DNN&V trong thời kỳ suy thoái kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp ổn định và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2009 đến 2010 (Trang 47)

Cuối năm 2007 và đầu năm 2008, các doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều bất lợi trong sản xuất kinh doanh. Đó là sự suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát, giá cả nguyên liệu tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cho vay doanh nghiệp có lúc vượt 20%, giá thành sản phẩm tăng, giá đôla giảm trên thị trường thế giới nhưng lại tăng so với tiền đồng trong nước… Điều này đã gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với nhiều doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Tỷ lệ số doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký mới năm 2008

STT Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh so với cùng kỳ năm 2007(%) Tỷ lệ số vốn ĐKKD so với cùng kỳ năm 2007 (%) Tháng 1 133,2 215,0 Tháng 2 106,5 182,8 Tháng 3 97,3 132,3 Tháng 4 145,4 175,2 Tháng 5 150,2 169,3 Tháng 6 132,6 146,8 Tháng 7 132,1 136,4 Tháng 8 126,9 128,4 Tháng 9 117,5 113,8

Nguồn: Tổng cục thống kê, báo cáo DNN&V năm 2007

Nhìn trên bảng tổng kết chỉ 8 tháng đầu năm 2008 , cả nước đã có 43.862 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới với số vốn đăng ký 335,2 ngàn tỷ đồng, đạt 126,9% về số lượng và 128,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2007. Và tính đến thời điểm đầu năm 2009, cả nước có 95% trong khoảng 350.000 doanh nghiệp là DNN&V, có tổng số vốn khoảng 85 tỉ USD.

Do vẫn còn bị ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế, số doanh nghiệp và số vốn đăng ký 3 tháng đầu năm 2009 đã giảm sút rõ rệt so với năm 2008. Qúy I năm 2009, số vốn đăng ký mới giảm gần một nửa, chỉ được 64,2% so với cùng kỳ là khoảng 15,6 nghìn doanh nghiệp với tổng số vốn là 77,4 nghìn tỷ đồng, giảm 3,2%.

Sự bất ổn trên thị trường thế giới có thể coi là một ‘’cơn sốc’’ đối với các DNN&V vì từ trước đến giờ họ luôn hoạt động và được bao bọc trong các chính sách hỗ trợ của nhà nước, một nền kinh tế đang trên đà phát triển và hầu như là không gặp phải một trở ngại nào. Năm 2008, nhiều doanh nghiệp bị đứng trước nguy cơ phá sản, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Sang đến năm 2009, hi vọng thoát khỏi tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. DNN&V hiện chiếm 95% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại nước ta.

Cuối năm năm 2008, lạm phát có dấu hiệu chững lại, Hiệp hội DNN&V Việt Nam công bố số liệu có tới 80% số thành viên của hiệp hội gặp khó khăn, trong đó có 60% doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Mặc dù lạm phát có chiều hướng giảm song do sự suy giảm kinh tế thế giới và sự suy giảm kinh tế trong nước khiến cho các doanh nghiệp của chúng ta đứng trên bờ vực. Nền kinh tế suy giảm, sức tiêu thụ thấp làm cho hiệu quả kinh doanh kém. Hơn nữa, trong hoàn cảnh như hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại càng bộc lộ rõ những điểm yếu kém của mình, yếu kém về tiềm lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý, nguồn nhân lực, khả năng chuyển hướng và cơ cấu lại…một cản trở quan trọng khác đó là sự tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Năm 2008 là một năm ‘’u ám’’ với cả nền kinh tế nói chung và với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Qúy IV/2008, có 80% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong đó, 60% doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và 20% doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động. Hàng trăm doanh nghiệp đang trên bờ vực bị phá sản, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các doanh nghiệp có sức ‘’đề kháng’’ yếu.

Năm 2008 là năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, tác động của nó đã ảnh hưởng nặng nề đến khu vực DNN&V vốn được coi là ‘’xương sống’’ của nền kinh tế. Lạm phát đã làm cho 20% DNN&V bị tác động mạnh, bị phá sản hoặc đứng trước bờ vực phá sản; 60% doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bị đình trệ; và số còn lại ít bị tác động hoặc vẫn tìm được cơ hội phát triển. Theo số liệu thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam, khoảng 40% doanh nghiệp (DN) làng nghề hiện trong cảnh từ thoi thóp đến chuẩn bị phá sản; 60% còn lại là cầm cự.

