Giải pháp trước mắt

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp ổn định và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2009 đến 2010 (Trang 63)

Do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu đã làm cho hiệu quả kinh doanh của các DNN&V bị giảm sút, sức cạnh tranh giảm. Vốn đã gặp khó khăn trong việc tìm và huy động vốn, nay trước tình hình đó, DNN&V càng bị cản trở tiếp cận các nguồn vốn, nhất là vốn vay từ các ngân hàng. Hơn nữa, trong bối cảnh lạm phát thì vẫn có tới 90,2% số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, trong khi đó có 10,5% thỏa mãn được 100% nhu cầu vay.

Vì thế, giải pháp trước mắt để giải quyết tình hình trên đó là thành lập Qũy hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn quỹ này một phần do Nhà nước hỗ trợ, phần khác do DN, do cộng đồng đóng góp để khi DNN&V khó khăn thì hỗ trợ. Ngoài ra còn cần phải tiếp tục duy trì và phát triển Qũy bảo lãnh tín dụng cho DNN&V để các doanh nghiệp có điều kiện

thuận lợi vay vốn ngân hàng. Từ năm 2001 đến nay, cả nước mới có 11/63 địa phương lập quỹ bảo lãnh tín dụng, trong đó chỉ có 3 quỹ của Trà Vinh, Yên Bái và Đồng Tháp là đi vào hoạt động, các nơi khác quỹ này hầu như chưa thành lập hoặc có nhưng chưa đưa vào hoạt động, do vậy các DNN&V thiếu đi một kênh huy động vốn quan trọng để vay vốn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các ngân hàng cần xây dựng hệ thống xếp hạng doanh nghiệp để rút ngắn thời gian thẩm định, không nên phân biệt doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ mà chỉ xem xét doanh nghiệp đủ hay không đủ điều kiện vay. Ngoài ra, việc điều chỉnh linh hoạt chính sách tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay là rất cần thiết, ngân hàng cần co những chính sách áp dụng lãi suất ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống. Tùy vào những diễn biến trên thị trường, các ngân hàng có thể hạ dần lãi suất cho vay phù hợp với cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của NHNN để tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp tiếp cận vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng thanh toán của nền kinh tế.

Đối với doanh nghiệp, bên cạnh những nỗ lực của Nhà nước và các nguồn vay vốn tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn, thì chính các DNN&V cũng phải có những thay đổi, điều chỉnh tình hình của mình để có thể đáp ứng được những điều kiện mà ngân hàng đưa ra. Với tình hình kinh tế hiện nay, giai đoạn 2009-2010, việc lập kế hoạch quản lý và sử dụng nguồn vốn hợp lý, hiệu quả là rất cần thiết. DNN&V cũng cần tăng cường các biện pháp thị trường để đẩy mạnh doanh thu bán hàng trực tiếp, tăng tỷ lệ chiết khấu, thay đổi các nhà phân phối để quay vòng nhanh vốn lưu động.

Mặc dù vốn ngân hàng là một nguồn vốn quan trọng, thường xuyên song các doanh nghiệp cũng không nên quá ‘’dựa dẫm’’ vào nguồn vốn này,

doanh nghiệp cần tự tìm cho mình các biện pháp thích hợp để tăng vốn tự có và tăng năng lực tự chủ tài chính của mình.

Thứ hai, về trợ giúp chế độ cho lao động bị thất nghiệp. Thất nghiệp, cắt giảm lao động ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa do họ không có khả năng chi trả tiền lương cho công nhân, hoặc doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản, người lao động bị mất việc làm, không có thu nhập, họ trở thành một phần gánh nặng của xã hội. Trước tình hình hiện nay, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là một giải pháp cần thiết để họ có thể tồn tại và có cơ hội tìm việc làm khác. Ngoài ra, Nhà nước, địa phương cũng cần hỗ trợ cho người thất nghiệp bằng cách hỗ trợ tìm việc làm mới ở những doanh nghiệp đồng dạng có nhu cầu tuyển dụng lao động, hoặc phối hợp với các doanh nghiệp ở quê của họ giới thiệu lao động đến tìm việc.

Thứ ba, cần tăng cường cao biện pháp kích cầu tiêu dùng của Chính phủ. Để chặn đà suy giảm của nền kinh tế cần sử dụng biện pháp kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng. Tiêu dùng không chỉ làm giảm lượng sản phẩm tồn kho lớn, mà còn tạo điều kiện cho lượng vốn ở đầu vào đưa vào sản xuất, bởi sản phẩm không tiêu thụ được thì doanh nghiệp không dám vay vốn để sản xuất, mặc dù lãi suất vay vốn được điều chỉnh giảm. Giảm thuế là biện pháp trọng tâm để kích cầu đầu tư, cũng như kích cầu tiêu dùng thông qua giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá tương xứng đảm bảo tăng tiêu dùng thực tế của người dân. Giảm giá các hàng hóa dịch vụ, đưa chúng về giá trị thật, phù hợp với thu nhập và sức mua của đại bộ phận người dân. Đây chính là biện pháp kích cầu hiệu quả và vững chắc. Chính phủ đã giảm 50% thuế VAT đối với 19 nhóm mặt hàng và hoãn thuế thu nhập cá nhân, sẽ làm cho giảm giá bán, tăng cầu cho sản phẩm, tăng chi tiêu của người tiêu dùng nhờ việc hoãn thuế, giảm và hoàn 90% thuế VAT cho doanh nghiệp, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời giãn thuế trong thời gian 9 tháng đã được thực

hiện, chính sách này đã giúp doanh nghiệp giảm bớt được gánh nặng vốn cho mình.

Đối với chi đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước và chi tín dụng ưu đãi của Nhà nước, cần lựa chọn các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, tạo ra nhiều việc làm. Đầu tư nhà nước cần hướng vào phát triển con người, đầu tư mạnh vào giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua đó người lao động có việc làm, có thu nhập thì mới phát triển được thị trường trong nước bền vững.

Thứ tư, cần ổn định giá cả thị trường. Gía cả tăng cao làm cho việc tiêu dùng hàng hóa của người dân giảm sút, việc ngăn chặn cơn ‘’ bão giá’’ là hết sức cần thiết. Trong giai đoạn tới, việc thực hiện chính sách tiền tệ mềm dẻo, linh hoạt là rất cần thiết. Việc giảm thuế sẽ giúp cho việc kích cầu đầu tư cũng như kích cầu tiêu dùng thông qua giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá tương xứng đảm bảo việc tiêu dùng của đại bộ phận người dân.

Nhà nước cần phải huy động tốt nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài, Chính phủ có thể giảm chi tiêu, phát hành trái phiếu để huy động nguồn vốn trong dân.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp ổn định và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2009 đến 2010 (Trang 63)