DNN&V trước thời kỳ suy thoái kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp ổn định và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2009 đến 2010 (Trang 33)

Số lượng doanh nghiệp DNN&V đăng ký mới:

Qua bảng tổng kết số lượng doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh qua các năm có thể thấy rằng khu vực doanh nghiệp này ngày càng phát triển, mở rộng hơn về số lượng. Số doanh nghiệp nhà nước có chiều hướng giảm, tính đến năm 2008 chỉ có 4 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới. Trong khi đó có 51.015 doanh nghiệp dân doanh đăng ký kinh doanh mới, chiếm 78,1% trong tổng số doanh nghiệp mới đăng ký.

Tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000- 2006 là 22% về số lượng, sang đến năm 2007 số vốn bình quân đã tăng lên gấp 3 lần so với giai đoạn

2000- 2006. Theo tính toán, trung bình khoảng 300 người dân thì có 1 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Bảng 1.2: Tổng số doanh nghiệp dân doanh giai đoạn 2000-2008.

Năm Tổng số DNNN Cty TNHH 1 Thành viên DNDD 2000 14.457 16 0 14.441 2001 19.800 27 0 19.773 2002 21.535 12 59 21.464 2003 27.771 20 98 27.653 2004 37.230 6 125 37.099 2005 39.959 8 292 39.659 2006 46.663 7 902 45.754 2007 58.908 1 8404 50.504 2008 65.318 4 14.299 51.015 Tổng số 331.641 101 24.179 307.362

Nguồn: Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp (Cục Phát triển DNN&V -Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 2009

Nếu xét theo quy mô về vốn, ta có thể thấy số lượng DNN&V phân theo các nhóm vốn qua kết quả bảng dưới đây:

Bảng1.3: Số lượng DNN&V sản xuất phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2000- 2007. 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dưới 0,5 tỷ VND 3.133 3.425 3.281 3.395 3.758 4.083 2.890 8.500 0,5- 1 tỷ VND 1.552 1.828 2.347 2.646 3.174 3.774 4.383 6.040 1- 5 tỷ VND 2.525 3.276 4.342 5.222 6.797 8.189 10.491 13.450 5- 10 tỷ VND 826 984 1.316 1.505 1.886 2.259 2.434 3.010

Nguồn: Tổng cục thống kê- Thực trạng phát triển của doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 200-2007.

Bảng1.4: Tỷ lệ Doanh nghiệp sản xuất phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2000- 2007 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dưới 0,5 tỷ VND 30,1 27,7 22,2 20,1 18,3 17,0 10,8 41,8 0,5- 1 tỷ VND 14,9 14,8 15,9 15,6 15,5 15,7 16,3 16,7 1- 5 tỷ VND 24,3 26,5 29,3 30,9 33,1 34,1 39,1 15,1 5- 10 tỷ VND 7,9 8,0 8,9 8,9 9,2 9,4 9,1 8,18 Tổng số DNN&V 77,3 77,0 76,3 75,5 76,1 76,2 75,2 81,78

Nguồn: Tổng cục thống kê- Thực trạng phát triển của doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2000- 2007.

Nhìn chung, số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng tăng, song tỷ lệ chênh lệch giữa các nhóm vốn khá cao, cao nhất vẫn là nhóm vốn dưới 0,5 tỷ VND chiếm 41,8% năm 2007, trong khi năm 2006 là 10,8%, tăng gấp 3 lần. Điều này chứng tỏ

ngày càng nhiều người dân tham gia vào nền kinh tế. Sự tham gia này đóng vai trò rất to lớn trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, tuy nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế nhưng những doanh nghiệp này đã góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho nguồn lao động thất nghiệp, dôi dư trong xã hội. Tuy vậy, với số vốn đầu tư nhỏ, lẻ như hiện nay thì các doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất của mình, do không có nhiều vốn để đầu tư trang thiết bị cũng như marketing sản phẩm của mình ra thị trường trong nước và thế giới dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ thấp, không phát triển mạnh, năng lực cạnh tranh yếu.