Số vốn tự có của DN chiếm tỷ trọng là 36,25%, vốn vay ngân hàng chiếm 45,31% còn lại vốn khác chiếm 18,44%. Vốn tự có bình quân 1 doanh nghiệp là 1,33 tỷ đồng; bình quân vốn vay ngân hàng của 1 doanh nghiệp là 1,79 tỷ đồng. Như vây, nguồn vốn chủ yếu của các doanh nghiệp vẫn là được huy động và vay của các ngân hàng thương mại, 7 tháng đầu năm 2008, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với DNN&V là 289.100 tỷ đồng. Trong đó, khối NHTM Nhà nước là 141.816 tỷ đồng chiếm 47,7%, khối NHTM cổ phần là 139.837 tỷ đồng chiếm 47,07%; khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7.446 tỷ đồng, chiếm 2,5%.

Theo thống kê, tỷ lệ nợ xấu cho vay DNN&V của toàn hệ thống là 3,64% (số tuyệt đối là 10.886 tỷ đồng), tăng 1% so với năm 2007 và giảm 0,19% so với năm 2006. Trong đó nợ có khả năng mất vốn là 4.064 tỷ đồng, chiếm 37,3% tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Cụ thể là: Tỷ lệ nợ xấu của khối NHTM Nhà nước là 4,59%, NHTM cổ phần 2,44%, Ngân hàng liên doanh và nước ngoài 1,45%.

Qua số liệu báo cáo từ các ngân hàng, trong các DNN&V hiện đang có quan hệ tín dụng với các NHTM cho thấy 23% số doanh nghiệp hoạt động

kinh doanh có hiệu quả; 73,2% DNN&V hoạt động trung bình và 3,8% doanh nghiệp gặp khó khăn trong đó có 1,42% doanh nghiệp có khả năng mất vốn. Doanh số và dư nợ cho vay các DNN&V của ngành ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Nhiều NHTM cổ phần đã tập trung cho vay các DNN&V lên tới trên 70% dư nợ, một số chi nhánh của NHTM Nhà nước có dư nợ cho vay các DNN&V đạt trên 95%. Ngân hàng có chính sách riêng và hỗ trợ các DNN&V thông qua việc tư vấn, làm đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp song việc tiếp cận vẫn còn rất khó.

Đầu năm 2008, việc siết chặt nguồn vốn, tăng lãi suất của ngân hàng để kiềm chế lạm phát đã làm cho các doanh nghiệp vốn đã khó tiếp cận nay lại càng gặp nhiều trở ngại hơn. Mức lãi suất 20 – 21% quá cao, khiến DN không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng để duy trì sản xuất và thị trường, các điều kiện để được vay lại khắt khe hơn rất nhiều: từ việc đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố thường quá thấp so với thực tế, việc xem xét phương án kinh doanh và khả năng hoàn trả vốn chặt chẽ hơn trước, chưa kể một số tiêu cực của nhân viên ngân hàng... Nhiều DN buộc phải tìm đến tín dụng “đen” với mức lãi suất 7 – 8%/tháng hoặc cao hơn để đảo nợ, tránh tình cảnh phải siết nợ tài sản với ngân hàng. Một số nguyên nhân khiến cho DNN&V gặp khó khăn trong vấn đề vốn ngân hàng đó là:

Chưa đủ uy tín kinh doanh

Đội ngũ quản lý, nhân viên của DNN&V có ít kinh nghiệm, hoạt động thường chưa ổn định, chưa chuyên nghiệp. Xuất phát điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là từ kinh nghiệm kinh doanh thực tế của chủ doanh nghiệp, các yếu tố về quản lý và thực thi pháp luật còn có phần hạn chế nên dẫn đến một số tình trạng không lường trước được những rủi ro trong

hoạt động kinh doanh. Vì vậy, các ngân hàng rất e ngại cho các doanh nghiệp vay vốn để hạn chế tình trạng nợ xấu xảy ra.

Thiếu tài sản bảo đảm (TSBĐ)

Vốn tự có tham gia vào dự án, phương án của DNN&V thấp nếu ngân hàng cho vay, rủi ro với ngân hàng cao, do đó ngân hàng yêu cầu các điều kiện về tài sản bảo đảm nghiêm ngặt hơn, nhưng phần lớn các doanh nghiệp lại thiếu TSBĐ. Thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay tài sản gắn liền với đất cho DN gặp nhiều khó khăn, thời gian chờ rất lâu, đặc biệt khi DN chuyển đổi hình thức. Công ty CP tài chính Dầu khí VN nhận xét: “DN thường dùng TSBĐ cho khoản vay là tài sản cá nhân, trang thiết bị của chính DN. Tài sản cá nhân thường có giá trị thấp nên không vay được nhiều, tài sản là trang thiết bị nên phần lớn NH ngại vì khó kiểm soát”.

