Phương hướng

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích tình hình Cung cầu lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 42)

Cải thiện kết nối cung - cầu nhằm tăng khả năng có việc làm bền vững và giảm thất nghiệp, thiếu việc làm… là mục tiêu được nhấn mạnh trong chiến lược việc làm thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020. Định hướng chính của chiến lược việc làm này là tạo việc làm với thu nhập đảm bảo cuộc sống (ít nhất mức thu nhập của người lao động phải trên chuẩn nghèo). Tức là tạo việc làm có chất lượng, bền vững.

Những chiến lược trước đây đã được thực hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách lớn như: huy động nguồn vốn đầu tư phát triển, đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm; cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm; phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm; xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động; điều tra thị trường lao động ...

Tuy nhiên, với những chính sách nêu trên, chiến lược vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, thu nhập của người lao động chưa đảm bảo cuộc sống, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao ở thành phố Hồ Chí Minh; dịch chuyển cơ cấu lao động chậm, năng suất lao động thấp…

Do vậy, chúng ta cần phải thiết lập và đưa ra các chính sách mạnh hơn về khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực; gắn kết giữa các chính sách kinh tế xã hội trong giải quyết việc làm; từng bước hình thành và xây dựng chính sách phát triển thị trường lao động một cách rõ ràng và bền vững… tạo nên mối quan hệ và sự liên kết vững chắc giữa cung và cầu lao động hiệu quả hơn.

2. Mục tiêu về cung – cầu lao động tại thành phố Hồ Chi Minh

Phát triển thị trường lao động đồng bộ với các loại thị trường, tạo môi trường cho sự vận động năng động và trật tự của cơ chế thị trường là một nhiệm vụ có tính chất chiến lược quan trọng để thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Phát triển thị trường lao động với nội dung cơ bản là giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu lao động, giá cả sức lao động.

Mục tiêu của việc phát triển thị trường lao động là đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn, điều chỉnh tiền lương và giải quyết những bất hợp lý trong chính sách tiền lương, tổ chức quỹ hỗ trợ thất nghiệp ở thành thị và các quỹ tín dụng hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm, tự tạo việc làm.

Các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng các chỉ số khảo sát thống kê thông tin và dự báo về thị trường lao động (thông tin thị trường lao động) để hỗ trợ phát triển các chính sách mới và sửa đổi các chính sách hiện hành như xây dựng các chương trình khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các cuộc cải cách trong dạy nghề để đáp ứng các nhu cầu thay đổi của thị trường lao động và phát triển các chương trình thị trường lao động tích cực nhằm trợ giúp các nhóm đối tượng đặc biệt.

Các nhà thực thi chính sách có thể sử dụng thông tin thị trường lao động để xác định các thay đổi về điều kiện hoạt động của thị trường lao động địa phương và đánh giá các thái độ đáp ứng đối với các chương trình mới. Đồng thời, trong quá trình thực thi, có thể xác định khả năng mở rộng hoạt động của một số ngành cụ thể dẫn đến tạo công ăn việc làm mới và cuối cùng có thể sử dụng thông tin thị trường lao động để đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mới.

Các vấn để chính sách Thông tin thị trường lao động Các đáp ứng chính sách

1.Tác động của sự thay đổi công nghệ đối với cơ cấu nghề nghiệp và kỹ năng

Ÿ Các thay đổi về yêu cầu nghề nghiệp và kỹ năng

Ÿ Những kỹ năng nào có thể

Ÿ Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng nhanh hơn với sự thay đổi của nhu cầu.

2.Tác động các công cụ chính sách đối với các chương trình đào tạo và tạo việc làm

phát triển hoặc dần mất đi.

Ÿ Ngành nghề nào chịu tác động mạnh nhất

Ÿ Khả năng tìm được việc làm ổn định khi tham gia các chương trình

Ÿ Điều tra đối với các học viên đã tốt nghiệp khóa đào tạo để đánh giá mức độ thích hợp của chương trình giáo dục, đào tạo.

Ÿ Các chương trình cụ thể về hỗ trợ ngành.

Ÿ Cải thiện phương pháp tư vấn nghề nghiệp

Ÿ Sửa đổi và cải thiện các chương trình

Ÿ Định hướng tốt hơn các chương trình nhằm trợ giúp những nhóm đối tượng cụ thể

Ÿ Xây dựng các khóa học sát thực tế hơn với yêu cầu của thị trường lao động

Để theo dõi việc phát triển thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần có hệ thống tổ chức thông tin thị trường lao động và dự báo nguồn nhân lực dưới sự quản lý và điều hành của các cấp, các ngành chức năng Nhà nước. Đặc biệt đối với thành phố Hồ Chí Minh có thị trường lao động đa dạng và năng động, trong các năm qua Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố luôn quan tâm đến chương trình phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người lao động, tổ chức quản lý lao động xã hội, điều kiện môi trường lao động và tổ chức các hoạt động thông tin thị trường lao động, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có tổ chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cung cấp thông tin, phân tích và dự báo về xu hướng phát triển chuyên môn của các

ngành nghề để từ đó hoạch định được chiến lược đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, người sử dụng lao động.

2.1 Mục tiêu trước mắt

Uỷ ban nhân dân TP.HCM vừa đưa ra 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong năm 2011, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn sẽ đạt 12% (tương đương đạt 23,8 tỷ USD) và chỉ số giá tiêu dùng được khống chế ở mức 8%.

Để thực hiện mục tiêu này, Thành phố sẽ đẩy mạnh chín nhóm ngành dịch vụ là: ngân hàng - tài chính - bảo hiểm - tín dụng, kho bãi, dịch vụ cảng biển, bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin truyền thông, kinh doanh tài sản - bất động sản, dịch vụ công trình.

Riêng đối với lĩnh vực công nghiệp, TP.HCM tiếp tục tập trung phát triển bốn ngành mũi nhọn là: cơ khí, điện tử - tin học, hóa chất và chế biến lương thực - thực phẩm. Dự kiến, mức chi ngân sách địa phương là 32.632 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư phát triển là 12.154 tỷ đồng (chiếm 37,2%).

2.2 Mục tiêu lâu dài

 Đưa ra chiến lược việc làm với mục tiêu là “việc làm đầy đủ và hiệu quả”, sử dụng những công cụ kinh tế vĩ mô, tập trung vào phía cầu lao động là chủ yếu.  Thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực sử dụng những công cụ giáo dục – đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, tập trung vào chất lượng và cơ cấu cung lao động là chủ yếu.

 Phát triển thị trường lao động một cách đồng bộ, đồng thời kết hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu tập trung cải thiện kết nối cung - cầu lao động, nhằm tăng khả năng có việc làm bền vững và giảm thất nghiệp, thiếu việc làm cho người lao động.

 Cần phải xác định rõ: nếu thành phố tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động thì chú trọng vào đẳng cấp lao động có chuyển môn – kỹ thuật cao để được quốc tế thừa nhận. Ngược lại, nếu xác định là nhập khẩu lao động thì phải có những quy định, mục đích tiếp nhận rõ ràng, cụ thể: tiếp nhận những đối tượng lao động nào, những lao động mình cần chứ không phải lao động mà các nước thừa.

 Cân đối hài hoà an ninh – linh hoạt và hỗ trợ các nhóm yếu thế hoà nhập thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phân tích tình hình Cung cầu lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w