Nếu xét theo quy mô lao động, tỷ lệ doanh nghiệp năm 2007 được chia theo các nhóm:

- Số doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm 56,96%;

- Số doanh nghiệp có từ 10 đế dưới 50 lao động chiếm 29,97%; - Số doanh nghiệp có từ 50 đến dưới 200 lao động chiếm 8,89%; - Số doanh nghiệp có từ 200 đến 300 lao động chiếm 2,48%.

Bảng 1.5: Tỷ lệ DNN&V phân theo quy mô nguồn lao động giai đoạn 2000- 2007 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dưới 10 lao động 50,3 50 48 46,6 48,4 51,2 56,9 56,96 10-dưới 50 lao động 28,5 30,5 32,9 35,0 35,4 34,5 30,0 29,97 50-dưới 200 lao động 13,3 12,2 12,0 11,8 10,7 9,7 8,9 8,89 200-300 lao động 2,7 2,3 2,2 2,0 1,7 1,4 1,3 2,48 Tổng số DNN&V 94,3 94,9 95,1 95,4 96,1 96,8 97,2 98,3

Nguồn: Tổng cục thống kê- Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001- 2007

Hình 1.1 : Tỷ trọng DNN&V phân theo nguồn lao động giai đoạn 2000- 2007

Như vậy, qua số liệu cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam là khá cao, con số này tăng lên qua các năm và đã lên tới 98,3% năm 2007,

Một xu hướng mới trong quá trình phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở nước ta là trong khối DNN&V là sự hình thành các tập đoàn, công ty lớn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, quy mô ngày càng lớn. Ban đầu, họ chỉ là những công ty nhỏ với quy mô và nguồn vốn khiêm tốn mang đúng nghĩa của 1 doanh nghiệp nhỏ và vừa, với những chiến lược hoạt động đúng, kinh nghiệm và khả năng tích lũy trong nhiều năm, họ ngày càng mở rộng quy mô hơn, phải kể đến một số công ty, tập đoàn lớn như Tập đoàn Hòa Phát, Công ty gạch Đồng Tâm, Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên; Tập đoàn Đông nam dược Bảo Long…

Xét tổng thể thì sự gia tăng số lượng doanh nghiệp, mở rộng về quy mô chứng tỏ rằng môi trường kinh doanh với các cơ chế, chính sách được ban hành và sự cụ thể hóa các trợ gíup doanh nghiệp DNN&V đang tỏ ra rất có hiệu quả.

Nếu phân theo ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta cũng có thể nhận rõ vị trí áp đảo của khu vực DNN&V.

Bảng 1.6: Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo ngành (đơn vị: %) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nông nghiệp và lâm nghiệp 2,2 1,7 1,5 1,3 1,1 0,9 0,8 1.8 Thủy sản 5,8 5,0 3,8 2,0 1,5 1,2 1,0 1,0 Công nghiệp chế biến 24,6 23,9 23,5 23,5 22,4 21,3 20,5 21,0 Thương mại 41,5 40,1 39,4 39,4 39,3 39,5 40,0 42 Dịch vụ 4,5 4,7 4,5 4,6 4,3 4,2 3,9 3,8 Khác 6,7 7,5 8,2 8,8 10,8 12,2 13,4 14,5

Nguồn: Tổng cục thống kê- Thực trạng phát triển của doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2000- 2007

Giai đoạn 2000- 2007, số lượng DNN&V phân theo ngành không có mấy thay đổi. Tỷ trọng các DNN&V trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản giảm so với ngành thương mại. Nếu như các năm trước, phần lớn DNN&V tập trung vào khu vực dịch vụ do lĩnh vực này dễ dàng tham gia kinh doanh, vốn ít, trình độ chuyên môn không đòi hỏi cao, thủ tục hoạt động dễ dang (không cần nhiều đất đai, nhà xưởng…) ít rủi ro, quay vòng vốn nhanh, thì thời gian gần đây có thể thấy tỷ trọng của mục ‘’Khác’’ đã tăng từ 6,7% đến 14,5% năm 2007. Điều đó chứng tỏ các DNN&V đang chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh đa dạng hơn, có cả khu vực có tốc độ tăng trưởng cao như dịch vụ tài chính, phần mềm và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác.

Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hoạt động trong nhiều lĩnh vực, theo báo cáo tổng kết năm 2002, DNN&V với cơ cấu tỷ lệ của loại hình : 35,4% thuộc ngành công nghiệp chế biến; gần 10% lĩnh vực xây dựng; 4,4% ngành khách sạn và nhà hàng; 3,3% ngành vận tải, kho bãi và thông tin

liên lạc; 2,1% ngành kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn; 1,2% ngành khai thác mỏ... và 7 ngành khác chỉ có dưới 1%. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có vai trò khá quan trọng trong một số ngành sản xuất, cụ thể như : Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước chiếm 61,5%; hoạt động văn hoá và thể thao: 67,4%; tài chính, tín dụng: 72,3%; Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc: 78%; hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng: 83,1%; hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn: 83,5%; công nghiệp khai thác mỏ: 83,6%; khách sạn, nhà hàng: 84,4%; xây dựng: 85,7%; công nghiệp chế biến: 86%; giáo dục và đào tạo: 87,5%; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội: 85,7%; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng: 93%; hoạt động khoa học và công nghệ: 94,1%.

Trong ngành công nghiệp chế biến, số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau có sự biến động khá mạnh, tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung chủ yếu vào 7 phân ngành thuộc ngành công nghiệp chế biến và mỗi phân ngành chiếm tỷ lệ dao động trong khoảng từ 73-93%. Giá trị sản lượng của 7 phân ngành này chiếm 81% tổng giá trị sản lượng của toàn ngành... Như vậy, khu vực DNN&V tham gia vào hầu hết các nghành nghề và lĩnh vực. Ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào thì khu vực này cũng đều phát huy được những khả năng và thế mạnh của mình để đem về những lợi nhuận, doanh thu cao nhất.

Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn tham gia hoạt động sản xuất ở các ngành nghề thủ công như mộc, gốm, sứ, mây tre đan…đây đều là những nghề truyền thống ở một số tỉnh thành nước ta. Hiện nay, ở nước ta đã hình thành những Hiệp hội ngành nghề với mục đích liên kết các doanh nghiệp có chung hoạt động ngành nghề. Các hiệp hội có vai trò trong việc tạo điều kiện

và các hoạt động khác, cùng với đó còn góp phần giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc ta.

Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO được một thời gian, Việt Nam đã gặp phải một số khó khăn liên quan đến bản quyền và vụ chống bán phá giá. Chứng tỏ hoạt động của các hiệp hội còn chưa chuyên nghiệp và chưa hiệu quả, sự liên kết giữa các hiệp hội còn yếu. Vì vậy, về lâu dài các hiệp hội cần có những bước phát triển chuyên nghiệp, để thực hiện được điều này thì các cơ quan chức năng cũng cần xây dựng luật về tổ chức và hoạt động của các hiệp hội nhằm thay thế các văn bản đã lỗi thời và không còn phù hợp.

Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khu vực DNN&V đa dạng và phát triển, mở rộng ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước song lại phân bố không đều chủ yếu tập trung chủ yếu ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhất. Ta có thể thấy qua bảng tổng kết số doanh nghiệp đăng ký mới năm 2007:

Bảng 1.7: Bảng tổng kết số doanh nghiệp đăng ký mới năm 2007

STT Địa phương Số lượng doanh nghiệp

(doanh nghiệp) Số vốn (triệu đồng) 1 Thành phố Hồ Chí Minh 82.591 267.033.251 2 Hà Nội 53.399 222.068.899 3 Hải Phòng 9.852 47.392.428 4 Đà Nẵng 6.652 16.015.373 5 Bình Dương 5.564 21.756.697 6 Đồng Nai 5.290 25.002.736 7 Khánh Hòa 3.962 11.010.388 8 Cần Thơ 3.720 8.905.958 9 Quảng Ninh 3.708 25.152.616

Nguồn: Trung tâm thông tin doanh nghiệp, Cục Phát triển DNN&V

Số lượng doanh nghiệp ở các vùng khác nhau, số vốn đăng ký khác nhau, điều này thể hiện sự khác nhau về ngành nghề kinh doanh chủ yếu ở mỗi địa phương.

