Theo khảo sát trong 6 tháng đầu năm thì trong khi thị trường lao động đang cần nhiều nhất là lực lượng lao động rành nghề, lao động thực hành thì nguồn cung lại thiếu lực lượng này, nhưng lại quá dư thừa lực lượng lao động có trình độ lý thuyết cao.
Cụ thể: Thị trường cần 9.116 lao động sơ cấp nghề, nhưng nguồn cung chỉ đáp ứng 852 người; Cần 1.979 lao động là công nhân kỹ thuật lành nghề, nhưng cung chỉ có 1281; Cần số lao động tốt nghiệp trung cấp nghề đến 15.885, nhưng cung chỉ đáp ứng 9.062 người. Ngược lại, thị trường chỉ cần khoảng 10.632 lao động tốt nghiệp đại học thì nguồn cung lại có đến 16.243 người.
Trong khi đa số DN cần tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nguồn lao động phổ thông thì một lượng lớn lao động chưa đáp ứng được nhu cầu. “Cái mà DN cần là lao động thạo nghề chứ không phải trình độ lý thuyết cao”. Thời điểm này hầu như DN nào cũng cần tuyển thêm lao động do đã bước vào mùa cao điểm của sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết các ứng viên giỏi lý thuyết mà yếu thực hành, làm cho các DN rất khó tuyển. DN rất khó tìm được lao động phù hợp, phải tuyển qua nhiều vòng. Ví dụ tại Trường Hoa Văn TP HCM: Đầu tiên là xem hồ sơ, thấy hồ sơ đủ điều kiện mới liên hệ, kiểm tra kiến thức bằng phỏng vấn, cuối cùng là làm thử việc khoảng 2 tháng. Bà Linh cho biết, cái yếu nhất của người xin việc là kém tự tin, thể hiện qua cách dễ dàng bằng lòng với các điều kiện mà chủ DN yêu cầu dù chưa thoả đáng. Nhiều người tìm việc còn chưa định hướng rõ nghề nghiệp, đồng thời xin việc ở nhiều nơi và có tâm lý “làm thử”.
Một DN dệt may cho biết, nhiều người lao động cứ nghĩ không cần học hành gì vẫn cứ làm thợ may được, đây là suy nghĩ sai lầm. Nếu không có chuyên môn gì thì vẫn có thể làm thợ may được, nhưng chỉ làm ở những DN mới thành lập, lương rất thấp. Còn muốn vào làm việc ở các DN lớn, uy tín lâu dài, lương khá cao, có đầy đủ chế độ lao động… thì phải lành nghề.
Một nghịch lý khác là mức lương yêu cầu của người lao động thường cao hơn khoảng 30- 40% khả năng mức lương rao tuyển của DN. Cụ thể, trên 50% người tìm việc làm bậc đại học có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên yêu cầu mức lương trên 5 triệu đồng/tháng, thì hầu hết các DN lại chỉ trả mức lương trung bình khoảng 3 triệu đồng/tháng. Còn lao động phổ thông, sơ cấp nghề thì mong muốn mức lương
trên 2 triệu/tháng - 3 triệu/tháng trở lên, trong khi mức lương rao tuyển bình quân chung của trình độ này là dưới 2 triệu/tháng.
Theo TTDBNCNL và TTTTLĐ TP HCM, thị trường lao động thành phố trong quý II đã ổn định hơn so với quý 1 /2010. Chỉ số cầu nhân lực quý 2/2010 giảm 28,05% so với quý 1, đa số các DN tạm ổn định về nhân sự. Vào quý 2 nhiều DN đã thay đổi chính sách nhân lực, tiền lương. Trong quý 2, những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động cao nhất là ngành nghề Dệt - May - Giày da (12,52%), Marketing - Nhân viên Kinh doanh (12,01%), Nhựa - Bao bì (10,54%), Dịch vụ và phục vụ (7,17%), Cơ khí - Luyện kim (6,56%), Điện tử - viễn thông(6,02%), Giao thông-Vận tải-Thủy lợi (6,15%), Bán hàng (5,43%), Công nghệ thông tin (2,37%). Ngành Kế toán - Kiểm toán - Tài Chính - Ngân hàng.