Khó khăn trong thẩm định DNN&V

Khó khăn trong cho vay DNN&V hiện nay là nguồn vốn cho vay. Trong khi nguồn vốn huy động với mức lãi suất rất cao nhưng lãi suất cho vay bị giới hạn trần 21%/năm làm cho khe hở lãi suất giữa huy động và cho vay rất hẹp, ngân hàng hầu như không có lãi.

Cho vay DNN&V chi phí cao, lợi nhuận thấp, các món vay bị chia nhỏ gây khó khăn trong việc thu hồi vốn. Nếu xảy ra rủi ro phải xử lý tài sản đảm bảo cũng rất tốn kém và mất nhiều thời gian.

Các ngân hàng thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy để đánh giá DN. Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam hầu như chưa có thông tin về DNN&V. Hiện nay việc đăng ký thành lập pháp nhân khá đơn giản nhưng không biết DN ra đời có thực sự hoạt động hay không. Hiện chưa tổ chức nào ở Việt Nam xây dựng hệ thống phân loại và xếp hạng DNN&V để

Đóng góp vào nền kinh tế:

6 tháng đầu năm 2008, mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn do lạm phát nhưng số DN được thành lập mới vẫn lên đến trên 34.300, nâng tổng số DN cả nước lên khoảng 350.000 (DNN&V chiếm 96,5%), với số vốn đăng ký 1.389.000 tỷ đồng (tương đương 84,1 tỷ USD), đóng góp hàng năm khoảng 40% GDP cả nước, thu hút khoảng 50% tổng số lao động trong tất cả DN và chiếm 17,46% tổng nộp ngân sách Nhà nước.

Đặc biệt trong 10 tháng đầu năm 2008 hoạt động xuất khẩu của các DN trong 6 tháng đầu năm 2008 bị ảnh hưởng rất lớn từ sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Điều đáng lo ngại là phần lớn các ảnh hưởng đó là gây tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu của DN. Có đến 49,18% trong số các DN xuất khẩu cho biết rằng hoạt động xuất khẩu của họ bị ảnh hưởng xấu bởi môi trường kinh doanh đầu năm nay. Có 57,5% DNN&V bị ảnh hưởng xấu khi xuất khẩu, trong khi tỷ lệ này ở các DN lớn là 40,4%. Khó khăn lớn nhất mà DNN&V xuất khẩu thường xuyên phải đối mặt đấy là sự gia tăng giá thành các chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh. Lạm phát cao đã kéo theo sự tăng giá của các chi phí đầu vào của DN, trong khi giá bán đầu ra cho xuất khẩu lại không thể tăng theo giá đầu vào để đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm trong bối cảnh suy giảm của nền kinh tế thế giới. Ngoài ra các DN xuất khẩu còn phải đối mặt với rủi ro về tỷ giá trong giao dịch. Không kể đến việc sức mua giảm tại các thị trường nhập khẩu do sự suy giảm của nền kinh tế thế giới .

Năm 2008, kim ngạch của làng nghề ước đạt khoảng 850 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu từ làng nghề đạt khoảng 1 tỷ USD. Hàng thủ công mỹ nghệ được coi là 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Suy thoái kinh tế làm cho các làng nghề gặp không ít khó khăn, thị trường tiêu thụ

bị thu hẹp, sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ, có nhiều hợp đồng phải hủy bỏ. Hiện ở nông thôn đang có một số lượng lớn lao động thất nghiệp, mất việc làm do một số doanh nghiệp làng nghề bị phá sản. Hiệp hội làng nghề Việt Nam dự đoán năm 2009, có khoảng 5 triệu lao động sẽ bị thất nghiệp, đây là con số đáng báo động và Nhà nước cần có những biện pháp kịp thời để con số này không biến thành hiện thực. Những khó khăn lớn nhất của các làng nghề hiện nay đó là thiếu vốn để duy trì sản xuất, thị trường bị thu hẹp và chưa phát triển do mẫu mã chưa được cải tiến, công nghệ lạc hậu, thủ công, diện tích sản xuất nhỏ hẹp, thiếu nhân lực có trình độ cao. Song, không phải suy thoái kinh tế chỉ mang lại những tác động xấu đến các DNN&V, nó còn cho chúng ta một cách nhìn nhận lại về những thế mạnh cũng như những yếu kém của các DNN&V Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp ổn định và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2009 đến 2010 (Trang 47)

w