miêu tả công việc chi tiết để
tránh bị trùng lặp trách nhiệm.
Người quản lý tồi thường thiếu tầm nhìn hoặc kỹ năng lãnh đạo, họ không thể giữ
vững quy trình làm việc hiệu quả, không thuê được đủ nhân viên hoặc nhân viên có năng lực, không biết cách giao nhiệm vụ, không duy trì tốt được hệ thống công nghệ
thông tin và các hệ thống khác, không có kỹ năng quan hệ tốt và nói chung là không xây dựng được một nhóm làm việc bền chặt có thể đáp ứng mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động.
Tóm lại, ban quản trị điều hành là nhân tố tác động tới kết quả hoạt động của DNBH, qui trình quản lý rủi ro tốt giúp cho DNBH hạn chế tới mức tối thiểu các rủi ro xảy ra. Cơ quan giám sát khi phân tích đánh giá hoạt động của DNBH cần đánh giá chính xác các quy trình quản trị rủi ro của DNBH và Ban quản trị điều hành của DNBH. Với thực trạng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện nay, có thể
nói công tác quản trị rủi ro của các DNBH phi nhân thọ còn yếu. Các qui định, qui trình quản trị được ban hành nhưng không được thực hiện triệt để và hiệu quả đặc biệt tại các chi nhánh DNBH. Luận án đề xuất đẩy mạnh hoạt động quản trị rủi ro của các DNBH phi nhân thọ bằng các biện pháp:
- Về phía cơ quan quản lý, giám sát: xây dựng các qui định pháp lý yêu cầu DNBH thực hiện quản trị rủi ro thông qua các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện của Ban quản trị doanh nghiệp; yêu cầu về các qui trình nghiệp vụ, về kiểm soát nội bộ.
- Về phía các DNBH: nên xây dựng khung quản trị rủi ro bao gồm: + Nhận diện các loại rủi ro mà DNBH phải đối mặt;
+ Đánh giá rủi ro và định lượng rủi ro; + Kiểm soát và báo cáo rủi ro;
+ Xác định rủi ro tổng hợp;
+ Loại trừ và lập biện pháp phòng vệ rủi ro: xây dựng các qui trình kiểm soát rủi ro.
Để quản trị rủi ro cần phải quan tâm đến yếu tố con người. Ý thức tuân thủ của lãnh đạo DNBH cũng như từng nhân viên trong DNBH sẽ quyết định đến mức độ
thành công của hoạt động quản trị rủi ro. Thiết lập các qui trình nghiệp vụ và kiểm soát nội bộ. Các DNBH nên xây dựng bộ phận quản trị rủi ro riêng biệt. Ngoài ra, để quản lý hiệu quả cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
3.2.5.4. Các giao dịch với bên có liên quan
Giao dịch với bên có liên quan là một phần quan trọng cần giám sát bởi cơ quan giám sát. Một hoạt động rất dễ có rủi ro là chuyển giá. Khi giao dịch diễn ra công bằng, mỗi bên đều cố gắng thỏa thuận sao có lợi nhất cho mình. Do đó, việc định giá của giao dịch này được coi như là một thỏa hiệp giữa hai bên, mỗi bên đều cảm thấy có lợi và đi
đến được một mức giá thị trường công bằng. Ngược lại, trong trường hợp giao dịch giữa DNBH và cổđông chi phối thường không có thỏa thuận công bằng. Bởi vì có một bên kiểm soát bên kia, lợi ích của bên kiểm soát được coi là chiếm ưu thế, hoặc hơn hẳn so với lợi ích của bên bị kiểm soát. Trong trường hợp này giao dịch không thểđạt
được mức giá công bằng.
Hoạt động rửa tiền, thông qua hoạt động mua bảo hiểm sau đó nhận được bồi thường từ DNBH cho một tổn thất không có thực để làm cho số tiền trở nên sạch sẽ.
