Khó khăn, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp ổn định và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2009 đến 2010 (Trang 55)

Bên cạnh những lợi thế đã có của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp cũng không tránh khỏi được những khó khăn và thách thức.

Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn những hạn chế về tài chính, năng lực quản lý, kinh nghiệm, khả năng tiếp cận các nguồn đầu tư.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nguồn vốn còn khiêm tốn, quy mô nhỏ, manh mún, hiệu quả kinh doanh thấp nên khó có khả năng đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn, chính vì lý do này mà hầu hết các doanh nghiệp đều để mất cơ hội phát triển hoạt động của mình tiến xa hơn ra nước ngoài. Nguyên nhân các doanh nghiệp hạn chế nguồn vốn của mình là do họ khó tiếp cận được nguồn vốn của các ngân hàng thương mại, chủ yếu vốn của doanh nghiệp là do vay từ bạn bè, vốn tự có,…Mặc dù hiện nay các ngân hàng thương mại đã thay đổi mức lãi suất để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự vay vốn của các doanh nghiệp hơn song họ vẫn gặp khó trong việc tiếp cận do mức lãi suất vẫn còn cao hơn hiệu quả kinh doanh. Việc tiếp cận nguồn vốn còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp.

Hạn chế thứ hai cho các doanh nghiệp đó là trình độ lao động chưa cao. Thực chất, Việt Nam là nước nguồn lao động dồi dào, lao động được sử dụng trong các doanh nghiệp hầu hết là những lao động nông thôn chỉ biết sản xuất nông nghiệp, do vậy họ không có những kiến thức cơ bản về kỹ năng sản xuất, về những sản phẩm mà họ tạo ra. Chính lý do này làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp, những sản phẩm của họ tạo ra không được đánh giá cao về chất lượng dẫn tới sự kém cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như nước ngoài.

Khó khăn nữa cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đó là vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Nguyên nhân có thể nhận ra được là do sự liên kết giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn quá lỏng, chưa thật sự hợp tác cùng phát triển với nhau. Ví dụ điển hình cho sự liên kết này đó là các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp, sản xuất ôtô thường không tìm thấy những linh kiện cần trong thị trường nội địa, do đó họ thường phải nhập khẩu, sử dụng trực tiếp những linh kiện do chính hãng của họ sản xuất. Vậy là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mất đi một cơ hội phát triển.

Thứ tư, thông tin thị trường, giá cả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như thông tin cho nhà đầu tư còn gặp nhiều bất cập. Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải việc thiếu thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh cũng như yêu cầu của thị trường. Phần lớn các doanh nghiệp ở nước ta vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình trên thế giới từ 3 đến 4 thế hệ, còn xảy ra hiện tượng có doanh nghiệp sử dụng những máy móc đã bị loại bỏ. Trong tình trạng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì đây là vấn đề hết sức bất cập và khó khăn cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, tâm lý và thái độ của chính quyền địa phương đối với DNN&V cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các doanh

nghiệp. CIEM đã có một cuộc điều tra cho thấy tới 65% doanh nghiệp cho rằng đã gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với chính quyền địa phương, đặc biệt là hành vi đối xử của các cơ quan thuế và hải quan. Vì thế, thay đổi quan điểm về hành vi của chính quyền là giúp cho DNN&V xóa được các rào cản và có sự cạnh tranh bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác.

CHƯƠNG 3

CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp ổn định và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2009 đến 2010 (Trang 55)