3. Thách thức 1 Trong nước
3.2 Ngoài nước
Khi nước ta đã là thành viên WTO sự tác động của thị trường thế giới vào thị trường lao động Việt Nam mạnh mẽ hơn. Điều này làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, kể cả thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế. Vì thế, cơ hội thu hút các nguồn đầu tư, tạo việc làm tăng, nhưng tính chất rủi ro trong lao động (thất nghiệp, mất việc làm…) cũng sẽ gia tăng do bị tác động bởi sự biến động của thị trường khu vực và quốc tế khó lường trước được. Trong khi đó, hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm việc làm trong nước chưa được hoàn thiện so với yêu cầu. Trong lĩnh vực lao động - xã hội chúng ta không có các chính sách trợ cấp đèn đỏ. Đó là những trợ cấp bị cấm trong WTO. Hay những trợ cấp đèn vàng là những trợ cấp mà phía đối tác có thể đưa ra những biện pháp đối kháng. Những trợ cấp hiện nay nằm trong những chính sách và chương trình về xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho những đối tượng và những vùng khó khăn. Về bản chất, đó đều là những trợ cấp mang tính chất xã hội, không mang tính chất kinh tế nên được coi là trợ cấp thuộc nhóm đèn xanh là những trợ cấp được phép áp dụng trong WTO nên không phải điều chỉnh.
Ngoài ra, hội nhập cũng làm cho cơ hội việc làm có khả năng giảm ở một số ngành được Nhà nước bảo hộ cũng như ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Việc sử dụng lao động cũng đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế đã đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
4. Giải pháp
Một trong các điều kiện để phát triển thị trường lao động là tạo được sự gắn kết cung – cầu (người lao động và người sử dụng lao động). Để đạt được sự gắn kết này thành phố Hồ Chí Minh cần thiết tổ chức hệ thống phục vụ hữu hiệu như:
giáo dục, dạy nghề, dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động, dịch vụ giới thiệu việc làm và cung ứng lao động…
4.1. Giải pháp đối với nhà nước và các bộ ngành liên quan4.1.1.Tạo việc làm bền vững cho người lao động: 4.1.1.Tạo việc làm bền vững cho người lao động:
Theo Bộ LĐ-TB&XH, để khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động, ngoài trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH, Chính phủ cần có chỉ đạo trong việc xây dựng, thực hiện quy định, chính sách để các DN, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn trước khi đầu tư dự án lớn ở địa phương nào phải báo cáo cụ thể về phương án, kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực, cũng như có trách nhiệm trong việc đào tạo chuẩn bị nguồn nhân lực.
Ngoài ra, bên cạnh mở rộng, thu hút đầu tư trong ngoài nước, Nhà nước cần có chính sách để giảm dần quy mô DN siêu nhỏ nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, hiện đại, tăng dần mức đầu tư trang thiết bị, kiến thức cho người lao động ở DN, tạo việc làm bền vững cho người lao động.
4.1.2. Chú trọng đến hệ thống thông tin, dự báo về thị trường lao động:
Để giải bài toán bất cập về cung - cầu lao động nói trên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề xuất với Chính phủ nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến hệ thống thông tin, dự báo về thị trường lao động.
Thứ nhất, cần rà soát, quy hoạch hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới giới thiệu việc làm xuống tận thôn bản, có thể áp dụng theo 4 cấp hành chính từ trung ương đến phường, xã. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật để các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn khi đầu tư các dự án lớn phải báo cáo, dự kiến nhu cầu nhân lực và có kế hoạch chuẩn bị.
Cùng với việc mở rộng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước cũng cần có chính sách giảm dần quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 5 tỷ đồng vốn và dưới 10 lao động) để nâng cao tính chuyên nghiệp, tăng dần mức đầu tư trang thiết bị và kiến thức cho người lao động.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ trong dự báo nhu cầu để biết ngành nghề nào cần nhân lực trong tương lai. Nếu biết được nhu cầu ắt sẽ có giải pháp để giải quyết nguồn cung bằng cách bắt tay chặt chẽ hơn giữa DN và nhà trường để đào tạo nhân lực.
Mặt khác, để giải quyết vấn đề “người lao động thích bán bánh cam ngoài đường hơn vào nhà máy làm công nhân”, cần tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức của người lao động về vấn đề an sinh xã hội; để họ hiểu rõ, khi vào làm việc trong khu vực kinh tế chính thức, người lao động sẽ được tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp... Những chính sách đó sẽ bảo đảm cuộc sống hiện tại cũng như về sau này cho người lao động.
Để điều tiết thị trường lao động, cải thiện sự mất cân đối cung cầu, một vấn đề nữa cần quan tâm, theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, chính là phải chú trọng đến cải cách tiền lương, tiền công theo định hướng thị trường, gắn với năng suất lao động, không đối xử, phân biệt giữa cácloại hình doanh nghiệp.
4.2. Giải pháp đối với các hệ thống đào tạo nghề và doanh nghiệp, :4.2.1. Đào tạo nghề cho người lao động: 4.2.1. Đào tạo nghề cho người lao động:
Thời gian qua, trên thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh diễn ra nghịch lý, trong khi nhiều doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực thì tỉ lệ lao động thất nghiệp vẫn cao.
Do đó để giải quyết nghịch lý giữa cung và cầu lao động đòi hỏi chúng ta chú trọng vấn đề đào tạo, đặc biệt là cân đối giữa đào tạo lao động thành thạo nghề với lao động có trình độ lý thuyết cao.
Một DN dệt may cho biết, nhiều người lao động nghĩ rằng không cần học hành vẫn làm được thợ may là sai lầm. Nếu không có chuyên môn thì chỉ có thể làm ở những DN mới thành lập, lương thấp. Còn muốn vào làm việc ở các DN lớn, uy tín lâu dài, lương cao, có đầy đủ chế độ lao động... thì phải lành nghề. Ngoài ra, một khảo sát mới đây cho thấy mức lương của nhà tuyển dụng hiện nay trả thấp hơn từ 30 – 40% so với yêu cầu người lao động. Thực tế trên 50% số người lao động có trình độ đại học, có một năm kinh nghiệm trở lên, có chuyên môn, tay nghề đều yêu cầu mức lương là 5 triệu đồng/tháng, nhưng phần lớn các doanh nghiệp chỉ trả bình quân 3 triệu đồng/tháng.
Đối với lao động phổ thông, sơ cấp nghề, mức lương mong muốn tìm việc làm từ 2 - 3 triệu đồng/tháng, trong khi mức lương rao tuyển mà doanh nghiệp đưa ra chỉ từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng. Điều này càng làm cho tình trạng thiếu hụt nhân lực và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng do cung và cầu lao động không thoả mãn được điều kiện của nhau.
Do đó mới xuất hiện hiện tượng DN kêu thiếu lao động cũng phần vì họ trả lương cho người lao động quá thấp nên không thể nào tuyển đủ lao động. Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP, nhìn nhận: “Thị trường lao động ở TP. HCM đã hình thành từ lâu nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng: DN áp đặt “giá mua”, người lao động thụ động chấp nhận “giá bán”. Trong một thời gian rất dài như thế, giới hạn sức chịu đựng của người lao động bị phá vỡ. Họ phản ứng bằng cách rời bỏ nhà máy”.