Để kiểm soát được giao dịch giữa các bên liên quan, luận án đề xuất nên có các qui định yêu cầu HĐQT xây dựng chính sách về giao dịch với các bên có liên quan. Những chính sách này nhìn chung cần chỉ rõ:
- Chỉ rõ mức độ công ty có thể tránh giao dịch với bên có liên quan nếu có các phương án thay thế khác hợp lý.
- Xây dựng các tiêu chí phù hợp với những trường hợp đề xuất giao dịch với bên có liên quan. Điển hình là các tiêu chí sau:
+ Giá trị giao dịch không vượt quá giá trị hay giá trịước tính;
+ Giao dịch có lợi cho DNBH (chứ không phải cho mình bên có liên quan); + Giá trị giao dịch với các bên liên quan không được chiếm quá nhiều vốn của doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm của các nước, tổng nợ và mức đầu tư vào các bên có liên quan không nên vượt quá 25% số vốn của doanh nghiệp, và đây vẫn không phải là mức trần tuyệt đối.
- Các giao dịch với bên có liên quan phải được thực hiện dưới sự phê chuẩn của HĐQT và hội đồng phải cân nhắc các tiêu chí đề cập trên đây khi xem xét từng giao dịch cụ thể.
3.2.5.5. Tăng cường giám sát và phòng chống trục lợi
Kinh nghiệm các nước cho thấy, đấu tranh chống trục lợi bảo hiểm không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành bảo hiểm mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội, cộng
đồng; đòi hỏi có sự tham gia, ủng hộ tích cực của các cơ quan công quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật và mỗi người dân. Về phía cơ quan nhà nước, đứng trên giác độ giám sát thị trường, để phòng chống trục lợi cần thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến trục lợi bảo hiểm: Đưa ra các định nghĩa về các hành vi trục lợi và có các chế tài xử phạt nghiêm khắc, kể cả
qui định trong Bộ luật dân sự về chế tài và cơ chế bảo vệ nhân chứng, cơ chế kiểm soát các giao dịch, đại lý, môi giới bảo hiểm.
- Tăng cường giám sát các hành vi có dấu hiệu trục lợi.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tra cứu, cung cấp thông tin cho cả thị trường giúp phòng chống trục lợi và phục vụ cho công tác điều tra: cho phép các cơ quan quản lý giám sát thu thập được thông tin và dữ liệu của các vụ việc trục lợi cần thiết cho hoạt động giám sát, điều tra tại bất kỳ thời điểm nào; có sự phân cấp truy cập trong hệ thống cơ sở dữ
liệu nhằm đảm bảo dữ liệu được quản lý hiệu quả, phù hợp với các chếđộ khai thác dữ
liệu theo thẩm quyền khác nhau; hệ thống cơ sở dữ liệu là nơi chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý và hệ thống công bố kết quả giám sát. Đồng thời, đây phải là hệ thống
được xây dựng nhằm cung cấp thông tin chính xác nhất tới cho các bên liên quan đến quá trình kinh doanh bảo hiểm; Hệ thống cơ sở dữ liệu này có thể cung cấp cho các DNBH thông tin liên quan đến bên mua bảo hiểm trên thị trường, ghi chép lịch sửđối tượng cũng như có cảnh báo nếu có hành vi vi phạm pháp luật.
- Xây dựng kênh thông tin cung cấp cho toàn thị trường về các vụ trục lợi, danh sách tổ chức, cá nhân đã có hành vi trục lợi, các hình thức trục lợi; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống trục lợi giữa các DNBH.
- Thành lập Ban phòng chống trục lợi bảo hiểm trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm: Ban phòng chống trục lợi bảo hiểm có nhiệm vụ tiến hành
điều tra ban đầu và thu thập các bằng chứng liên quan đến những hành vi nghi ngờ trục lợi bảo hiểm; Là đầu mối hỗ trợ cơ quan quản lý trả lời hoặc giải đáp các khiếu nại,