Về vốn:

Số lượng vốn huy động được qua đăng ký thành lập mới và mở rộng quy mô kinh doanh tăng mạnh mẽ và được phân bố rộng khắp trên toàn quốc. Tổng số vốn đăng ký mới giai đoạn 2000- 2004 cao gấp 7,9 lần so với giai đoạn 1991- 1999. Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp khu vực DNN&V trong tổng đầu tư toàn xã hội tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001; 25% năm 2002; trên 28,92% năm 2007.

vốn thấp nhất là khoảng 5 triệu đồng và cao nhất là 200 tỷ đồng (tương đương 13 triệu USD).

Tuy nhiên, một thực trạng mà chúng ta cần xem xét đó là đa phần các DNN&V có quy mô sản xuất nhỏ và luôn trong tình trạng thiếu vốn, cần vốn để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc, thiết bị mới. Hầu hết vốn của DN là vốn tự có, hoặc vay từ gia đình, bạn bè nên nguồn vốn này rất hạn hẹp không đủ để mở rộng sản xuất.

Năm 2007, có khoảng 50% DN có vốn dưới 1 tỷ đồng, gần 75% DN có vốn dưới 2 ỷ đồng, tới 90% DN có vốn dưới 5 tỷ đồng. Việc tiếp cận vốn của DNN&V gặp nhiều khó khăn, do vốn ưu đãi phát triển DNN&V từ các nguồn tài trợ nước ngoài còn hạn chế, năng lực của DNN&V chưa đáp ứng được các điều kiện để có thể huy động từ thị trường chứng khoán. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa có thêm rất nhiều thuận lợi về mọi mặt sản xuất, tìm thị trường mới, thị trường vốn mở rộng và khả quan hơn. Song thực chất chỉ có 32,28% các DNN&V có khả năng tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng, còn lại các DNN&V rất khó hoặc không thể tiếp cận được.

Đóng góp của khu vực DNN&V :

DNN&V hiện đóng góp khoảng 26% tổng sản phẩm xã hội (GDP); 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp; doanh thu chiếm 22,07%, lợi nhuận chiếm 11,78% và nộp ngân sách chiếm 17,46%; 29% tổng kim ngạch xuất khẩu. Có thể nói DNN&V đang ngày càng chứng tỏ là một bộ phận quan trọng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân. DNN&V còn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp lớn.

DNN&V góp phần khôi phục và giữ gìn, phát triển các làng nghề truyền thống. Các làng nghề thủ công truyền thống tạo ra sản phẩm hàng hóa đa dạng do vậy có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới lớn. Người dân nhiều làng nghề với tay nghề cao, sản phẩm độc đáo đã biết nắm bắt cơ hội để làm giàu ngay trên thôn làng của mình. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, bán ra hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể hai ngành gỗ, da giày xuất khẩu mỗi năm hàng tỷ USD đều có đóng góp rất lớn của các làng nghề. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 35 tỷ USD thì trong đó chỉ có 714 triệu USD là xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của các làng nghề như gốm sứ, mây tre đan. Chỉ riêng tỉnh Nam Ðịnh với gần 90 làng nghề truyền thống, mỗi năm đã đem về cho tỉnh 13 - 15 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, chưa kể phần lớn tiêu thụ trong nước. Giá trị sản xuất từ khu vực các làng nghề thuộc khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) khoảng 3.000 tỷ đồng mỗi năm.

Mỹ và EU là 2 thị trường lớn có nhu cầu lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 2005 vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 77 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó 36,8% là hàng gốm sứ, tăng 27,6% so với năm 2005 và gấp 7 lần so với năm 2002. Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN vào Hoa Kỳ lên 3% (đạt kim ngạch 0,4 tỷ USD). Trong khi đó trong những năm qua đã nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD và Việt Nam cũng đã chiếm được 5,4% kim ngạch nhập khẩu trong số đó. Bộ Công Thương nhận định, trong tương lai, EU sẽ là thị trường hứa hẹn của hàng TCMN Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng

Thực tế cho thấy, địa phương nào có làng nghề thì mức sống của người

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp ổn định và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2009 đến 2010 (Trang 33)

w